Đầu ngón tay, ngón chân tê đau như kim châm là bị gì?
Tình trạng đầu ngón tay, ngón chân tê đau như kim châm là triệu chứng xảy ra do nhiều tác động. Triệu chứng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu để tiếp diễn kéo dài mà không điều trị đúng nguyên nhân sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có biểu hiện tê đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc cả hai bộ phận cùng lúc. Dựa vào tình trạng tê đau cùng những triệu chứng đi kèm giúp chẩn đoán nguyên nhân của triệu chứng. Một số bệnh lý về thần kinh, bệnh xương khớp, hay thậm chí là tiểu đường là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân đầu ngón tay, ngón chân tê đau như kim châm
Thực tế, triệu chứng tê đau đầu ngón tay và ngón chân là một triệu chứng phổ biến. Thông thường người bệnh sẽ cảm nhận cơn tê mỏi xảy ra liên tục hoặc thậm chí là đột ngột khi sinh hoạt. Đầu ngón tay và đầu ngón chân khá nhạy cảm, do những vị trí này đều chứa hệ thần kinh cảm giác.
Những tổn thương ở dây thần kinh có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Ngoài ra thủ phạm gây ra tê đau đầu ngón tay và đầu ngón chân còn do những bệnh lý sau:
Bệnh Raynaud
Bệnh hay Hội chứng raynaud xảy ra khi hệ thống mạch máu ngoại vi đang phản ứng một cách thái quá với nhiệt độ thấp. Khi cơ thể không thích ứng kịp, tình trạng co thắt và co mạch tăng cường hoạt động vận chuyển lượng máu tới mũi, tai, các đầu ngón chân, ngón tay. Tuy nhiên triệu chứng thường gặp nhất ở các đầu ngón chân.
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng đầu ngón tay, đầu ngón chân bị đau như kim châm và lạnh cóng. Một số trường hợp màu da thay đổi sang tái xanh khi người bệnh bị stress, gặp lạnh. Sau đó da ửng đỏ do lưu lượng máu dồn về ồ ạt. Những trường hợp nặng hơn, ngón chân còn có thể bị loét, vỡ mạch máu hình thành các cục máu đông.
Bệnh về thần kinh ngoại biên
Phần lớn các trường hợp đầu ngón chân, đầu ngón tay bị tê như kim chân do những vấn đề ở hệ thần kinh ngoại biên. Do va chạm, tai nạn hoặc dị ứng mà các dây thần kinh ngoại biên bị thiệt hại hay tổn thương và khiến vùng này bị ngứa ran, tê, đau.
Triệu chứng có thể xảy ra ở bàn tay hoặc bàn chân. Điểm đặc biệt ở bệnh nhân mắc phải bệnh lý này là đầu ngón tay của họ sẽ trở nên nhạy cảm khi chạm vào thứ gì đó. Đồng thời người bệnh thường có cảm giác thái quá khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Triệu chứng tê cóng tay
Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông, hoặc với những người thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh. Đây là một hiện tượng phổ biến và không quá nghiêm trọng với sức khỏe. Triệu chứng xảy ra khi bị cảm lạnh khiến mô hay lớp biểu bì da dưới bị đông cứng.
Tê cóng xảy ra kéo dài, các biểu hiện kèm theo thường gặp là đầu ngón tay và ngón chân trắng bệch. Người bệnh có thể bị mất cảm giác tạm thời, bề mặt da cứng và đau âm ỉ.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân tê đau đầu ngón tay và đầu ngón chân do viêm khớp dạng thấp (RA) xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh. Đây là một rối loạn tự miễn gây ra tình trạng sưng, đau và đau khớp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là đầu ngón tay, chân bị tê, ngứa và nóng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính tương đối nguy hiểm. Thông thường, người bệnh sẽ gặp các cơn đau tái phát khi chuyển mùa hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng đỏ, đau nhức khớp, biến dạng khớp, viêm khớp,…
Khớp ngón tay bị viêm
Viêm khớp ngón tay và ngón chân là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì, đau nhức ở những bộ phận này. Bệnh viêm khớp thường xảy ra ở các khớp giữa ngón tay, ngón chân, các ngón chân cái, khu vực nằm gần móng…. Chủ yếu bệnh ảnh hưởng đến những vùng khớp nối giữa các đầu xương.
Những triệu chứng lâm sàng của bệnh là cảm giác nóng rát, nhất là ở khu vực đầu các ngón tay và ngón chân. Với trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân còn sẽ có thể bị mòn xương sụn, đau nhức lan rộng đến cánh tay, bàn chân và cẳng chân khi không vận động.
Các bệnh da liễu
Với một số trường hợp đặc biệt, tình trạng đầu ngón tay và ngón chân bị kim châm liên quan đến các vấn đề ở da. Cụ thể là những bệnh lý như viêm mô tế bào, bệnh zona thần kinh. Bệnh ngoài da có thể phát triển ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể, nếu xảy ra ở đầu ngón chân thì nó sẽ gây ra tình trạng ngón chân bị đau như kim châm.
Bệnh da liễu thường xảy ra kèm theo những tổn thương ngoài da. Một trong số các triệu chứng thường gặp đó là tình trạng da bị viêm đỏ, bong tróc, nứt nẻ, đầu ngón tay và ngón chân sưng to. Bệnh da liễu khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, vì thế việc điều trị cần diễn ra cấp bách.
Hội chứng ống cổ tay
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầu ngón tay bị đau như kim châm phổ biến. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi hệ thống dây thần kinh cảm giác nằm tại cổ tay bị chèn ép. Nguyên nhân có thể đến từ chấn thương, hoặc do các bệnh về xương khớp mãn tính. Bệnh thường gây tê mỏi tại các ngón tay cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa.
Rễ thần kinh cổ
Cổ là vị trí đi qua của tất cả các dây thần kinh chi phối vận động ở tay và chân. Do đó khi các dây và mạch thần kinh tại vị trí này bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng mất cảm giác cục bộ tại các đầu ngón tay và ngón chân. Đồng thời tình trạng này cũng là nguyên nhân gây tê tay như hội chứng ống cổ tay.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính có thể phát sinh nhiều biến chứng liên quan đế xương khớp và da liễu. Trong đó người mắc bệnh thần kinh đái tháo đường dễ gặp phải các tổn thương thần kinh ở bàn chân và bàn tay. Những biến chứng đặc trưng của tiểu đường là tình trạng tê đầu bàn chân, tê đau đầu ngón tay, châm chích dưới da…
Chẩn đoán và điều trị tình trạng đầu ngón tay, ngón chân tê đau như kim châm
Như đã đề cập, triệu chứng tê đau đầu ngón tay và ngón chân là dấu hiệu của nhiều vấn đề. Vì vậy việc điều trị cần được chỉ định theo hướng dẫn bác sĩ, sau khi đã làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đối với những trường hợp đau nhức xương khớp cơ bản vẫn có những cách khắc phục đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà.
Những thông tin được cung cấp dưới đây không thay thế lời khuyên của các chuyên viên y tế. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Kỹ thuật chẩn đoán đau đầu ngón tay, ngón chân
Để có chẩn đoán chính xác về tình trạng tê đầu ngón tay, ngón chân, trước tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Sau đó một số phương pháp vật lý được diễn ra để kiểm tra cánh tay, bàn tay và ngón tay của người bệnh.
Ở một số trường hợp, nếu nghi ngờ bệnh lý của bạn phức tạp thì người bệnh sẽ được khuyến khích đế bác sĩ thần kinh để kiểm tra chức năng thần kinh. Những phương pháp xét nghiệm quen thuộc để chẩn đoán tình trạng tê mỏi tay chân là chụp MRI. Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ kiểm tra được các xương trượt ra khỏi vị trí dây thần kinh bàn tay.
Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm máu cũng hỗ trợ chẩn đoán tình trạng tê đau đầu ngón tay, ngón chân. Phương pháp này cũng giúp tầm soát nguy cơ viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B-12.
Điều trị đầu ngón tay, ngón chân tê đau như kim châm
Đối với cơn tê đau đầu ngón chân, ngón tay do ảnh hưởng từ thời tiết, hoặc do sinh lý có thể khắc phục dễ dàng. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng tê đau bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và thay đổi tư thế làm việc, vận động khoa học.
Với những cơn tê mỏi do hội chứng ống cổ tay, do tiếp xúc nhiều với chuột và bàn phím…thì người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên thực hiện các phương pháp tập luyện như xoay cổ tay, xoay ngón tay giúp bộ phận này được thư giãn.
Người bệnh có thể nhận được hướng dẫn điều trị hội chứng ống cổ tay ở giai đoạn nghiêm trọng bằng cách đeo nẹp. Kết hợp với nghỉ ngơi dài hạn và dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm sưng đau. Nẹp tay là phương pháp hỗ trợ vật lsy giúp bàn tay không bị tê, đặc biệt là vào ban đêm.
Đối với điều trị các bệnh lý xương khớp gây đau mỏi đầu ngón tay, ngón chân như bệnh viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh một đơn thuốc như Corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc các loại thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs). Ngoài ra một số loại thuốc để điều trị chứng thiếu máu cục bộ cũng được áp dụng để kiểm soát tình trạng tê mỏi.
Đối với điều trị bệnh thần kinh ngoại biên gây tê mỏi tay chân, những phương pháp vật lý trị liệu sẽ mang đến hiệu quả tích cự. Trong đó người bệnh bị phong bế thần kinh, hoặc chấn thương tủy sống gây ra biến chứng tê mỏi, mất cảm giác sẽ được phẫu thuật để giải phóng các hệ thần kinh bị chèn ép.
Nếu như các triệu chứng đau đầu ngón tay và đầu ngón chân nghiêm trọng hơn hoặc không khỏi sau khi điều trị cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid để giảm viêm. Với đa số các trường hợp chấn thương để lại di chứng trên dây thần kinh, người bệnh có thể làm phẫu thuật để tạo thêm khoảng trống cho dây thần kinh.
Ngoài những phương pháp điều trị chuyên môn kể trên, người bệnh cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, chất sắt… cho cơ thể. Kết hợp điều trị từ nhiều phía mang lại kết quả khả quan hơn để khắc phục tình trạng đâu ngón tay, đầu ngón chân tê đau như kim châm.
Phòng ngừa tê đầu ngón tay và đầu ngón chân
Người bệnh có thể chủ động phòng tránh nguyên nhân gây tê đầu ngón tay, đầu ngón chân bằng cách chú ý hơn trong sinh hoạt. Thông thường, triệu chứng thường bị kích thích xảy ra khi người bệnh có chuyển động lặp đi lặp lại, tác động đến hệ thần kinh và gây tê ngón tay, ngón chân.
Để phòng trị khả năng tái phát tê mỏi tay chân, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Giữ tư thế đúng khi sử dụng công cụ, bàn phím.
- Cẩn thận khi sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến chấn thương.
- Thư giãn tay và bàn chân bằng động tác đơn giản sau 30-60 phút làm việc
- Kéo giãn các cơ bắp thường xuyên để giảm căng thẳng.
- Rèn luyện thể thao để tăng độ dẻo dai cho khớp xương.
- Bổ sung dinh dưỡng, uống đủ nước hỗ trợ tuần hoàn máu.
Nhìn chung tình trạng đầu ngón tay, chân bị tê như kim châm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân gây nguy hiểm, một số nguyên nhân khác chỉ bùng phát tạm thời. Do đó để khắc phục triệu chứng và lấy lại sinh hoạt bình thường thì người bệnh cần đến các chuyên khoa thăm khám và nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Thông tin được đề cập trong bài viết trên chỉ đưa ra lời khuyên. Chúng tôi không đưa ra chuẩn đoán y khoa, hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu bệnh nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả mà an toàn.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Xin chào bác sĩ cho hỏi rằng. Tôi bị đau phía dưới ngón chân cái. Đi lại ko thấy đau, ấn vào mới thấy đau. Vậy đó là biểu hiện của bệnh nào?