Đau dây thần kinh tọa sau sinh và các biện pháp điều trị
Đau dây thần kinh tọa sau sinh là một bệnh lý xuất hiện phổ biến. Khi xuất hiện, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể, đặc biệt là vùng hông và mông thường xuyên xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa sau sinh
Đau dây thần kinh tọa sau sinh là một bệnh lý xuất hiện phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình mang thai, trọng lượng của cơ thể tăng cao trong một thời gian dài khiến xương khớp, dây thần kinh tọa và một số vị trí khác bị tổn thương. Trong trường hợp này, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài đến cả sau khi sinh con.
Ngoài ra, bệnh đau thần kinh tọa ở phụ nữ sau khi sinh còn có khả năng xuất hiện là do một trong những nguyên nhân sau:
Cấu trúc xương thay đổi
Trong suốt khoảng thời gian mang thai, hệ thống xương khớp, đặc biệt là vùng xương chậu cần phải giãn ra để có thể tạo một khoảng không gian cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi người mẹ sinh con, khung xương sẽ di chuyển để có thể trở lại trạng thái ban đầu trong một thời gian ngắn.
Việc khung xương di chuyển không chỉ khiến cho xương chậu mà các khớp xương khác cũng phải di chuyển. Khi đó các xương rất dễ va vào nhau. Sự va chạm này có thể tác động gây chèn ép lên dây thần kinh tọa nói riêng và hệ thống dây thần kinh nói chung.
Thừa cân sau sinh
Sau khi sinh, phụ nữ thường rơi vào tình trạng thừa cân. Tình trạng này không chỉ khiến ngoại hình, tâm lý của người phụ nữ bị ảnh hưởng mà còn tác động đến hệ cơ xương khớp. Khi trọng lượng dư thừa sẽ khiến cho các xương, các khớp và hệ thống dây thần kinh bị chèn ép và chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khi di chuyển hoặc vận động. Từ đó dây thần kinh tọa bị tổn thương, bị chèn ép và tạo nên những cơn đau nhức dữ dội hoặc đau nhức âm ỉ tùy theo từng mức độ nghiêm trọng.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dây thần kinh tọa hình thành và phát triển sau khi sinh. Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh và sản xuất sữa non. Nếu người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, hệ cơ xương khớp, đĩa đệm, dây thần kinh, tủy sống cũng bị ảnh hưởng và bị suy yếu. Dây thần kinh tọa cũng vì thế mà bị chèn ép.
Thói quen xấu
Chế độ chăm sóc con nhỏ khiến phụ nữ sau sinh bắt đầu hình thành những thói quen sinh hoạt xấu, bất thường. Cụ thể như: Thường xuyên ngồi hoặc vận động sai tư thế, ngủ không đủ giấc, thức khuya… Đây đều là những yếu tố có khả năng khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, hệ cơ xương khớp và các dây thần kinh gặp bất lợi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh tọa sau sinh
Khi bị đau dây thần kinh tọa sau sinh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu sau:
- Cột sống lưng có cảm giác tê cứng. Khi di chuyển, vận động hoặc khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày sẽ có cảm giác khó chịu, đau đớn.
- Cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng thắt lưng lan tỏa sang vùng hông, vùng mông, sau đó xuống cẳng chân và các ngón chân.
- Cơn đau có thể xuất hiện một cách dữ dội hoặc xuất hiện một cách âm ỉ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ hoạt động của từng đối tượng.
- Vì cơn đau xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng nên người bệnh thường khó cúi người hoặc vận động.
- Cơn đau có thể xuất hiện ở giữa cột sống. Đôi khi cơn đau sẽ lệch sang hai bên.
- Khi hắt hơi, ho, cười hoặc nghiên người, cơn đau có thể xuất hiện.
Đau dây thần kinh tọa sau sinh có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý nguy hiểm thường xuất hiện sau khi sinh. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nêu trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám chẩn đoán bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.
Trong trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng đau dây thần kinh tọa ở phụ nữ sau sinh sẽ phát triển mạnh mẽ và chuyển sang một giai đoạn nặng hơn. Đồng thời gây ra nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Không kiểm soát được hành vi, rối loạn đại tiểu tiện… Từ đó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, cảm thấy tự ti. Lâu ngày người bệnh có thể bị trầm cảm.
Ngoài ra nếu không được điều trị sớm, bệnh đau dây thần kinh tọa ở phụ nữ sau sinh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó quá trình điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Bệnh nhân có khả năng sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức trong suốt khoảng thời gian sau này.
Hơn thế, nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính, những hậu quả nặng nề khác có thể xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, di chuyển cũng như đời sống của người bệnh. Bao gồm: Vẹo cột sống, mở bàng quang, teo cơ đùi, teo cơ mông, teo cơ cẳng chân, bí tiểu, liệt người hoặc tàn phế.

Các biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa sau sinh
Bệnh đau dây thần kinh tọa khiến cho phụ nữ sau sinh thường xuyên mệt mỏi, suy nhược. Từ đó khiến sức khỏe suy giảm và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khác. Chính vì thế, khi mắc bệnh, người bệnh cần có biện pháp can thiệp sớm. Tránh bệnh phát triển, chuyển biến từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính.
Để khắc phục bệnh đau dây thần kinh tọa ở phụ nữ sau sinh, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây:
Điều trị nội khoa
Để khắc phục tình trạng dây thần kinh tọa bị đau sau khi sinh người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị nội khoa theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp và thần kinh. Khi điều trị bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Bên cạnh đó kết hợp với việc vận động, luyện tập hợp lý.
Tuy nhiên sau khi sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc Tây y khác có thể sẽ gây bất lợi cho người mẹ và làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Bởi khi sử dụng thuốc, khả năng tiết sữa và chất lượng sữa mẹ có thể bị suy giảm. Thậm chí người mẹ có thể bị mất sữa. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó trước khi dùng thuốc, bạn cần phải có sự chỉ định và sự hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Xây dựng lối sống khoa học
Tinh thần thoải mái, lạc quan, lối sống khoa học sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ căng thẳng, stress, tổn thương thần kinh. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau nhức và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh đau dây thần kinh tọa sau sinh gây ra. Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái còn giúp phụ nữ sau sinh ngăn ngừa nguy cơ hình thành và phát triển bệnh trầm cảm.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Sau khi sinh, người mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, tránh làm những công việc nặng nhọc. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện những cơn đau nhức do bệnh đau dây thần kinh tọa sau sinh gây ra. Đồng thời hạn chế tình trạng mệt mỏi, suy nhược và căng thẳng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tháng đầu tiên sau khi sinh, phụ nữ thường giữ thói quen nằm nghỉ liên tục trên giường, không vận động hoặc ít vận động. Ngoài ra sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ còn có thói quen nằm than để làm ấm cơ thể và giúp teo bớt phần bụng.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu, lượng khí CO được tạo ra từ than rất độc hại. Hơn thế khi tiếp xúc với nhiệt độ cao lâu ngày, đốt sống thắt lưng của bạn sẽ bị giãn ra. Điều này khiến cho hệ cơ xương khớp bị tác động và dễ bị tổn thương. Hơn thế, những cơn đau dây thần kinh tọa cũng từ đó mà được kích hoạt.
Để làm giảm tần suất xuất hiện những cơn đau và giảm mức độ đau nhức, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa sau sinh cần lưu ý tránh thực hiện những thói quen xấu. Cụ thể như:
- Tránh thức khuya dậy sớm, tránh nằm một chỗ trong thời gian dài
- Thường xuyên đi lại, vận động nhưng chỉ ở mức độ cho phép. Tránh vận động gắng sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hệ thống dây thần kinh và hệ cơ xương khớp bị ảnh hưởng
- Không ngồi, nằm sai tư thế
- Không mang vác vật nặng, không mang vác vật cồng kềnh.

Rèn luyện thân thể
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa sau sinh, người bệnh nên quan tâm đến chế độ luyện tập. Đồng thời thời áp dụng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại như đi bộ. Việc thường xuyên luyện tập không chỉ giúp bạn rèn luyện thân thể mà còn giúp bạn cải thiện cơn đau nhức. Người bệnh tuyệt đối không áp dụng những bài tập đòi hỏi nhiều sức lực, có cường độ mạnh.
Trong các bài tập cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa thì yoga và đi bộ nhẹ nhàng là hai bài tập phù hợp với phụ nữ sau khi sinh. Việc luyện tập sẽ giúp bạn giảm đau, ngăn ngừa cơn đau thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện dai dẳng. Đồng thời giúp kích thích quá trình lưu thông máu và điều hòa thân thể.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên đi bộ, tập yoga hoặc luyện tập một số bài tập nhẹ nhàng khác còn giúp phụ nữ sau sinh thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp, khoa học
Ngoài việc xây dựng lối sống khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ… một chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp và khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa sau sinh.
Việc tẩm bổ, ăn uống quá mức sau khi sinh sẽ khiến nhiều phụ nữ bị béo phì, thừa cân. Từ đó tác động và làm tăng áp lực không nhỏ lên dây thần kinh tọa, hệ cơ xương khớp, đĩa đệm và tủy sống. Đồng thời khiến những vị trí này bị tổn thương và gây đau đớn.
Để hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau nhức do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra, phụ nữ sau sinh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, không bị thừa cân mà còn giúp bạn đảm bảo có đủ lượng sữa chất lượng, cần thiết cho con.
Để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học, phụ nữ sau sinh nên bổ sung cho mình vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất cần thiết khác có trong các loại trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung thịt, cá, trứng, sữa ít béo và một số loại thực phẩm có lợi khác trong mỗi bữa ăn.
Phụ nữ sau sinh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có nhiều đường, có hàm lượng chất béo và muối quá cao. Bạn cần tuyệt đối tránh sử dụng các loại rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá và một số chất kích thích khác.

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là một bệnh lý xuất hiện tương đối phổ biến. Bệnh có khả năng gây ra những rủi ro và các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động, tâm lý và đời sống của người bệnh. Chính vì thế, khi cơn đau vừa khởi phát, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra chẩn đoán bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
ArrayNgày Cập nhật 07/06/2024