Đau Thượng Vị Âm Ỉ Và Buồn Nôn Làm Sao Hết?

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, các bệnh về gan, nhiễm giun sán,… Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng có thể là ảnh hưởng do sử dụng thuốc, chứng ốm nghén thai kỳ hoặc ăn quá no.

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn do đâu?

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn – Do đâu?

Đau thượng vị âm ỉ là tình trạng xuất hiện cơn đau ở vùng bụng phía trên rốn. Cơn đau xuất hiện ở vị trí này thường là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý tiêu hóa. Trong trường hợp triệu chứng đi kèm với hiện tượng buồn nôn, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe sau:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thượng vị âm ỉ kèm theo triệu chứng buồn nôn. Cơn đau do bệnh lý này thường khởi phát và gia tăng mức độ khi bụng đói hoặc ăn quá no.

Không chỉ gây đau thượng vị và buồn nôn, viêm loét dạ dày – tá tràng còn biểu hiện qua một số triệu chứng như ợ hơi, nóng rát dạ dày, nôn ói, khó tiêu, đầy bụng,…

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Viêm loét dạ dày – tá tràng thường gây buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị âm ỉ, đầy bụng, khó tiêu,…

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý khá phổ biến. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị, vết loét có thể lan rộng, ăn sâu vào thành dạ dày và dẫn đến các biến chứng nặng nề như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, tắc môn vị, ung thư dạ dày,…

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm họng do cơ thắt thực quản bị suy yếu. Hiện tượng trào ngược dịch vị thường gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và ói mửa. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn gây đau thượng vị do dạ dày phải co bóp quá mức.

3. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa (một phần nhỏ của đại tràng) bị nhiễm trùng do vi khuẩn, rối loạn vận động hoặc do viêm loét đường ruột. Thông thường, bệnh lý này gây đau ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó lan xuống vùng bụng dưới và hố chậu.

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Khi mới khởi phát, viêm ruột thừa thường gây sốt nhẹ, buồn nôn và đau ở vùng thượng vị

Tuy nhiên khi mới khởi phát, bệnh thường gây đau thượng vị đột ngột kèm sốt nhẹ, buồn nôn và nôn mửa. Sau khoảng 1 giờ, cơn đau chuyển dần xuống hố bụng bên phải và gây ra một số triệu chứng khác như chán ăn, tiêu chảy, mót tiểu tiện, mót đại tiện,…

4. Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là tình trạng ký sinh trùng (các loại giun và sán) xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa thông qua nguồn nước, đất hoặc thức ăn. Khi mới xâm nhập, các loại giun sán thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Tuy nhiên khi ký sinh trùng bắt đầu sinh sôi và phát triển, bạn có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng như đau thượng vị âm ỉ, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sụt cân bất thường,… Ngoài ra, giun kim và sán dây còn gây ngứa ngáy hậu môn và bám vào quần lót.

5. Rối loạn túi mật

Rối loạn túi mật là tình trạng đường dẫn mật bị rối loạn chức năng khiến quá trình dẫn lưu mật gặp khó khăn. Bệnh lý này không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể gây đau bụng (vùng bụng trên) âm ỉ kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, đầy bụng và khó tiêu.

Bệnh thường xảy ra do mất cân bằng giữa anticholecy và cholecystoltinin, suy nhược thần kinh, rối loạn hormone và tác động từ các bệnh tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, viêm đường ruột,…

6. Các bệnh về gan

Gan là cơ quan liền kề với dạ dày. Do đó khi gan có vấn đề, bạn có thể bị đau vùng thượng vị âm ỉ kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, các bệnh lý về gan còn gây ngứa da, mệt mỏi, chán ăn, khô miệng, sạm da, vàng da, khô mắt,…

Hầu hết các bệnh về gan đều có tính chất mãn tính và rất khó điều trị hoàn toàn. Chính vì vậy nếu nghi ngờ đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn xảy ra do gan, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

7. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, triệu chứng đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn còn có thể là dấu hiệu của chứng ốm nghén thai kỳ
  • Ung thư dạ dày
  • Viêm tụy
  • Sỏi mật
  • Chứng không dung nạp lactose
  • Ăn quá no
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị
  • Ốm nghén thai kỳ

Trên thực tế, đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Ở một số ít trường hợp, triệu chứng có thể khởi phát do những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết.

Xử lý đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn tại nhà

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn có thể gây mệt mỏi, khó chịu, giảm mức độ tập trung và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để làm giảm các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Do đó, thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm áp lực lên dạ dày, đường ruột và cải thiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị,…

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Ăn uống khoa học giúp giảm áp lực lên dạ dày, thực quản và điều hòa hoạt động của đường ruột

Chế độ ăn giúp cải thiện đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên thực quản, dạ dày và tá tràng. Khoảng cách giữa 2 bữa ăn nên cách ít nhất 3 giờ đồng hồ.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống tốt cho cơ quan tiêu hóa như rau xanh, củ, trái cây, ngũ cốc, thịt gà, trứng, nấm, nước lọc, nước ép từ rau xanh, trái cây,…
  • Nên chế biến món ăn ít gia vị, dầu mỡ và có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa như hấp, luộc, hầm, nấu cháo, súp,… Hạn chế ăn đồ chiên xào, nướng hoặc sấy.
  • Tránh dùng thức ăn gây khó tiêu và đầy bụng như thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và có kết cấu cứng, khô, khó nuốt. Đồng thời nên kiêng cà phê, nước ngọt có gas và bia rượu.
  • Ăn chậm nhai kỹ để hạn chế dạ dày phải co bóp quá mức và phát sinh cơn đau thượng vị.
  • Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Các thói quen này đều kích thích dạ dày co bóp mạnh, tăng tiết axit và gây đau thượng vị âm ỉ kèm theo chứng buồn nôn, nôn mửa,…

Đối với các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược thực quản, thay đổi chế ăn còn giúp cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày,…

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động đến hoạt động tiêu hóa. Sinh hoạt không điều độ có thể khiến dạ dày co bóp mạnh, bài tiết nhiều axit, giảm nhu động đường ruột, gan suy giảm chức năng chuyển hóa và thanh thải độc tố,…

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và hoạt động tiêu hóa

Do đó, bạn có thể cải thiện triệu chứng đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau:

  • Hạn chế thức khuya và ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh mà còn tác động trực tiếp đến các cơ quan tiêu hóa. Ngủ không đủ giấc có thể khiến các cơ quan này không được nghỉ ngơi, thải độc và có xu hướng suy giảm chức năng theo thời gian.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Nghiên cứu cho thấy, cồn, hắc ín, asen, morphine,… trong khói thuốc và chất kích thích có thể gây suy thoái hệ thần kinh và rối loạn hoạt động tiêu hóa.
  • Lười vận động là một trong những yếu tố khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị, nhu động ruột giảm, chức năng gan kém và tăng nguy cơ rối loạn túi mật. Do đó để cải thiện triệu chứng đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn, bạn nên dành từ 20 – 30 phút/ ngày để tập thể dục.
  • Hạn chế căng thẳng và lo lắng quá mức.

3. Áp dụng mẹo chữa từ thảo dược quý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là các biện pháp lâu dài đối với triệu chứng buồn nôn và đau thượng vị âm ỉ.

Để sớm loại bỏ được chứng đau thượng vị âm ỉ, buồn nôn một cách toàn diện nhất thì người bệnh nên lựa chọn cho mình phương pháp chuyên sâu, có tính khoa học và an toàn.

Một trong những giải pháp được giới chuyên gia khuyến cáo đó chính là các phương thuốc lành tính từ YHCT, có thành phần đều là thảo dược thiên nhiên vừa giúp loại bỏ chứng bệnh vừa bồi bổ sức khỏe dạ dày. Khi đó tình trạng đau thượng ị âm ỉ, từng cơn và buồn nôn đều sẽ biến mất.

Đau thượng vị âm ỉ, buồn nôn – Khi nào gặp bác sĩ?

Triệu chứng đau vị âm ỉ và buồn nôn thường khởi phát do trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, ăn quá no, ốm nghén thai kỳ hoặc ảnh hưởng khi sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc và khắc phục tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý và can thiệp các phương pháp y tế.

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn
Nếu đau thượng vị và buồn nôn kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị y tế

Tìm gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

  • Đau thượng vị kéo dài và có xu hướng gia tăng về mức độ
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
  • Xuất hiện các cơn đau bất thường ở vùng ngực, vùng bụng phải hoặc trái
  • Cơ thể suy nhược và mệt mỏi bất thường
  • Đau thượng vị âm ỉ, buồn nôn đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng

Đau thượng vị âm ỉ và buồn nôn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến các nguyên nhân phổ biến và một số biện pháp khắc phục tại nhà. Do đó nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp các biện pháp y tế.

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024