Đau Quặn Bụng Dưới Bên Phải Là Bị Gì? Làm Sao Khỏi?
Đau quặn bụng dưới bên phải là đau ở vùng hố chậu phải, từ đó phản ánh các vấn đề liên quan đến ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải (ở nữ giới). Đối với nam giới, đây có thể là các bất thường ở tinh hoàn và biểu hiện thoát vị bẹn. Đối với từng nguyên nhân gây đau sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.
Nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới bên phải rất đa dạng, phát sinh từ sinh lý hoặc bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, thận, cơ quan sinh dục…. Đây là triệu chứng xảy ra khá phổ biến nhưng ít được người bệnh quan tâm.
Đau quặn bụng dưới bên phải là bị gì?
Những nguyên nhân sinh lý đơn giản như đau bụng do kinh nguyệt, do chấn thương hoặc sống hông đều diễn ra trong thời gian nhất định, triệu chứng không tái phát thường xuyên. Nhưng ngược lại, nếu bạn bị đau quặn bụng bên trái kéo dài hơn nhiều giờ đồng hồ. Điều này có thể phản ánh các bệnh lý sau:
Viêm ruột thừa
Triệu chứng đau bụng bên phải là một dấu hiệu cơ bản của chứng viêm ruột thừa. Thực tế, vùng ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa liên kết với đáy manh tràng, nơi tiếp nối giữa ruột non và đại tràng phải. Tình trạng viêm nhiễm tại khu vực này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau đớn đặc biệt ở khu vực vùng bụng dưới bên phải.
Nếu có biểu hiện viêm ruột thừa, bạn cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt để tránh tình trạng ổ viêm lan rộng. Bệnh nhân có thể sẽ được cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa các tế bào viêm bị vỡ và phát sinh thành các biến chứng khác. Cũng cần lưu ý, khi bị viêm ruột thừa thì bệnh nhân không được uống các loại thuốc chữa táo bón hoặc thuốc nhuận tràng. Các loại thuốc này có thể gây ra vỡ ruột thừa.
Chướng bụng đầy hơi
Tình trạng đầy hơi chướng bụng gây ra những cơn đau bụng nhất thời ở phía bên phải. Do lượng thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của ruột già gây ra chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra thói quen ăn quá nhanh hoặc ăn quá no cũng khiến vùng bụng dễ bị chướng khí hơn. Triệu chứng này xuất phát từ thói quen ăn uống nên có thể tiến triển thành mạn tính.
Mặc dù triệu chứng không nguy hiểm nhưng khi tái diễn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Các trường hợp đau bụng do đầy hơi thường là cơ sở phát triển bệnh rối loạn tiêu hóa, tiểu đường và không dung nạp đường sữa hoặc đạm sữa.
Triệu chứng thoát vị
Người bệnh bị thoát vị sẽ có những biểu hiện như táo bón, đau quặn bụng dưới bên phải, ăn uống khó tiêu… Thoát vị là sự xuất hiện của những túi phình của nội tạng hoặc mô, các túi này không nằm cố định mà chúng thường dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, túi phình có thể bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ.
Đối với tình trạng thoát vị có thể đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh nâng nhấc vật nặng. Thoát vị cơ hoành, thoát vị khe thực quản, hoặc thoát vị quanh tá tràng là những triệu chứng phổ biến khi bệnh nhân bị thoát vị gây đau bụng.
Nhiễm trùng thận
Bệnh lý nhiễm trùng thận xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận, chúng thường đến từ bàng quang, cơ quan niệu quản hoặc niệu đạo. Mức độ nhiễm trùng ta có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc hai thận. Bạn có thể nhận diện bệnh thông qua biểu hiện đau quặn bụng dưới bên phải. Cơn đau do nhiễm trùng thận có thể lan rộng thành đau lưng, đau trải dài ra hai bên hông hoặc háng. Tình trạng nhiễm trùng cần được kiểm soát bằng kháng sinh sớm để tránh nguy cơ dẫn tới những tổn thương vĩnh viễn ở thận, cũng như viêm nhiễm lan rộng ra khu vực xung quanh.
Sỏi thận
Bệnh lý sỏi thận là sự tích tụ thành một khối cứng của các khoáng chất và muối trong nhiều năm. Các hạt sỏi này hình thành bên trong thận, đến một kích thước nhất định chúng sẽ gây đau quặn bụng và bắt buộc bệnh nhân cần được phẫu thuật. Trong giai đoạn đầu hình thành, sỏi thận không có triệu chứng đặc trưng nên phần lớn người bệnh đều không nhận ra mình đang mắc bệnh.
Đến khi sỏi di chuyển xung quanh hoặc đi vào ống nối thận và bàng quang thì bệnh nhân mới cảm thấy đau. Mức độ đau tương đối dữ dội ở lưng, bên hông, khu vực dưới xương sườn, khắp bụng dưới và háng. Mức độ đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu.
Hội chứng ruột kích thích
Đau quặn bụng bên phải còn có thể phát sinh từ hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây là tình trạng rối loạn mãn tính phổ biến. Hội chứng là tổng hợp các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, co thắt dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của ruột già. IBS có thể gây đau ở vùng bụng dưới và thường không gây nguy hiểm cho người bệnh. Điều trị đơn giản bằng cách dùng thuốc kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt.
Viêm đại tràng
Viêm đai tràng là triệu chứng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng này xuất phát chủ yếu từ virus và có những cơn đau đặc trưng tại vùng bụng bên phải. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau bụng, đại tiện khó khăn, chướng bụng đầy hơi… Bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính, đồng thời triệu chứng có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, giãn đại tràng, và ung thư đại tràng…
Phân loại đau bụng dưới bên phải theo giới tính
Đối với nam giới và nữ giới, nguyên nhân đau bụng dưới có thể nói lên những bất ổn đặc trưng về mặt giải phẫu. Đặc biệt là các vấn đề ở cơ quan xung quanh khu vực sinh sản. Dưới đây là nguyên nhân mà nam/nữ giới thường gặp phải khi có triệu chứng này:
Đối với nam giới
Nam giới thường bị đau bụng dưới bên phải thường xuất phát từ những nguyên nhân như xoắn tinh hoàn, hoặc thoát vị bẹn. Cụ thể người bệnh nhân diện các triệu chứng của bệnh qua đặc điểm:
-
Xoắn tinh hoàn: Mặc dù triệu chứng tương đối hiếm gặp nhưng tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây tinh trùng vẫn có thể xảy ra ở một số quý ông. Triệu chứng này làm giảm hoặc tắc lượng máu tới tinh hoàn. Nam giói mắc bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng dưới bên phải và khu vực tinh hoàn dữ dội. Kèm theo đó là sưng ở bìu và đi tiểu đau nhức. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng xoắn tinh hoàn có thể kéo dài và khiến người bệnh hoại tử tinh hoàn cùng các mô xung quanh.
-
Thoát vị bẹn: Triệu chứng thoát vị bẹn có thể xảy ra bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương. Khi bị thoát bị, một phần cơ quan trọng ổ bụng như nội mạc, ruột nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Nam giới có thành bụng yếu nên tỷ lệ thoát vị bẹn nhiều hơn so với phái nữ. Khi mắc bệnh, quý ông thườn có cảm giác đau, khó chịu ở bụng dưới và cơn đau đặc biệt dữ dội mỗi khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục…
Đối với nữ giới
Đa số những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới đến từ buồn trứng và tử cung. Vì đây là các cơ quan sinh sản quan trọng nên việc điều trị chậm trễ rất dễ để lại di chứng. Cơn đau bụng dưới bên phải ở nữ giới có thể xảy ra do:
-
Đau bụng kinh: Cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra phổ biến với mọi chị em phụ nữ. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng trái, bụng phải hoặc cả hai bên của bụng dưới. Do khi có kinh nguyệt, tử cung phải hoạt động co thắt mạnh mới có thể làm bong lớp niêm mạc nên điều này sẽ gây ra những cơn đau tạm thời. Đau bụng kinh thường chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày đầu và tự hết sau đó.
-
Lạc nội mạc tử cung: Một nguy cơ tiềm ẩn khi phụ nữ bị đau bụng bên phải trong các chu kỳ kinh nguyệt có thể là do lạc nội mạc tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm xảy ra khi các mô phát triển bên ngoài tử cung. Lúc này máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà được giữ lại tại tử cung. Khi tích trữ ở lượng lớn, nó có thể gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng.
-
U nang buồng trứng: Nữ giới bị nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dấu hiệu nhận biết ban đầu là những cơn đau tại vùng bụng phía dưới, đầy hơi, chướng bụng. Thông qua hình ảnh siêu âm bụng có túi chứa đầy chất lỏng quanh khu vực buồng trứng. U nang thường không nguy hiểm, nhưng đối với những u nang lớn, tình hình có thể nguy cấp nếu u vỡ gây nhiễm trùng đến khu vực xung quanh.
-
Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải đều là những biểu hiện lâm sàng của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi hợp tử sau thụ tinh nằm bên ngoài tử cung. Phôi có thể nằm tại buồn trứng hoặc một trong các ống dẫn trứng. Nếu phôi thai vỡ trong quá trình phát triển sẽ gây viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng,…
-
Bệnh viêm vùng chậu: Người phụ nữ có biểu hiện đau bụng dưới, kèm đau hông cần cảnh giác trước các triệu chứng viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục , tuy nhiên đa phần các triệu chứng thường nhẹ và không thường xảy ra.
-
Xoắn buồng trứng: Nếu như đau bụng dưới bên phải ở nam giới do xoắn tinh hoàn thì ở nữ giới, đây là dấu hiệu của xoắn buồn trứng. Tình trạng này sẽ làm cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan. Bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay để tránh các biến chứng tắc nghẽn, thông thường cách xử lý là phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng.
Cách xử lý khi bị đau bụng dưới bên phải
Khi gặp phải tình trạng đau bụng bên phải, đầu tiên bạn cần tuân thủ điều trị từ bác sĩ và không được phép dùng bất kỳ loại thuốc nào. Người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh, chườm nóng hoặc massage bụng để giảm đau tạm thời. Nếu cơn đau có biểu hiện giảm nhẹ sau 1 – 2 giờ và không tái phát sau đó, đây có thể chỉ là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hoặc đầy bụng cơ bản không nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu điều này diễn ra thường xuyên, mức độ đau càng ngày càng nghiêm trọng thì bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ sớm. Trường hợp cơn đau xảy ra do các vấn đề với hệ thống tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản. Những phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng bao gồm: Siêu âm, quét CT, quét MRI, kiểm tra thể chất.
Ngoài ra các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi và xét nghiệm máu sẽ được thực hiện với những người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Đối với những bệnh lý phát sinh đau bụng, bệnh nhân cần được hướng dẫn điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và tuân thủ chăm sóc tại nhà đối với các bệnh lý đơn giản.
Phương pháp điều trị đau bụng dưới bên phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Đối với các chứng viêm nhiễm, điều trị giảm đau bằng kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau. Đối với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, bệnh nhân được bổ sung men tiêu hóa kèm lời khuyên về sinh dưỡng để khắc phục nhanh triệu chứng.
Trường hợp cơn đau bụng tiến triển dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau đường tiêm tĩnh mạch. Nếu như bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng nặng, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật sớm (đối với bệnh viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng…) được thực hiện để loại bỏ ổ viêm.
Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang điều trị thoát vị, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề đau quặn bụng dưới bên phải là bị gì, cũng như sự khác biệt của cơn đau ở nam và nữ giới. Mức độ cơn đau có thể tiến triển phức tạp rất khó lường, do đó người bệnh hãy đến gặp bác sĩ sớm để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan: Đau bụng dưới và đau lưng là do bệnh gì? Có nguy hiểm?
Ngày Cập nhật 18/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!