Cảnh Báo 5 Triệu Chứng Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em – Không Nên Chủ Quan

Nhiều người cho rằng, đau dạ dày là căn bệnh của người lớn. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày và số lượng ngày một tăng. Vậy triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em như thế nào và đâu là cách điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ câu hỏi này.

Số lượng trẻ em bị đau dạ dày đang ngày một tăng lên
Ngày nay, số lượng trẻ bị đau dạ dày đang ngày một tăng cao

Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em cũng khá giống nguyên nhân đau dạ dày của người trưởng thành:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Theo số liệu thống kê, đa số trẻ em bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây nên. Đây là một trong số ít các loại vi khuẩn có thể sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.
  • Chế độ ăn uống thất thường: Đa số cha mẹ thường có thói quen ép con ăn thật nhiều vì nghĩ rằng ăn nhiều là tốt, lớn nhanh. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn quá no, món ăn không hợp,…khiến trẻ bị nôn ói, dạ dày khó chịu, lâu dần gây ra bệnh đau dạ dày.
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Học hành quá tải, lo lắng quá mức khiến trẻ dễ bị stress dẫn tới đau dạ dày
  • Ngoài ra, đau dạ dày ở trẻ còn có thể do các nguyên nhân khác như di truyền, sử dụng thuốc không đúng chỉ định,….

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua

Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh  đau dạ dày kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm, trẻ có nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan trước những triệu chứng sau đây:

1. Biếng ăn, chán ăn, suy nhược

Biếng ăn, chán ăn, suy nhược cơ thể là một trong những biểu hiện đau dạ dày ở trẻ
Trẻ bị đau dạ dày thường biếng ăn, chán ăn

Khi bị đau dạ dày, trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn, chán ăn, chậm lớn và nôn ói thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại không nhận ra triệu chứng này mà cho rằng con biếng ăn và giả vờ nôn ói, rồi tìm nhiều biện pháp để thúc ép con ăn nhiều hơn.

Hành động này, vô tình khiến cho bệnh dạ dày của trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. 

2. Hay đau bụng

Đây là triệu chứng đau dạ dày thường gặp nhất ở trẻ. Khác với người lớn, các cơn đau thường xuất hiện ở trên hoặc quanh rốn khiến cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với đau bụng giun để rồi chủ quan không đưa con đi khám.

Theo một thống kê, trong 60% trẻ nhập viện do đau dạ dày thì có hơn một nửa là đau bụng kéo dài hơn 3 tháng mà không được điều trị dẫn đến viêm loét, thủng dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi thấy con xuất hiệu dấu hiệu đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần trước và sau khi ăn.

3. Đầy hơi, chướng bụng, ợ chua

Triệu chứng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ, tuy nhiên với những trẻ nhỏ rất khó để cha mẹ có thể phát hiện ra. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí chảy máu hay thủng dạ dày.

4. Nôn ói, nôn ra máu

Đây cũng là một dấu hiệu đau dạ dày điển hình ở trẻ em và phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ bị nôn ói thường xuyên, tái đi tái lại sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể khiến trẻ chậm lớn, ít tăng cân.

Trẻ nôn ói thường xuyên gây suy nhược và chậm tăng cân
Trẻ bị nôn ói thường xuyên làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, ít tăng cân.

Đến giai đoạn bệnh nặng, dạ dày có thể bị xuất huyết khiến trẻ nôn ra máu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời tính mạng của trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm.

5. Đi ngoài phân đen hoặc ra máu

Theo số liệu thống kê, có tới hơn 50% số trẻ nhập viện do xuất huyết dạ dày gặp phải tình trạng đi ngoài phân đen hoặc phân có máu tươi. Tuy vậy, cha mẹ thường chủ quan và không có thói quen quan sát phân của trẻ nên dấu hiệu này thường khó nhận biết sớm.

Phác đồ điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Để điều trị đau dạ dày ở trẻ đúng cách và hiệu quả, cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập phù hợp cho bé. 

Dưới đây là phác đồ điều trị đau dạ dày ở trẻ được gợi ý từ chuyên gia, cha mẹ nên lưu lại:

1. Chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ cải hiện đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với trẻ bị đau dạ dày. Dưới đây là những loại thực phẩm mà trẻ bị đau dạ dày nên ăn để có thể đảm bảo vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển lại vừa có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm axit dịch vị.

  • Thức ăn giảm tiết axit dịch vị: Mật ong, đường, bánh quy, trứng, sữa,…
  • Thức ăn giảm chèn ép lên dạ dày: Những thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả tươi,..giúp bé tiêu hóa tốt, chống táo bón, giảm sức ép lên dạ dày. Ngoài ra, những thực phẩm này còn cung cấp lượng lớn vitamin A,B,C có tác dụng thúc đẩy vết loét mau lành.
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc: Gạo nếp, bột sắn, bánh mì,…là những loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc hiệu quả nhờ tính bọc niêm mạc và thấm dịch vị.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất đạm như thịt nạc, cá, tôm,…
  • Cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hóa
  • Không cho trẻ ăn quá sớm. Nếu trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, nếu trẻ chưa lớn mà mẹ đã cho ăn cơm thì trẻ sẽ nuốt chửng gây hại dạ dày.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị đau dạ dày ở trẻ hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với trẻ bị đau dạ dày

Bên cạnh việc quan tâm tới những thực phẩm tốt cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh những loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như:

  • Thực phẩm, đồ uống có độ chua, độ axit cao: Dưa muối, chanh, giấm, tương ớt, nước chanh, nước mơ…Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều, đặc biệt khi đói.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, có chất kích thích: Rượu, bia, cà phê,.. sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, hư hại lớp niêm mạc, khiến bệnh càng trầm trọng thêm.
  • Nước uống có gas sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tuyệt đối không cho trẻ uống
  • Hạn chế cho trẻ dùng đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa, dễ bị đọng lại trong dạ dày.
  • Không ăn thực phẩm chế biến sẵn, thịt tái, thịt nguội, xúc xích, giăm bông,…
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm cứng, dai, dễ gây cọ xát với niêm mạc dạ dày như rau già, măng, sụn gà,…

2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ chữa đau dạ dày

Một chế độ sinh hoạt hợp lý giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày ở trẻ hiệu quả:

  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không tạo áp lực cho trẻ, không la mắng, luôn tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ và thoải mái nhất.
  • Khuyến khích trẻ rèn luyện thể chất, tập luyện thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn.
  • Hạn chế cho con xem tivi, chơi điện tử hoặc ngồi trên máy tính nhiều giờ.

3. Một số mẹo dân gian chữa đau dạ dày ở trẻ em (tham khảo)

Sử dụng mẹo dân gian giúp giảm đau nhanh chóng tại nhà
Sử dụng mẹo dân gian là một cách đơn giản giúp giảm đau cấp tốc cho trẻ tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để giúp trẻ giảm đau ngay tại nhà:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn.
  • Massage bụng nhẹ nhàng: Bạn có thể sử dụng dầu ấm hoặc dầu oliu để xoa bóp nhẹ nhàng giúp trẻ giảm cơn đau.
  • Chườm ấm: Đặt một túi sưởi ấm lên bụng trẻ với nhiệt độ vừa phải giúp trẻ giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Sử dụng nước gừng kết hợp mật ong: Pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi với 1/2 muỗng mật ong nguyên chất, cho trẻ uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm đau hiệu quả. Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Đặt một hoặc hai bàn tay lên bụng sau đó xoa theo chiều kim đồng hồ. Xoa nhẹ nhàng cho đến khi có cảm giác bụng ấm lên, các cơn đau sẽ giảm đi. 
  • Sử dụng nước muối ấm pha loãng: Bạn cho một ít muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều cho muối tan ra. Uống từng ngụm nhỏ, từ từ, không nên uống quá nhanh và quá nhiều.
  • Uống trà hoa cúc giúp làm giảm cơn đau bao tử hiệu quả: Sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô cho vào ấm tráng qua với nước sôi. Sau đó, cho thêm một ít nước và hãm từ khoảng 15 phút. Gạn lấy nước thêm chút mật ong rồi uống.
  • Ngoài ra, khi trẻ bị đau dạ dày, mẹ cũng có thể pha cho trẻ một cốc sữa ấm. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều vì sữa kích thích tiết axit dạ dày làm bệnh trầm trọng hơn.

Tuy nhiên đây các là phương pháp truyền miệng, không mang tính khoa học nên hiệu quả chưa được minh chứng. Việc áp dụng một cách mù quáng, sai cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên tìm cho con phương pháp xử lý bệnh toàn diện hơn, để nhanh chóng cải thiện bệnh lý.

4. Điều trị đau dạ dày ở trẻ em bằng Đông y

Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày cho trẻ là không thường được sử dụng. Bởi lẽ, khi bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày của trẻ thường rất yếu ớt. Do đó, thuốc Tây có thể khiến bé gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Dùng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc, khiến cho việc điều trị sau này trở nên càng khó khăn hơn.

Các mẹo dân gian thường được các mẹ áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ làm giảm các triệu chứng tạm thời và không có tác dụng điều trị tận gốc.

Cách phòng tránh đau dạ dày ở trẻ em

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến và có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để phòng bệnh sớm, cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Ăn nhiều nhiều rau quả, những thực phẩm có lợi cho dạ dày, đủ dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Cha mẹ nên lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ khi con gặp căng thẳng trong cuộc sống và học tập. Không nên quát mắng hay tạo áp lực cho trẻ.
  • Không nên mớm cơm cho trẻ tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp
  • Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em và phác đồ điều trị hiệu quả nhất được chuyên gia khuyên dùng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những cơn đau nghiêm trọng hoặc có biểu hiện lạ, cha mẹ nên lập tức đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị kịp thời.

Array

Ngày Cập nhật 03/06/2024