Đau Thượng Vị Kèm Tiêu Chảy Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Triệu chứng đau thượng vị kèm tiêu chảy cảnh báo của các bệnh về đường tiêu hóa. Tính chất cơn đau phát triển thành từng cơn, kèm theo đi ngoài bất thường là biểu hiệu cấp tính của các triệu chứng ở dạ dày – tá tràng. Người bệnh cần lưu tâm và điều trị nghiêm túc.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?
Đau thượng vị kèm tiêu chảy là biểu hiện của những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

Biểu hiện của bệnh đau thượng vị

Cơn đau vùng thượng vị được giới hạn trong khu vực ở trên là phía dưới mũi xương ức và ở dưới là vùng quanh rốn và hai bên là hai mạn sườn. Đây là một triệu chứng rất hay gặp, có thể đây chỉ là cơn đau đơn thuần nhưng đa số người bị đau đều có những biểu hiện đi kèm như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua. 

Đau vùng thường bị thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 tiếng. Đau thượng vị sau khi ăn xảy ra rất phổ biến, tùy thuộc vào cơ địa của từng người và phụ thuộc vào mức độ của bệnh cảm giác đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Đa số các trường hợp người bệnh đau âm ỉ,  bỏng rát, cơn đau quặn thành từng cơn, có người chỉ bị đau tức bụng nhất thời. Đối với những cơn đau nặng sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như đau lưng, đau thắt lưng, tức ngực,… Những biểu hiện rõ ràng hơn khi người bệnh bị đau thượng vị gồm:

  • Đau từng cơn ở vùng thượng vị: Những cơn đau bùng phát thành từng cơn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên cơn đau sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Tình trạng tái phát nhiều lần thường khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
  • Đau tức ở vùng thượng vị: Cơn đau tức tại vùng thượng vị thường đi kèm với tình trạng đau tức lồng ngực. Mức độ cơn đau thường nhẹ hơn, bạn sẽ cảm thấy hơi tức ngực một chút kèm theo triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.
  • Đau âm ỉ ở thượng vị: Mức độ cơn đau không nghiêm trọng nhưng diễn ra âm ỉ khiến người bệnh mất tập trung và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?

Một trong những dạng thường gặp của đau thượng vị là tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy. Tình trạng đau bụng quặn được xác định là kiểu đau với mức độ tương đối nặng, biểu hiện tiêu chảy cho thấy bất thường ở hệ tiêu hóa. Do tính chất cơn đau dội từng cơn, người bệnh bị đau xoáy và quặn lại cục bộ. Bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy những biểu hiện này. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý cần được điều trị sớm sau đây:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Có thể nói tình trạng rối loạn tiêu hóa là triệu chứng xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng, với biểu hiện đặc trưng là cơn đau thượng vị kèm tiêu chảy. Cơn đau quặn từng cơn là một trong những kiểu đau thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa. Thường cơn đau có thể xuất hiện tại một vị trí, vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể lan lên bụng trên, thượng vị hoặc ra khắp bụng. 

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?
Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy có thể là do rối loạn tiêu hóa

Đau do rối loạn tiêu hóa kéo dài âm ỉ cho đến khi bệnh được chữa khỏi bằng thuốc, hoặc tự hết. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng, đồng thời có xu hướng đi ngoài nhiều hơn. Cơn đau có thể giảm sau khi người bệnh đi ngoài nhưng nếu “chưa giải quyết” hết nhu cầu thì cơn đau vẫn có khuynh hướng tái phát.  

Bệnh tiêu chảy cấp

Đau quặn bụng ở vùng thượng vị hoặc vùng ngay rốn là kiểu đau đặc trưng của người bị tiêu chảy cấp và mạn tính. Bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn gây ra, triệu chứng đau bụng quặn từng cơn và đi ngoài liên tục là hai triệu chứng song song người bệnh phải đối mặt khi mắc phải căn bệnh này.

Đối với những người bệnh bị tiêu chảy cấp, số lần đi ngoài có xu hướng tăng nhanh và tình trạng phân lỏng như nước. Tình trạng này khiến người bệnh mất nước và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn,… Bệnh có thể tự hết trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn tùy mức độ. Tuy nhiên đây là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em vì có thể khiến trẻ bị mất nước và suy nhược nghiêm trọng.

 Bệnh Polyp đại tràng

Người bệnh cần cẩn trọng với bệnh Polyp đại tràng nếu có biểu hiện đau quặn thượng vị và tiêu chảy. Tuy nhiên do bệnh không có triệu chứng đặc trưng nên bạn có thể nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Bệnh được chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm chuyên sâu.

Những biểu hiện kèm theo của chứng bệnh này là bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn. Kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng có vệt đỏ, thay đổi thói quen đi ngoài kéo dài hơn một tuần.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có những triệu chứng rất đặc trưng. Trong đó có triệu chứng đau thượng vị kèm tiêu chảy, cơn đau quặn thành từng đợt sau khi ăn. Hội chứng này tương đối lành tính, không gây nguy hiểm nhưng sẽ mang lại nhiều phiền hà cho người bệnh.

Thời gian thường khởi phát cơn đau kéo dài từ 6 tháng trở lên nếu bạn mắc phải hội chứng này. Đặc trưng của chứng ruột kích thích là bạn sẽ đi ngoài ngay sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút. Thông thường cấu trúc phân lỏng do đường ruột nhạy cảm với hoạt động đào thải các chất dư thừa từ dạ dày. Điều này cũng là điểm khác biệt giúp bạn nhân diện triệu chứng của chứng ruột kích thích so với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa thông thường.

Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính là nguyên nhân gây ra những cơn đau vùng thượng vị nghiêm trọng. Tình trạng này xuất phát từ thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều độ, hoặc do bạn ăn nhiều thực phẩm chua, cay hoặc thường xuyên uống rượu bia, thuốc giảm đau. Người thường xuyên lo lắng, stress, căng thẳng kéo dài rất dễ gặp phải bệnh viêm dạ dày.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?
Đau thượng vị kèm tiêu chảy do viêm dạ dày cần được điều trị sớm để tránh viêm loét

Ngoài cảm giác đau thượng vị, viêm dạ dày ảnh hưởng đến hoạt động co thắt và tiêu hóa thức ăn. Lượng acid tăng cao trong dạ dày trào lên thực quản gây o ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn, nôn ói hay cồn cào, khó chịu. Ngoài ra người bệnh cũng có thể đi ngoài hơn nhiều lần, cấu trúc phân lỏng và có mùi tanh.

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng hay ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm với những biểu hiện không đặc trưng. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, đau thắt trực tràng kèm tiêu chảy nhiều lần. Ở giai đoạn hình thành tế bào ung thư, dạ dày bị viêm loét nghiêm trọng dẫn đến xuất huyết dạ dày, đi ngoài lẫn máu và dịch nhầy. Người bệnh có thể bị mất nước, suy nhược và sụt cân nhanh chóng.

Các triệu chứng cấp tính ở hệ tiêu hóa

– Ngộ độc thức ăn: Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy đột ngột, kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, bụng chướng còn có thể là do ngộ độc thực phẩm.

– Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: Người bệnh bị đau thượng vị lan ra khắp bụng, có biểu hiện sốt cao, đại tiện lỏng lẫn máu, phân nhầy. Trường hợp này người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.

– Viêm ruột thừa: Biểu hiện là cơn đau thượng vị kèm sốt nhẹ, sau đó cơn đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải.  Bệnh gây kém hấp thu, tiến triển mạn tính dễ khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bệnh gì?
Tình trạng ngộ độc hoặc nhiễm trùng hệ tiêu hóa có thể gây đau thượng vị kèm tiêu chảy

Các bệnh lý của gan – mật

Cơn đau quặn mật thường bị nhầm lẫn với đau vùng thượng vị. Bệnh nhân bị sỏi mật sẽ gặp phải các cơn đau âm ỉ tại vùng sườn phải, hoặc thượng vị lan lên vai hoặc xuyên ra sau lưng. Kèm theo đó là biểu hiện sốt cao, đau bụng, vàng da…

Áp xe gan cũng là bệnh lý nguy hiểm có xuất hiện cơn đau ở vùng thượng vị. Những triệu chứng nhận biết gồm tình trạng sốt, đau, gan có thể to, rung gan, đau nhói khi ấn kẽ sườn. Ngoài ra bệnh có thể nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn…

Viêm tụy cấp và mạn tính

Trường hợp viêm tụy cấp tính, bệnh nhân bị đau vùng thượng vị liên tục, dữ dội vùng thượng vị kèm nôn, chướng bụng, tiêu chảy và có thể có sốt. Cơn đau của viêm tụy mãn tính không nghiêm trọng nhưng thường tái phát, biểu hiện hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng.

Cách xử lý tạm thời khi bị đau thượng vị kèm tiêu chảy

Khi bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm theo tiêu chảy, đầu tiên là cần dừng các hoạt động nặng nhọc. Bạn có thể nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước tại nhà để theo dõi sức khỏe trước khi đến bệnh viện thăm khám. Nếu do những rối loạn sinh lý, hoặc hội chứng ruột kích thích thì việc nghỉ ngơi sẽ mang lại hiệu quả.

  • Người bệnh cũng không nên vì thế mà tự ý mua thuốc uống khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân. Những lưu ý trong điều trị tại nhà để bệnh nhân chủ động xử lý gồm có:

  • Người bệnh nên uống trà gừng ấm hoặc nhai sống một quả gừng để hỗ trợ chống viêm, làm dịu cơn đau và làm ấm bụng. Gừng cũng là nguyên liệu giúp ngăn tình trạng tiêu chảy rất tốt.

  • Có thể sử dụng nước muối để súc miệng khi bị tiêu chảy, nước muối sẽ giúp nước bọt của bạn được kích thích và có loại bỏ các khuẩn có trong đường ruột của bạn.

  • Quan trọng nhất, khi bạn có triệu chứng tiêu chảy sẽ cần thực hiện bù nước, bù điện giải và khoáng chất để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Uống nước cũng giúp bạn thanh lọc đường ruột và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.

  • Không được nhịn ăn nếu bạn bị đau vùng thượng vị, điều này sẽ khiến lượng acid dạ dày tăng cao và gây tổn thương đến thành niêm mạc. Bạn có thể ăn từng bữa nhỏ thay vì dùng 3 bữa lớn trong ngày.

  • Tăng cường nhóm rau xanh, hoa quả có tính mát, từ đó giúp bạn giải độc gan và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Trong đó bạn có thể dùng mướp tươi, dưa chuột, thanh long, đu đủ.
Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?
Tăng cường chế độ ăn rau và trái cây để tăng đề kháng và acid amin hỗ trợ tiêu hóa
  • Người bệnh trong thời gian bị đau nên tránh những đồ ăn cay, nóng, đặc biệt các món ăn có nhiều ớt, nhiều dầu mỡ. Đây là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở.

  • Hạn chế dùng thức uống có cồn, nước ngọt có gas vì sẽ làm căng tức bụng, thay vào đó uống nước lọc, nước khoáng hoặc các loại nước ép trái cây.

  • Để giảm đau thượng vị, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm lên vùng thượng sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Sau khi sơ cứu tạm thời, bạn sẽ cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị.

Nếu tình trạng vẫn không có cải thiện sau một ngày, bạn nên đến Trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm. Người bệnh được điều trị tùy thuộc vào các nguyên nhân bệnh lý gây ra triệu chứng, kết hợp điều trị nội khoa, bệnh nhân được cầm tiêu, giảm đau, bổ sung nước và điện giải hữu hiệu. Ngoài ra bệnh nhân cũng được chẩn đoán bệnh lý liên quan để điều trị tận gốc.

Cách phòng tránh đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy

Tình trạng đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy nguyên phát hay thứ phát đều có thể phòng tránh nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học. Để phòng tránh triệu chứng này xảy ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện thói quen sinh hoạt đúng giờ theo đồng hồ sinh học để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.

  • Bạn không nên ăn thức ăn chua cay, thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không được hút thuốc lá.

  • Hạn chế các loại thực phẩm làm tăng tiết axit dịch vị như các loại trái cây chua, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, lạp xưởng, khô mực, dăm bông,…

  • Bạn cần ăn sáng đúng giờ, bữa ăn sáng là quan trọng nhất giúp dạ dày bạn hoạt động tốt. Nhịn ăn sáng sẽ khiến dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit hơn và dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.
Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì?
Uống nước đầy đủ là thói quen giúp bạn phòng tránh các bệnh lý liên quan đến dạ dày
  • Bạn cần ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh trạng thái căng thẳng, stress, thức khuya,… sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất.

  • Bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức để tăng sức đề kháng. Những bài tập phù hợp là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,..

Những việc này khi được tuân thủ và phát huy tốt sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả những nguyên nhân đau thượng vị là nhóm bệnh lý tiêu hóa nói chung. 

Hi vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chứng đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Biết cách xử lý trước những triệu chứng này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe trước các tình huống xấu hơn.Trường hợp cơn đau thượng vị có biểu hiện tăng nặng, tiêu chảy kéo dài, người bệnh cần thăm sớm để xác định rõ nguyên nhân cũng như điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024