Đau Thượng Vị Dạ Dày Nên Ăn GÌ Để Kiểm Soát Cơn Đau?
Xây dựng một chế độ ăn khoa học chính là cách giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ bệnh mau bình phục. Vậy, người bị đau thượng vị nên ăn gì để khắc phục và cải thiện triệu chứng đau và khó chịu?
Mối quan hệ giữa thực phẩm và bệnh đau thượng vị dạ dày
Dạ dày và thực phẩm có mối quan hệ nhất định với nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho biết, thức ăn giúp cung cấp năng lượng cho cuộc sống của mỗi người. Đồng thời, chúng giúp bổ sung dưỡng chất duy trì sự sống.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải loại thực phẩm nào cũng mang lại lợi ích này. Việc ăn không kiểm soát hoặc dung nạp những thực ăn xấu vào cơ thể không những không giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một trong số những bệnh thường gặp liên quan đến chế độ ăn uống thường là bệnh đau dạ dày, đặc biệt là viêm đau dạ dày hoặc đau thượng vị dạ dày.
Chưa kể đến, những bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày nếu không có kế hoạch ăn uống tốt, bệnh có thể tái phát và phát triển nặng. Vì vậy, để giảm đau và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Xây dựng nguyên tắc ăn uống phù hợp với người bị đau thượng vị
Người bị đau thượng vị hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày nhằm giúp bệnh mau khỏi. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân nên chú ý nguyên tắc ăn uống khoa học sau:
- Bổ sung thực phẩm có lợi, tốt cho dạ dày: Bên cạnh cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho hoạt động cơ thể, các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn còn giúp giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ chữa lành tổn thương ở dạ dày. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
- Kiêng một số loại thực phẩm: Bên cạnh thực phẩm lành mạnh, cần bổ sung vào khẩu phần ăn, bệnh nhân nên tránh xa đồ ăn, thức uống chứa nhiều chất béo hoặc chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm lạnh hay đồ sống. Bởi chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến bệnh đau thượng vị ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều muối cũng có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm tăng cơn đau. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm ngâm muối như mắm, cá khô hoặc dưa muối chua,…
- Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước không chỉ giúp bù nước cho cơ thể mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Thông thường, để dạ dày hoạt động hiệu quả, giảm cơn đau thượng vị, người bệnh nên uống một cốc nước lọc vào mỗi buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng. Đồng thời, nên tránh uống nước sau khi ăn. Bởi việc làm này có thể làm loãng dịch dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây bùng phát cơn đau ở thượng vị dạ dày.
- Lựa chọn phương thức chế biến thức ăn phù hợp: Người bị đau thượng vị dạ dày nên tránh những đồ ăn chiên, xào hay nướng. Bởi thực phẩm chế biến bằng các phương thức này thường gây khó tiêu, tăng áp lực lên dạ dày, rất dễ gây viêm đau. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, người bệnh nên chú ý phương thức chế biến. Các hình thức nấu ăn được chuyên gia khuyến khích áp dụng thường ở dạng hấp, luộc hoặc nấu canh, soup,…
- Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ: Bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc đau thượng vị dạ dày nên chia bữa ăn chính thành 4 – 5 phần nhỏ. Cách làm này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động, chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Không những thế, chia nhỏ bữa ăn giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức ở thượng vị.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn: Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Theo các chuyên gia, răng giúp phá vỡ thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ nhằm giúp enzyem ở hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Điều này giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như ợ hơi, khó tiêu hoặc đau ở thượng vị.
Đau thượng vị nên ăn gì?
Thông thường, để giảm đau ở thượng vị và chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: Để giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, bệnh nhân nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng ở mỗi người mà người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm phù hợp. Cụ thể, đối với trường hợp đau thượng vị dạ dày do căng thẳng, stress gây nên, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng an thần như rau nhút, ngó sen hoặc hạt sen,… Còn đối với những đối tượng bị đau thượng vị có kèm cảm giác nóng rát do trào ngược, người bệnh nên ăn nhiều mộc nhĩ, xà lách hoặc bí xanh,…
- Thực phẩm có tính trung hòa acid: Nồng độ acid dạ dày tăng cao chính là nguyên nhân gây đau ở vùng thượng vị. Vì vậy, để kiểm soát vấn đề này, bệnh nhân nên sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng trung hòa acid dạ dày như bắp cải, cà rốt,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho hay, chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có tác dụng hữu ích đối với hệ tiêu hóa. Hai hoạt chất này giúp hấp thụ nước, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn. Vì thế, chúng giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa như đau thượng vị dạ dày hoặc viêm, loét dạ dày,… Chất xơ thường tìm thấy nhiều trong rau xanh, bột ngũ cốc, bột yến mạch hoặc cám lúa mì,…
- Thực phẩm có tác dụng chống viêm: Hầu hết các loại thực phẩm chống viêm đều có chứa acid béo omega – 3. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm viêm đau và nguy cơ phát triển của bệnh đau thượng vị dạ dày. Vì vậy, thường xuyên sử dụng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng đau ở dạ dày.
CHI TIẾT HƠN: Chế độ ăn uống và phác đồ ĐÁNH BAY đau dạ dày hiệu quả từ chuyên gia [Mới nhất]
10 Loại thực phẩm tốt cho người bị đau thượng vị dạ dày
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp giảm đau và cải thiện tình trạng đau thương vị dạ dày.
1. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được làm từ sữa đã lên mên. Chế phẩm từ sữa này chứa nhiều vi khuẩn gọi là men vi sinh – đây đều là vi khuẩn có lợi sống trong đường tiêu hóa. Vì thế, chúng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa và giúp hệ đường ruột hoạt động khỏe mạnh.
Chưa kể đến, hệ khuẩn có lợi trong sữa chua còn giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như giúp giảm cảm giác đau nhức ở thượng vị và ngăn ngừa táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa chua đều chứa men vi sinh. Vì vậy, khi mua sắm, người bệnh nên tìm kiếm và lựa chọn các loại sữa chua có chứa một số chủng khuẩn acid lactic.
2. Táo
Theo các chuyên gia, một quả táo trung bình khoảng 182 gram giúp cung cấp các dưỡng chất sau:
- Lượng calo: 95
- Carbs: 25 gram
- Chất xơ: 4 gram
- Vitamin C: 14% (RDI)
- Kali: 6% RDI
- Vitamin K: 5% RDI
- Mangan: 2 – 4% RDI
Ngoài những thành phần này, táo còn giúp cung cấp nhiều loại vitamin khác như A, E, B1, B2 và B6. Không những thế, loại trái cây tự nhiên này còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol.
Những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng nhuận tràng, giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, chúng còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm viêm và đau. Vì thế, táo không chỉ là loại trái cây khai vị mà còn giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với dạ dày.
Người bệnh nên ăn khoảng 1 quả hoặc 1 chén táo xắt nhỏ mỗi ngày. Để tận dụng chất xơ và polyphenol, bệnh nhân nên ăn cả vỏ táo. Tuy nhiên, vỏ táo thường tồn dư lượng thuốc trừ sâu nhất định, sử dụng ít không gây tác dụng phụ nhưng nếu dùng liên tục có thể gây ảnh hưởng. Do đó, để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu, người bệnh nên mua táo hữu cơ hoặc gọt bỏ phần vỏ.
3. Cá chứa chất béo omega – 3
Người bị đau thượng vị dạ dày nên ăn gì? Như đã đề cập ở trên, người bị bệnh đau thượng vị dạ dày nên ăn thực phẩm có tính chất chống viêm, chứa nhiều acid omega – 3. Và, cá là một trong những loại thực phẩm giàu protein, chứa lượng lớn acid béo omega – 3 dồi dào.
Hoạt chất này có tác dụng giảm viêm và đau. Không những thế, hoạt chất này còn được chứng minh mang lại nhiều lợi ích đối với tim mạch, não bộ và sự phát triển của trẻ em và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, omega – 3 còn có tác dụng ức chế tế bào ác tính, ngăn ngừa ung thư phát triển.
Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân nên bổ sung cá vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng có chứa acid béo omega – 3. Do đó, để đảm bảo cung cấp acid béo này cho cơ thể, người bệnh nên lựa chọn các loại cá sau đây:
- Cá hồi Alaska
- Cá mòi
- Cá ngừ
- Cá tuyết
- Cá trích
- Cá thu
Lưu ý: Việc ăn cá chứa acid béo omega -3 thường xuyên có thể gây nhiễm kim loại nặng hoặc thủy ngân. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên ăn ít nhất 2 lần cá một tuần.
4. Rau có màu xanh đậm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau cò màu xanh đậm có chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, rất tốt đối với người bị đau thượng vị dạ dày. Ngoài giúp bổ sung chất xơ, rau xanh còn là nguồn cung cấp magie giúp cải thiện tình trạng táo bón và tăng cường chức năng co bóp của dạ dày.
Chưa kể đến, một vài loại đường tìm thấy trong rau còn có tác dụng nuôi vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Hơn nữa, loại đường này còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời làm suy yếu một số loại vi khuẩn xấu gây bệnh đường ruột. Vì thế, để kiểm soát tình trạng đau ở dạ dày, bệnh nhân nên thêm rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Một số loại rau có màu xanh đậm phổ biến như:
- Rau bina
- Cải Brussels
- Bắp cải
- Đậu Hà Lan
- Bông cải xanh và các loại rau lá xanh khác
5. Củ cải đường
Để giải đáp cho thắc mắc “Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì để kiểm soát cơn đau”, người bệnh không nên bỏ qua củ cải đường. Bởi đây là một trong những loại thực phẩm giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe dạ dày. Cứ 1 củ cải 100 gram sẽ chứa các thành phần, giá trị dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 44
- Protein: 1,7 gram
- Chất xơ: 2 gram
- Chất béo: 0,2 gram
- Folate: 20% RDI
- Vitamin C: 6% RDI
- Vitamin B6: 3% RDI
- Magiê: 6% RDI
- Kali: 9% RDI
- Mangan: 16% RDI
- Phốt pho: 4% RDI
- Sắt: 4% RDI
Ngoài các hoạt chất dinh dưỡng này, củ cải đường còn chứa nhiều chất xơ. Đây là một trong những thành phần quan trọng của chế độ ăn lành mạnh, giúp cải cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Vì thế, thực phẩm này giúp ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lý như đau thượng vị do dạ dày, táo bón hoặc viêm ruột,…
Không những thế, các thành phần chống viêm, chống oxy hóa chứa trong củ cải đường như betalain còn có tác dụng giảm đau và viêm. Đồng thời giúp làm giảm nguy cơ phát triển của tế bào ung thư.
Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng đau thượng vị, bệnh nhân có thể uống nước ép củ cải đường mỗi ngày. Bên cạnh đó, để đa dạng khẩu phần ăn, người bệnh có thể sử dụng loại thực phẩm này chế biến theo các công thức ăn sau:
- Salad củ cải đường: Ngoài chế biến theo phương thức nấu canh hoặc nấu soup, bệnh nhân có thể làm món salad củ cải đường để đổi mới bữa ăn, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị đau thượng vị.
- Lá và củ cải đường đem luộc: Lá củ cải đường cũng có tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên vứt bỏ, có thể dùng luộc chín chung với củ cải đường và thưởng thức.
6. Đu đủ
Đu đủ ngoài chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt đối với bệnh nhân bị đau thượng vị dạ dày. Một quả đu đủ nhỏ 152 gram chứa các thành phần dưỡng chất sau:
- Calo: 59
- Chất xơ: 3 gram
- Carbohydrate: 15 gram
- Protein: 1 gram
- Vitamin A: 33% RDI
- Vitamin C: 157% RDI
- Folate (vitamin B9): 14% RDI
- Kali: 11% RDI
- Canxi, magie và vitamin khác như B1, B3, B5, E và K.
Bên cạnh những thành phần có lợi này, đu đủ cũng chứa lượng lớn chất chống oxy hóa lành mạnh như carotenoids và lycopene. Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm triệu chứng viêm và đau ở thượng vị do dạ dày gây nên.
Không những thế, Enzyme papain được tìm thấy trong đu đủ còn có tác dụng phân hủy thức ăn trong dạ dày. Vì thế, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu áp lực lên dạ dày. Do đó, ngăn chặn bệnh viêm loét gây đau ở thượng vị.
Ngoài ra, những người bị táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích cũng có thể sử dụng loại trái cây này để cải thiện triệu chứng bệnh.
Một vài công thức giúp bữa ăn từ đu đủ trở nên đa dạng và phong phú hơn:
- Đu đủ và sữa chua: Người bệnh có thể trộn đu đủ chung với sữa chua và ăn vào mỗi buổi sáng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đồng thời giảm thiểu đau ở thượng vị.
- Sinh tố đu đủ: Đu đủ sau khi bỏ vỏ và hạt, đem thái hạt lựu. Sau đó, cho vào máy xay sinh tố, thêm đá xay và nước cốt dựa, xay mịn. Mỗi ngày một ly giúp dưỡng và giảm đau thượng vị do dạ dày gây nên.
- Salad đu đủ: Đu đủ và bơ đem cắt nhỏ thành khối, thêm giấm, gia vị và một ít thịt gà luộc đã xé sợi, trộn đều và thưởng thức.
- Đu đủ trộn: Đu đủ thái miếng vừa ăn, thêm một ít hạnh nhân, đường và một vài loại trái cây khác như dưa gan, bơ,.. trộn đều và ăn.
7. Măng tây
Người bị đau thượng vị nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây chứa nhiều thành phần dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là đối với bệnh đau thượng vị dạ dày.
Cụ thể, thực phẩm chứa một loại carbohydrate có tên gọi là inulin. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hoàn thành chức năng của hệ tiêu hóa. Chúng giúp vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli có lợi trong hệ đường ruột phát triển, từ đó giảm thiểu viêm ở niêm mạc dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh đó, măng tây còn giúp bổ sung chất xơ, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Hơn thế nữa, thực phẩm này còn chứa lượng lớn chất chất oxy hóa glutathione giúp phòng và điều trị bệnh đau thượng vị dạ dày, đồng thời ngăn chặn hình thành ung thư.
8. Nấm
Nấm không chỉ giàu protein mà còn chứa lượng lớn glutathione. Đây được mệnh danh là vua của các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài.
Không những thế, nấm còn chứa nhiều chất xơ, glucan beta, riboflavin và niacin giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động. Từ đó giúp làm giảm viêm và kích ứng ở niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt, thành phần axit pantothenic tìm thấy trong nấm có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh. Vì thế, nếu thường xuyên ăn nấm sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau thượng vị ở dạ dày.
9. Trà xanh
Một số nghiên cứu về tổng quan giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của trà xanh cho hay, thảo dược chứa lượng lớn hợp chất catechin. Đây là hoạt chất chống oxy hóa, có công dụng giúp chống viêm và đau ở dạ dày.
Thêm vào đó, catechin trà xanh còn có tác dụng gia tăng tỷ lệ vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Quan trọng hơn, trà xanh còn giúp lam dịu cơn đau, khó chịu ở thượng vị dạ dày. Do đó, để kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh, người bệnh nên uống ít nhất 2 – 3 cốc nước trà xanh mỗi ngày.
10. Trà cam thảo
Bên cạnh dùng nước trà xanh, bệnh nhân cũng có thể cải thiện tình trạng đau ở thượng vị bằng nước trà cam thảo. Theo một số nghiên cứu, rễ thảo dược có chứa hoạt chất chống oxy hóa gọi là glycyrrhizic, có tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường hệ tiêu hóa.
Thêm vào đó, trà cam thảo còn giúp chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh nên uống trà cam thảo khoảng 4 – 6 tuần với liều lượng dùng mỗi ngày là 3 gram.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng trà cam thảo nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường nào, bệnh nhân nên ngưng dùng và đến bệnh viện kiểm tra.
Với những thông tin nêu trên, hy vọng người bệnh sẽ giải đáp rõ thắc mắc về vấn đề “Đau thượng vị nên ăn gì để kiểm soát cơn đau?” Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, bệnh nhân cũng nên tích cực tập luyện thể thao. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, hỗ trợ giảm đau và không thay thế được tác dụng của thuốc, người bệnh nên tìm đến các phương thuốc chuyên sâu để sớm loại bỏ bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
XEM THÊM:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Giá cả điều trị sơ can bình vị tán này thế nào bà con nhỉ
Tùy vào liệu trình điều trị của từng người bác ạ, nặng nhẹ khác nhau, bác cứ gọi thẳng cho người ta họ tư vấn cho
so với thuốc tây y về cả thời gian và giá cả có hơn nhưng đúng là tiền nào của nấy bạn ạ. có những ngày tháng tớ đã loay hoay với cái bệnh này của mình, có những đêm đau toát mồ hôi lạnh ck phải chở thẳng vô cấp cứu. bị dạ dày thì không được căng thẳng mà mỗi lần đau lại stress . từ ngày dùng sơ can bình vị tán này thì yên tâm hơn rồi bụng dạ ổn định, đầu vào đầu ra tốt, tăng cân lên chút và đặc biệt là hết trào ngược đau bụng. vì nó tốt nên tớ giới thiệu cho cả đồng nghiệp người thân bạn bè mình cho đi uy tín của mình mà nên bạn cũng yên tâm điều trị bạn ạ . chúc bạn sớm khỏi nhaa
1 liệu trình của e rơi vào tầm khoảng 2 triệu/tháng nhưng khuyên thật b nên thử vì e hiểu nỗi lòng chung của những người bị dạ dày chúng ta dai dẳng mệt mỏi, mà sợ nhất là khoảnh khắc mỗi lần đi nội soi b cố gắng lên nhé
Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt thế nào cho hợp lý nhỉ mọi người, cần kiêng khem gì không
Buổi sáng c nên uống 1 cốc nước lọc sau đó ăn bánh mì không để hút dịch vị để tránh trào ngược c ạ. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả với yến mạch cực kỳ tốt cho dạ dày luôn
Tuyệt đối tránh những đồ chua cay nóng bạn ạ, mình nghiện lắm mà cũng phải bóp mồm, thỉnh thoảng thèm quá cũng có ăn tí mà đau biết nhau ngay. Với cả kiêng rượu bia nữa nhé có hại cực kỳ
Ngoài thuốc ra em nên kết hợp sinh hoạt điều độ nữa: ngủ sớm, tránh stress, căng thẳng, tuyệt đối đừng nhịn ăn sáng, chia nhỏ bữa ăn để dạ dày ko bị hoạt động quá tải, nếu chăm chỉ thì uống thêm nghệ vào cũng khá tốt cho dạ dày đó
Cac thanh phan trong thuoc nay co dam bao khong vay?
có rất nhiều bài viết nói về thành phần các loại thuốc đông y của thuốc dân tộc nhiều lắm bạn lên google gõ thuốc dân tộc là ra à thấy cũng thuộc hàng top đấy, trước khi mua mình phải đã nghiên cứu tìm hiểu thông tin rất kỹ rồi mới dám lựa chọn, họ có vườn dược liệu riêng tự trồng và hoàn toàn sạch không chất bảo quản, cam kết không pha trộn bất cứ tây y nào nên hoàn toàn mình rất yên tâm
Mình cũng tìm hiểu trên mạng tìm thuốc dạ dày thấy sơ can bình vị tán hiện ra ngay đầu. Công ty người ta lớn thế phải làm ăn phải uy tín thì mới duy trì được. Giờ người tiêu dùng họ thông minh lắm bạn ạ
sơ can bình vị tán thế hệ 2 rút ngắn được thời gian điều trị thật ạ? liệu có đúng như quảng cáo không? mình đang muốn mua cho con điều trị. cháu 8 tuổi đau dạ dày cứ đói là lên cơn đau uống nhiều kháng sinh rồi mà vẫn tái
cô không sử dụng loại cũ mà dùng ngay loại mới nên cũng k biết khác nhau thế nào nhưng loại này cô uống tiến triển bệnh khá tốt đi kiểm tra tại bệnh viện đã hoàn toàn lành vết loét sau 3 tháng điều trị k còn đau co thắt nữa. cháu tham khảo cho con dùng thử xem
E cho cháu nhà e chuyển từ thế hệ 1 sáng loại 2 nayf thấy đỡ nhanh hơn mà liệu trình cũng nhanh hơn nưâ c thử xem sao ạ. Cháu nhà e 14 tuổi viêm dạ dày không hp
vậy mọi người cho mình hỏi muốn cho con thăm khám trực tiếp để tư vấn thì liên hệ qua đâu nhỉ
cô ở tỉnh nên các bs ở đó tư vấn qua điện thoại và zalo cũng tiện lắm. sau khi đc chẩn đoán là có thuốc gửi về nhà ngay. dịch bệnh thế này chả dám đi đâu khám. cô nhờ con cô đăng ký tư vấn hộ họ liên lạc nhanh lắm
C ơi nếu c ở HN hoặc SG thì c qua thuốc dân tộc 70 nguyễn thị định để được thăm khám c ạ. Ở đó toàn các bsi lớn tuổi kinh nghiệm lâu năm. C lên web https://www.thuocdantoc.org/ để lấy thông tin nè c
a ơi vẫn là nên hạn chế hết mức có thể anh ạ. việc gì cũng phải đặt sức khỏe của mình lên hàng đầu. chồng em cũng suốt ngày phải rượu bia giờ bỏ cả thời gian công sưcs tiền bạc ra để chữa bệnh. a ăn theo cả chế độ dinh dưỡng mà ngta cung cấp nữa kìa. chúc a sớm khỏe nhé
Bạn tham khảo thuốc sơ can bình vị tán thế hệ 2 xem. Bố mình đã sử dụng sau 10 năm duy trì thuốc tây y để điều trị dạ dày. Bố mình có được các bác sĩ kết luận là viêm loét dạ dày tá tràng, duy trì thuốc cứ 1 năm hoặc nửa năm lại đi tái khám rồi lấy thuốc. Tuy nhiên, tần suất cơn đau ngày càng xuất hiện dày đặc trong khoảng thời gian bố mình dừng thuốc. Uống mãi cũng mệt nên nghe theo lời bác chỉ mình quyết định chuyển qua cho bố điều trị đông y. Tình cờ là mình search trên gg và biết được thuốc dân tộc, cho bố qua ngay và được bác sĩ Lan kê cho sơ can bình vị tán. Sau 2 tháng đtri mình thấy tình trạng bố cải thiện hơn rất nhiều, da hồng hào, ăn uống ngon miệng hơn. Chỉ hối hận là biết đến hơi muộn thôi bạn ạ chứ bố khỏe ngày nào sớm là vui ngày ấy. Từ ngày uống ông tin tưởng đông y hơn hẳn giờ đi đâu cũng giới thiệu cho mọi người