Đau lưng không cúi được do bệnh gì? Làm sao khỏi?
Đau lưng không cúi được là biểu hiện chung của rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Đáng quan tâm hơn đây còn là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm – một bệnh xương khớp nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến biến chứng tàn phế, bại liệt suốt đời. Hãy cùng lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – chuyên gia xương khớp “vạch trần” nguyên nhân và gợi ý giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Những nguyên nhân cơ học gây đau lưng không cúi được
Tạm bỏ qua yếu tố bệnh lý, nguyên nhân gây đau lưng đến mức không thể cúi người được chủ yếu là do tổn thương cơ học hoặc tuổi tác. Cụ thể gồm:
Lao động quá sức
Cột sống thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn và kéo dài nhiều năm sẽ bị suy yếu chức năng. Những trường hợp này thường bị đau lưng mãn tính. Đến khi cơ thể đến độ tuổi lão hóa, tình trạng đau lưng có thể khiến gây khó khăn khi khom người. Thậm chí là không thể cúi xuống được.
Ngoài ra, với những trường hợp chưa quen lao động nặng cũng có thể bị tình trạng này. Nguyên nhân là do căng cơ thắt lưng. Nó bị kéo căng quá mức hoặc rách và gây ra cơn đau âm ỉ.
Chấn thương
Nguyên nhân này thường xảy ra với đối tượng là vận động viên. Bên cạnh đó, những người bị tai nạn giao thông khiến cột sống bị chấn thương cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng không cúi người xuống được.
Hoạt động sai tư thế
Nguyên nhân này thường phổ biến với đối tượng làm việc văn phòng. Ngồi quá lâu một chỗ và không đúng tư thế sẽ khiến cho cột sống bị mất cân bằng, cong lệch và gây đau. Kéo dài tình trạng này quá lâu sẽ khiến người bị đau lưng không khom người được.
Tuổi tác
Cột sống và các bộ phận khác sẽ suy thoái chức năng theo tuổi tác. Đây là quy luật tự nhiên. Trong quá trình này, nếu có thêm một vài yếu tố tiêu cực tác động, cột sống rất dễ bị đau nhức. Đồng thời, cơn đau có thể khiến việc khom người trở nên khó khăn hơn. Đa số các trường hợp này khi chẩn đoán đều là giãn dây chằng. Nó gây đau nhức trong cả những sinh hoạt bình thường của người lớn tuổi.
Hậu quả gây tê cột sống
Một số trường hợp bị đau lưng không cúi được là do hậu quả của việc gây tê cột sống. Thông thường, tác nhân này sẽ kết hợp thêm một vài yếu tố khác nữa. Nếu chỉ riêng tác dụng phụ của gây tê cột sống thì nó chỉ khiến người ta bị đau lưng chứ không nặng đến mức không cúi người được.
Không rõ nguyên nhân
Ngoài tất cả những nguyên nhân như đã trình bày gây đau lưng không thể cúi người, một số ít trường hợp không xác định được nguyên do. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu vấn đề này. Giả thuyết đưa ra là nó có yếu tố di truyền. Khi kết hợp với một vài yếu tố khác sẽ gây chứng đau lưng nặng.
Các bệnh lý gây đau lưng khi cúi người
Những nguyên nhân từ yếu tố cơ học hoặc tuổi tác gây đau lưng không cúi được thường rất dễ nhận biết. Điều mà nhiều người quan tâm là một số bệnh lý về cột sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các bác sĩ đã liệt kê một vài bệnh lý phổ biến gây đau lưng đến mức không cúi người xuống được là:
- Thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm
- Đau thần kinh tọa
- Thoái hóa cột sống
- Gai xương…
Trong đó, bệnh thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Nó đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp dẫn đến thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi màn bọc và chèn ép rễ dây thần kinh. Mức độ đau nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chèn ép. Đến một mức nào đó, cơn đau có thể khiến người bệnh không thể cúi người.
Vị trí đĩa đệm bị thoát vị thường là ở thắt lưng hoặc sau gáy. Chính vì thế, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, đây cũng là vị trí chịu áp lực nhiều nhất bởi tất cả các hoạt động của cơ thể. Chính vì thế, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như Hội chứng đuôi ngựa, bại liệt một phần hoặc toàn thân.
Nhận biết đau lưng khi cúi người do bệnh thoát vị đĩa đệm
Nếu bị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, cơn đau không chỉ tăng khi cúi xuống mà còn xuất hiện nhiều khi nằm nghiêng, ho hoặc đại tiện. Song song đó, cơn đau xuất phát từ thắt lưng sẽ nhanh chóng lan nhanh đến các đùi và đến từng ngón chân. Cảm giác ban đầu của hai chân là tê râm ran và ngứa. Sau đó là những cơn đau nhiều hơn mỗi khi bước đi hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây khó khăn khi đi đại tiện. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh mất tự chủ tiểu tiện hoặc đại tiện (són tiểu hoặc són phân).
Cuối cùng, một dấu hiệu khá quan trọng khác để nhận biết cơn đau do bệnh gây ra đó là thời gian. Thông thường, nếu đau lưng do cơ học thì chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày và không làm nặng thì cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, với người bị thoát vị đĩa đệm thì cơn đau có thể thuyên giảm một chút nhưng sau đó lại gây đau, thậm chí nhiều hơn trước.
Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau lưng không cúi được
Khi bị đau lưng không cúi được người bệnh có thể thực hiện một số cách sau:
- Nằm nghỉ tại chỗ: Những cơn đau nhức thường giảm dần khi nghỉ ngơi và đau tăng lên khi vận động. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi đến khi cơn đau giảm hẳn, không nên cố gắng làm việc.
- Không mang vác vật nặng quá sức, nếu phải mang vác những vật nặng, hãy chú ý tư thế nâng, bê, vác đồ vật đúng và tốt cho lưng.
- Chườm nóng: Đây là phương pháp giảm đau hiệu quả. Đồng thời làm các cơ, dây chằng giãn ra giup hệ tuần cũng lưu thông tốt hơn.
-
Không ngồi lỳ một chỗ, đứng dậy vận động: Ngồi lâu một chỗ, không thay đổi tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng không cúi được. Do vậy, những người thường xuyên phải ngồi như dân văn phòng nên đứng dậy vận động sau khoảng 1 giờ.
- Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi làm việc cần phải ngồi thẳng lưng, vuông góc với bàn để cột sống không phải chịu nhiều áp lực và định hình đúng. Ngồi ngả lưng về phía sau một góc 135 độ, nên để một gối đệm mỏng ở đằng sau để tránh cơ co cứng và đau nhức lưng.
Các cách chữa khỏi đau lưng khi cúi người
Để khắc phục tình trạng đau lưng không cứu được thì trước hết cần phải xác định được nguyên nhân và mức độ đau nhức để có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ giảm đau nhức lưng không cúi được:
1. Đối với nhóm nguyên nhân không phải bệnh lý
Trước hết, để giảm cơn đau, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm đá thắt lưng. Nên kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên như ngải cứu, lá lốt để hoặc dùng bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng.
Nếu cơn đau xảy ra do chấn thương, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Trường hợp mức độ đau vượt ngưỡng thì cũng phải đến cơ sở y tế kiểm tra. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Bởi điều này có thể gây lờn thuốc và khiến tình trạng thêm trầm trọng.
Nếu không cúi người được thì bạn đừng cố gắng. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi một vài ngày để cơn đau dịu bớt. Đồng thời, trong sinh hoạt và làm việc, bạn cần chú ý giữ cho cột sống đúng tư thế. Tránh mang vác nặng quá sức. Nếu nâng vật nặng hãy ngồi xuống, kết hợp lực từ mông và đùi để nâng từ từ vật nặng lên.
2. Đối với nguyên nhân bệnh lý
Có hai hướng điều trị chính: bảo tồn hoặc phẫu thuật. Trong đó, với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thì 80% là điều trị theo phương pháp bảo tồn. Về nguyên tắc, khó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Trừ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả việc phẫu thuật lấy bỏ nhân nhầy hoặc thay đĩa đệm nhân tạo cũng thế. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm, người bệnh có thể hồi phục được đến 90% và sinh hoạt gần như bình thường.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh quá nặng, có nguy cơ chuyển biến biến sang biến chứng và không đáp ứng mọi phương pháp điều trị ngoại khoa. Hiện nay, các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất có thể giúp người bệnh sẽ giảm được cơn đau ngay sau phẫu thuật. Đồng thời thời gian nằm viện cũng sẽ được rút ngắn còn 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phẫu thuật khá cao, có thể lên đến 100 triệu đồng. Trong quá trình phẫu thuật người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng như: nhiễm trùng máu, sốc phản vệ,… Quan trọng tỷ lệ bệnh tái phát sau phẫu thuật cũng khá cao.
Điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị này gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đối với thuốc, người bệnh có thể dùng các thảo dược Đông y hoặc thuốc tân dược. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đa số người bệnh sẽ kết hợp cả hai. Cụ thể việc dùng thuốc như thế nào cần sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với thuốc tân dược: Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ,… có tác dụng nhanh chóng, chi phí tiết kiệm và tiện lợi. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nguy cơ tái phát cao
- Trong khi đó Đông y sử dụng các loại thuốc thảo dược có tác dụng dụng khu phong, tán hàn, lưu thông khí huyết, loại bỏ tà khí, làm mạnh gân xương và ngăn ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả. Vì vậy thuốc Đông y thường được ưu tiên sử dụng hơn cả.
Trên đây là toàn bộ thông tin lời giải thích cho câu hỏi đau lưng không cúi được do bệnh gì?
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!