Dấu Hiệu Đau Bao Tử Thường Gặp Và Cách “Xóa Sổ” Cơn Đau Tốt Nhất

Đau bao tử là bệnh lý thường gặp, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, làm sao để nhận biết dấu hiệu đau bao tử? biện pháp nào giúp giải quyết toàn diện vấn đề này? Dưới đây là giải đáp chi tiết. 

Đau bao tử có thể nhận biết thông qua nhiều triệu chứng khác nhau
Đau bao tử có thể nhận biết thông qua nhiều triệu chứng khác nhau

Những dấu hiệu đau bao tử thường gặp

Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng dạ dày bị tổn thương do các nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn Hp, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn uống không khoa học, làm dụng thuốc giảm đau, cơ thể căng thẳng stress kéo dài,…  

Từ góc độ chuyên môn, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh tại BV YHCT Trung Ương) cho biết:

“Hầu hết các trường hợp đau bao tử thường xuất hiện triệu chứng khá điển hình và rõ rệt ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dạ dày nằm trong ổ bụng gần các cơ quan nội tạng khác, vì vậy rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác như: Đau ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận, sỏi mật,… 

Hơn nữa, bệnh sẽ tiến triển một cách âm thầm. Các triệu chứng không rõ ràng và rất khó phát hiện. Người bệnh lại có tâm lý chủ quan, chỉ khi chuyển nặng thì mới đi khám. Lúc ấy, bệnh đã ở giai đoạn khó xử lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Vậy nên, người bệnh cần chú ý tới các triệu chứng bất thường của hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày để sớm nhận ra vấn đề bất thường”. 

Chân dung và chức vụ đảm nhận của Ths.Bs Tuyết Lan trong lĩnh vực YHCT
Tham vấn chuyên môn từ Ths.Bs Tuyết Lan – Chuyên gia tiêu hóa đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm

Sau đây là một số dấu hiệu đau bao tử điển hình bác sĩ gợi ý cho bạn cảnh giác:

Đau vùng thượng vị

Triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất khi bị đau bao tử là đau ở vùng bụng thượng vị. Sau đó có thể lan dần từ vùng bụng lên ngực hoặc đau lan ra cả sau lưng. 

Các cơn đau thường dữ dội hoặc chỉ đau âm ỉ tùy theo mức độ bệnh. Đau thượng vị thường xuất hiện trong khoảng từ 1-2 tuần ở trong giai đoạn đầu của bệnh và có thể tái đi tái lại nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa. Kèm theo tình trạng đau bụng là cảm giác tức vùng bụng, nóng rát, ợ hơi rất khó chịu.

Nếu để tình trạng này không được xử lý sớm dẫn đến đau triền miên, tái đi tái lại nhiều lần.

Ăn uống kém  

Khi bị đau bao tử người bệnh thường có dấu hiệu kém ăn, ăn không ngon miệng. Nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu này là bởi dạ dày bị tổn thương, các hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến thức ăn được tiêu hóa chậm.

Dấu hiệu đau bao tử thường gặp là chán ăn, ăn không ngon
Dấu hiệu đau bao tử thường gặp là chán ăn, ăn không ngon

Sau khi ăn, người bệnh thường có biểu hiện chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, cảm giác nặng nề, ấm ách. Nhiều trường hợp gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn là buồn nôn và nôn ra hết thức ăn.

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu đau bao tử giai đoạn đầu dễ nhận biết nhất. Ợ chua, ợ hơi không chỉ gây ra sự khó chịu cho người bệnh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do hoạt động dạ dày bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa. Khi đó, thức ăn bị ứ đọng lại trong bao tử và lên men. Khi các cơn đau dạ dày khởi phát có thể dẫn đến trào ngược và khiến người bệnh cảm thấy vị đắng hoặc bị chua trong miệng.

Cảm giác buồn nôn, nôn

Hoạt động tiêu hóa ở dạ dày bị kém đi làm ứ trệ thức ăn cũng sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn. 

Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái nôn, buồn nôn
Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái nôn, buồn nôn

Hệ lụy của việc nôn nhiều dẫn đến tình trạng mất nước và mất điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn người bệnh có thể gặp phải tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch, sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, bị phù nề,… 

Thay đổi thói quen đại tiện

Ngoài các triệu chứng trên, khi bị đau bao tử người bệnh còn thấy thay đổi các thói quen đại tiện như: Phân rắn hoặc nát từng đợt hay xen kẽ, máu lẫn trong phân,… 

Nhận biết đúng và sớm các triệu chứng đau bao tử là cách hỗ trợ tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Chữa bệnh càng sớm và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.  

Triệu chứng đau bao tử nặng có nguy hiểm không?

Đau bao tử nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các dấu hiệu đau bao tử khi này thường nặng hơn, xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt. Hơn nữa, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.

Có thể kể đến một số biến chứng thường gặp như:

Hẹp môn vị

Đau bao tử không được điều trị đúng cách khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới phù nề niêm mạc, tạo sẹo co kéo gây chít hẹp khiến thức ăn khó đi qua môn vị, hành tá tràng. 

Hẹp môn vị cũng là một trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày
Hẹp môn vị cũng là một trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày

Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, nôn mửa dữ dội, dịch nôn có mùi hôi. Nếu không phát hiện và điều trị thì triệu chứng đau thượng vị gia tăng với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội.

Đồng thời, tình trạng nôn mửa cũng nhiều hơn khiến người bệnh mất nước, mất cân bằng điện giải, dễ mệt mỏi và khó chịu. Lâu ngày bệnh nhân còn gặp phải tình trạng sụt cân nhiều, da xanh tái, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những biến chứng mà hầu hết người có dấu hiệu đau bao tử nặng gặp phải. Khi tình trạng viêm loét kéo dài, vết loét sẽ càng sâu, axit có trong dạ dày càng bào mòn vết loét nhiều hơn, gây tổn thương các tế bào, mạch máu gây chảy máu vào ống tiêu hóa. Từ đó dẫn tới triệu chứng nôn ra máu, đau bụng dữ dội vùng thượng vị và cơn đau có thể lan ra khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi,… 

Đau bao tử kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa
Đau bao tử kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa

Trường hợp gặp biến chứng loét dạ dày  tá tràng, máu có thể chảy âm ỉ hoặc ồ ạt. Khi đó người bệnh đại tiện ra phân đen (có mùi hôi hoặc tanh nồng) hay phân màu đỏ tươi. Một số bệnh nhân gặp tình trạng trạng xuất huyết tiêu hóa nặng gây mất máu nhiều và có thể đe dọa tính mạng.

Thủng dạ dày

Khi các vết viêm loét rộng và ngày càng ăn sâu vào thành dạ dày sẽ khiến dạ dày bị thủng. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, bởi dịch vị và thức ăn sẽ tràn vào ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm độc toàn thân. 

Khi dạ dày bị thủng sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, sốt cao, môi khô và lưỡi bẩn. Nếu người bệnh thấy những biểu hiện trên cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ung thư dạ dày

Đau dạ dày mãn tính trong thời gian dài có thể tiến triển thành ung thư. Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất bởi dấu hiệu nhận biết rất mờ nhạt, đa số người bệnh phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn muộn. 

Vậy nên, các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo người bệnh đã có dấu hiệu đau bao tử phải điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát. bên cạnh đó cần thực hiện nội soi dạ dày định kỳ để tầm soát các bệnh lý đường tiêu hóa để đảm bảo dạ dày luôn khỏe.

Một số cách giảm đau bao tử hiệu quả nhất

Đau bao tử giai đoạn đầu thường diễn ra âm ỉ, cơn đau xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn khoảng 2 – 3 giờ và thường đau nhiều vào buổi đêm. Tốt nhất,  người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách xử lý phù hợp nhất.

Dưới đây là một số cách xử lý khi bị đau bao tử vẫn được người bệnh thường xuyên áp dụng. 

Giảm đau bao tử bằng mẹo dân gian

Khi cơn đau mới khởi phát hoặc bệnh ở giai đoạn nhẹ, cần bổ trợ cho phương pháp dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây để giảm triệu chứng đau bao tử hiệu quả:

  • Xoa bóp bụng: Giúp xoa dịu và làm giảm các cơn đau, cơn co thắt ở vùng dạ dày, làm tăng tuần hoàn máu và giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá. Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng từ 5 – 10 phút để giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
  • Dùng gừng: Gừng có tính ấm, tác dụng kháng viêm và có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, sử dụng gừng còn giảm thiểu các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn khi bị đau dạ dày cấp. Khi xuất hiện cơn đau âm ỉ người bệnh có thể ngậm một vài lát gừng tươi hoặc uống nước gừng để giảm triệu chứng bệnh.
  • Chườm ấm: Nhờ hơi ấm, các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn, giảm sự co bóp và còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Khi đau, người bệnh nên chườm ấm trong 10 – 15 phút với nhiệt độ dao động từ 50 – 60 độ để có hiệu quả tốt nhất.
  • Nghệ và mật ong: Đây là những nguyên liệu có tác dụng chống viêm tự nhiên,có thể giúp giảm viêm, giảm đau bao tử. Người bệnh đau bao tử có thể dùng nước ấm có hòa tan tinh bột nghệ cùng mật ong dùng trước bữa ăn sẽ dần cảm thấy cải thiện tình trạng đau bao tử.
Có thể áp dụng các mẹo chữa từ dân gian để giảm triệu chứng đau bao tử
Có thể áp dụng các mẹo chữa từ dân gian để giảm triệu chứng đau bao tử

Các cách giảm đau trên chỉ có hiệu quả đối với trường hợp đau bao tử cấp tính. Khi dấu hiệu đau bao tử nặng hơn, kéo dài tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc Tây khi bị đau bao tử

Nhiều người bệnh khi có các dấu hiệu đau bao tử, cảm thấy khó chịu vì bị các cơn đau hành hạ đã tìm đến thuốc giảm đau để giảm thiểu tình trạng này. Đây là cách giải quyết nhanh chóng nhưng chỉ mang tính tạm thời, bệnh dễ tái phát trở lại.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây phụ thuộc vào thuốc, khi bị nhờn thuốc/ kháng thuốc hoặc phản ứng với các thành phần có trong thuốc có thể khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. 

Bên cạnh đó, việc dùng một số thuốc Tây y khác để xử lý bệnh đau dạ dày cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh tạm thời, không tác động vào gốc căn nguyên gây bệnh. Vì thế, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn các dấu hiệu đau bao tử, người bệnh cần tìm đến các giải pháp mang tính chuyên sâu hơn.

Đừng để các dấu hiệu đau bao tử làm phiền đến cuộc sống của bạn và biến chứng nguy hiểm hơn. Hãy điều trị càng sớm càng tốt bằng giải pháp tốt nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh. 

Ngày Cập nhật 31/05/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *