Bệnh Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Dấu Hiệu & Cách Cải Thiện Hiệu Quả
Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao? Thời kỳ mang thai, phụ nữ rất dễ có nguy cơ bị đau dạ dày. Các triệu chứng của bệnh khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu vô cùng nhưng lại không dám tùy ý điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh nhanh nhất và có cách chữa trị hiệu quả, an toàn.

Nguyên nhân bà bầu dễ bị đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang mang thai gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, triệu chứng đau dạ dày thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu ốm nghén, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…gây nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu chỉ là nghén thông thường mẹ bầu sẽ không có những biểu hiện ợ chua, trào ngược, đau thượng vị.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu là do nôn nhiều gây mất nước, suy nhược, mệt mỏi, đồng thời tử cung phải lớn lên để phù hợp với kích thước của thai nhi khiến vị trí dạ dày bị thay đổi, thức ăn xuống dạ dày khó tiêu hóa, lâu đần bị ứ đọng lại gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, hormone progesterone được tiết ra khi mang thai cũng là nguyên nhân làm tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Càng về cuối thai kỳ thai nhi càng phát triển mạnh gây chèn ép dạ dày, làm ứ đọng thức ăn, làm dạ dày tổn thương khiến mẹ bầu bị đau dạ dày.
- Trong giai đoạn mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, đồng thời lượng axit tiết ra không kiểm soát làm bào mòn lớp niêm mạc, gây hại cho dạ dày.
- Một nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn HP
- Chế độ dinh dưỡng nhiều đường, protein,…khiến dạ dày hoạt động liên tục để tiêu hóa thức ăn.
- Nhiều mẹ bầu có sở thích thèm ăn chua, ăn vặt trong thời gian mang bầu. Tuy nhiên, những thực phẩm này gây tăng tiết axit trong dạ dày khiến niêm mạc bị bào mòn.
Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai biểu hiện ra sao?
Tình trạng đau dạ dày khi mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu.
1. Ợ hơi, ợ chua
Đây là triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở những người bị đau viêm dạ dày. Nguyên nhân là do lượng lớn thức ăn bị tích trữ lâu dài trong dạ dày, sau đó bị trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng ợ chua.
2. Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn là triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phân biệt hiện tượng nôn do đau dạ dày là trong chất nôn sẽ có nước hoặc thức ăn.
Trường hợp nôn quá nhiều mà không có biện pháp can thiệp có thể gây chóng mặt, tụt huyết áp,…

3. Chảy máu tiêu hóa
Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện của bệnh chảy máu đường tiêu hóa. Đây là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu mẹ bầu xuất hiện triệu chứng này, người nhà cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
4. Chướng bụng
Hệ tiêu hóa bị tổn thương khiến quá trình tiêu hóa kém đi. Thức ăn lâu ngày không được tiêu hóa hết sẽ bị tồn đọng trong dạ dày gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chán ăn.
5. Đau vùng thượng vị
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu đau bụng vùng trên rốn, các cơn đau âm ỉ, quằn quại,…rất có thể mẹ đã mắc chứng đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ và còn gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vì vậy, nếu thấy mình có những biểu hiện ở trên, mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ
Có nên dùng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai?
Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày. Bởi hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ ít nhiều ảnh hưởng tới cả mẹ và sức khỏe thai nhi, nguy hiểm hơn có thể gây ra các dị tật, quái thai.

Chính vì thế khi gặp dấu hiệu đau dạ dày, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc tây y nào.Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có bầu mà bị đau dạ dày phải làm sao?
Bên cạnh việc áp dụng theo các phương pháp điều trị của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé.
1. Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý
Theo nghiên cứu, chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Duy trì một thói quen ăn uống khoa học giúp hạn chế tối đa các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh đau dạ dày.
Vì vậy, ngoài việc thường xuyên bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt chậm, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn
- Sau mỗi bữa ăn mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
- Mẹ bầu không nên để bụng quá đói, cũng không nên ăn quá no đặc biệt là vào bữa tối.
- Sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa giúp giảm áp lực lên dạ dày.
- Không ăn đồ ăn cay, nóng, đồ chua, sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây.
- Không ăn thực phẩm còn sống, thịt nguội, thức ăn đã bị ôi thiu,…
2. Chế độ sinh hoạt khoa học
Nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần thoải mái cũng là một trong những yếu tố giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau dạ dày khi mang thai. Để thực hiện được điều này, mẹ bầu cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không bỏ bữa. Tránh ăn đêm, ăn trước khi ngủ.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng, áp lực, stress quá mức.
- Dành thời gian tập luyện yoga, hít thở, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu, đi bộ,…
- Tránh làm việc nặng, làm việc gắng sức.

3. Một số mẹo dân gian giúp bà bầu giảm đau ngay tại nhà
Sử dụng các mẹo dân gian để giảm đau dạ dày là một phương áp an toàn, hiệu quả mẹ bầu có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà:
- Sử dụng lô hội: Dùng 1 nhánh lô hội, gọt sạch vỏ. Sau đó lấy phần thịt cho vào nồi nước sôi rồi uống. Mỗi ngày dùng 10 nhánh, uống thay nước.
- Sử dụng nghệ: Hòa tan 2 thìa tinh bột nghệ với 100ml nước ấm, thêm 1 lít mật ong. Uống ngày 2 lần trước khi ăn 30 phút.
- Dầu dừa: Uống 1 thìa dầu dừa trước khi ăn 30 phút
- Trà gừng: Thái nhỏ 1/2 củ gừng rồi hãm với 200ml nước sôi. Uống khi còn ấm.
- Đậu bắp: Làm sạch từ 50 – 100g đậu bắp với muối. Dùng trực tiếp hoặc chấm với nước muối.
4. Phương pháp điều trị đau dạ dày an toàn cho bà bầu bằng thuốc Đông – Tây y
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây đau dạ dày là do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất kết làm mất khả năng sơ tiết, gây ra triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,… Đồng thời, thói quen ăn uống bất thường, ăn nhiều đồ cay, chua,… làm tỳ vị tổn thương, mất khả năng kiện vận gây khí trệ, huyết ứ sinh ra các cơn đau.
Để chữa đau dạ dày cho bà bầu, các bài thuốc Đông y sẽ tập chung đi sâu kiện tỳ vị, sơ can, giải uất, thanh nhiệt giải độc,…hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau thượng vị, giảm viêm loét và xuất huyết dạ dày.
Mặt khác, thuốc Tây sẽ tập trung cải thiện triệu chứng, khó giải quyết căn nguyên.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai đau dạ dày chỉ nên dùng thuốc Đông – Tây y khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu, giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày khi mang thai hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần đi thăm khám sức khỏe thường xuyên để được bác sĩ theo dõi, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
ArrayCÓ THỂ BẠN CẦN:
Ngày Cập nhật 03/06/2024