Đau Vùng Thượng Vị Bên Trái Và Các Bệnh Lý Thường Gặp

Tùy mức độ tần suất tái phát mà cơn đau vùng thượng vị bên trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó phổ biến thường gặp nhất là các bệnh lý về dạ dày, hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Đau vùng thượng vị bên trái và các bệnh lý thường gặp
Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Vùng thượng vị là khu vực nằm ở phần bụng trên rốn và phía dưới của xương ức. Tình trạng đau vùng thượng vị rất hay gặp và nguyên nhân phát sinh có thể là do các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau ở phía trái hoặc phải lại là dấu hiệu của một số căn bệnh đặc trưng phản ánh vấn đề ở cơ  quan tại vị trí đó. 

Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu bệnh gì?

Đau thượng vị thành từng cơn là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện những bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong đó, cơn đau vùng thượng vị bên trái có thể xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát do ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý thứ phát có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải xác định đúng nguyên nhân mới có thể thực hiện điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Trước tiên cần xác định vùng thượng vị bên trái tập trung những bộ phận như dạ dày, thận, ruột,… Do đó khi gặp phải cơn đau tại vị trí này, nguyên nhân có thể là do những bệnh lý sau đây:

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng đau thượng vị bên trái không có biểu hiện thường xuyên, cơn đau không nghiêm trọng, kéo dài khoảng vài giờ thì biến mất có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó những biểu hiện đi kèm là: tình trạng đau quặn bụng thành từng cơn, chướng hơi, khó tiêu, phân lúc lỏng lúc rắn…

Triệu chứng này thường xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không đảm bảo khoa học, tâm lý  căng thẳng. Ngoài ra những đối tượng lạm dụng kháng sinh, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hệ tiêu hóa…cũng dễ gặp phải triệu chứng này.

Viêm đại tràng

Đau vùng thượng vị bên trái
Đau vùng thượng vị bên trái là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng viêm đại tràng  không có triệu chứng đặc trưng mà chỉ biểu hiện qua cơn đau vùng thượng vị bên trái. Đại tràng là một phần của ruột già nằm ở cuối đường ống tiêu hóa. Bên cạnh cơn đau ở khu vực thượng vị, người bệnh viêm đại tràng sẽ có biểu hiện đau nhức tại vùng hố chậu hai bên hoặc đau vùng hạ sườn trái. ngoài ra người bệnh cũng có những triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ. Ăn uống kém ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón nhiều ngày, giảm trí nhớ và có thể bị sốt là những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Đau dạ dày

Tình trạng đau dạ dày không phải là căn bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên triệu chứng thường tái phát và gây phiền hà cho bệnh nhân. Viêm dạ dày, ăn uống không đúng giờ, lạm dụng uống thuốc hoặc ăn cay là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày.  Ban đầu bạn sẽ nhận thấy những cơn đau vùng thượng vị bên trái, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ chua, ợ hơi,… Tình trạng đau bụng tái diễn thường xuyên, cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh đang đói hoặc sau khi ăn quá no. 

Viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý nghiêm trọng hơn so với viêm dạ dày thông thường. Bệnh có thể xảy ra  nhiều yếu tố như nhiễm trùng, lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc do ảnh hưởng từ bia rượu. Những cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện đột ngột và phát triển theo thời gian thành bệnh mạn tính.

Đau vùng thượng vị bên trái
Viêm loét dạ dày có triệu chứng đau vùng thượng vị bên trái kèm theo tình trạng biếng ăn, hay buồn nôn

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng bên trái. Đặc điểm cơn đau là những cơn đau quặn sâu, đau âm ỉ, triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, sau khi ăn hoặc khi bụng đói. Đồng thời người bệnh cũng có cảm giác buồn nôn, nôn bất chợt.

Tắc ruột

Tình trạng tắc ruột cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh các phản ứng sốc nguy hiểm xảy ra. Khi xảy ra hiện tượng tắc ruột, với bất kỳ một đoạn ruột nào cũng đều có biểu hiện ban đầu là cơn đau bụng trái, buồn nôn. Kèm theo đó là các âm thanh lớn thành từng cơn trong ổ bụng. Tình trạng tắc ruột toàn phần sẽ gây trung đại tiện, từ đó bệnh nhân có nguy cơ vỡ mạch máu và nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Sỏi thận

Bệnh sỏi thận xảy ra khá phổ biến hiện nay, triệu chứng đau bụng xuất hiện khi sỏi di chuyển. Sỏi thận được hình thành từ các mẩu cặn khoáng, cứng lắng đọng trong thận, chúng có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau thượng vị bên trái. Những triệu chứng đi kèm là tình trạng nước tiểu đổi màu, có mùi hôi, đau buốt mỗi khi đi tiểu. Nhiễm trùng hoặc tổn thương thận có thể xảy ra khi người bệnh đi tiểu ra máu, nóng sốt,…

Phình động mạch chủ

Cơn đau vùng thượng vị bên trái còn xuất phát từ nguyên nhân phình động mạch chủ. Triệu chứng nhận biết đặc trưng là cơn đau vùng bụng bên trái kèm theo chứng khó thở, làn da tái nhợt, người bệnh lạnh run… Đây là triệu chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu sớm tránh vỡ khối phình động mạch. Ở diễn biến nặng,  có thể thấy khối cơ ở bụng phình to và đập theo nhịp tim. 

Cách giúp giảm đau vùng thượng vị nhanh chóng

Đau vùng thượng vị bên trái
Thuốc Tây giúp giảm đau vùng thượng vị bên trái có tác dụng nhanh chóng nhưng có thể gây tác dụng phụ

Trong Tây y, đau thượng vị bên trái uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà người bệnh sẽ được điều trị giảm đau phù hợp bằng thuốc. Đối với những cơn đau sinh lý, đau do rối loạn tiêu hóa có thể dùng me tiêu hóa cơ bản. Một số loại thuốc có khả năng giảm nhanh triệu chứng đau tại khu vực này là:

  • Thuốc kháng axit: Công dụng chính là cung cấp và trung hòa axit dạ dày, kết hợp với giảm tiết axit. Thuốc nhóm này được dùng chủ yếu là Mucosta, Rebamipid, Sucralfat và Mylanta
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Các loại thuốc như Zantac 75mg hay Pepcid AC được dùng để điều trị chứng đau thượng vị ợ hơi; Các loại thuốc như Subsalicylat Bismuth hay Loperamide được dùng để cải thiện triệu chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy; Ngoài ra thuốc Acetaminophen hay Tylenol và Clarythromycin được dùng để điều trị cơn đau vùng thượng vị lâu ngày.

Khi dùng các loại thuốc Tây trị đau thượng vị kể trên có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu như không biết cách sử dụng, người bệnh ên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Cách dân gian giảm đau thượng vị

  • Dùng nghệ và mật ong : Người bệnh trộn khoảng 5 thìa mật ong và 5 thìa bột nghệ với nhau sau đó vo thành từng viên nhỏ để trữ trong lọ thủy tinh.  Khi gặp các cơn đau bụng hay đau thượng vị bạn lấy viên nghệ ra ngậm. Nghệ có chứa hoạt chất curcumin sẽ hỗ trợ giảm đau và trung hòa axit trong dạ dày rất hiệu quả. 
  • Dùng chuối hột: Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 quả chuối hột, kết hợp với 20g rau má, 10g lá sen khô, 20g gạo lứt, 15g rau diếp cá, 50g đu đủ chín. Đem tất cả các nguyên liệu đi sơ chế sau đó sắc với 1 lit nước lọc đến khi còn 300ml thì chắt ra uống trong ngày. Mỗi ngày đều uống để hỗ trợ tiêu hóa và tăng kháng thể tự nhiên hỗ trợ giảm đau.

Lưu ý: Cách này chỉ mang tính tham khảo, chuyên gia không khuyến cáo sử dụng thay thuốc vì chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị phía bên trái tại nhà

Đau vùng thượng vị bên trái là bệnh gì
Xây dựng lại thói quen ăn uống lành mạnh để phòng các vấn đề ở hệ tiêu hóa

Các bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh ứng phó với cơn đau vùng thượng vị. Cụ thể bạn nên thực hiện các bước xử lý sau:

  • Người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe sau đó nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Nên nghỉ ngơi ngay khi cơn đau tái phát, tránh gắng sức làm việc, uống một cốc nước ấm hoặc nước có pha nghệ và mật ong để làm dịu vùng bị đau.
  • Nếu chưa nhận được thăm khám và chẩn đoán, người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc sử dụng mẹo chữa dân gian.
  •  Người bệnh nên dùng thức ăn nhẹ, tính ấm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chua, cay hay uống rượu bia, đồ uống có ga, đồ lạnh khi bị đau bụng.
  • Chườm bụng bằng túi nước nóng để giảm đau, bạn cũng không nên mặc quần áo chật bó và tránh những áp lực trên vùng bụng lúc này.

Để đảm bảo cơn đau vùng thượng vị bên trái không phát sinh do bệnh lý, bạn nên thăm khám sức khỏe và sử dụng phương pháp chuyên sâu. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát các bệnh lý có thể xảy ra.

Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp. Mức độ nguy hiểm có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng hơn nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và chẩn đoán sớm. Vì thế nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở hệ tiêu hóa, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân, từ đó mới đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan: 12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh

Ngày Cập nhật 05/06/2024

Bình luận (19)

  1. Trần Hoàng says: Trả lời


    Thuốc đông y em thăy dùng nó không tiện mấy vì cứ phải sắc thuốc hoài. Trong khi mấy loại thuốc khác trong bài viết cái thuốc viên, cái thuốc bột dễ dùng hơn bao nhiêu.

    1. Hoàng Vi Kiều Ngọc says: Trả lời


      Có đợt uống thuốc dạ dày mua ở hiệu thuốc nam, mẹ em cắt mấy thang vè cho uống. Nhưng công việc bận rộn nên hôm sắc được thì có thuốc uông, hôm nào bận dự án có khi hai ba ngày k đụng đến. Uống hết chỗ thang đó em mới bảo mẹ k mua nữa. Sau đó em tìm hiểu có bên trung tâm là có đa dạng loại thuốc mà uống không cần đun sắc gì cả. Giữa hai loại cao uống và thuốc sắc sẵn. Em lụa cái thuốc sắc sẵn đóng túi. Cái loại cao kia uống đơn giản chỉ cần pha để uống. Nhưng em thấy thuốc sắc sẽ giữ được nhiều dược tính hơn vì không càn bào chế nhiều lên em uống. Nhờ tiện vậy nên em không bỏ bữa nào và giờ em uống được một tháng thì thấy bệnh đã đỡ đấy bụng không còn cảm giác xót ruột khi ăn nữa.

      1. Kim Ngân says:


        Bạn đang nói đến thuốc của trung tâm thuốc dân tộc đúng không, thấy các bạn về thuốc bên này nhiều nên mạnh dạn đoán vậy. Cho mình hỏi chút về giá thuốc vó được hay không vì mình thấy thuốc sắc sẵn thế này chắc gis cũng cao hơn loại thuốc thang bình thường phải không?

      2. Tùng Trần says:


        Đúng rồi chị ạ thuốc em mua là của bên ấy, cái gì tốt thì sẽ đắt mà, thuốc thang bình thường giá vào khoảng 240k/ 1 thang còn thuốc sắc sẵn mà đóng túi như em đang uống lúc mua giá khoảng 270k/ thang( là 6 túi sắc sẵn về chỉ việc hâm nóng uống vì để bảo quản ngăn mát tủ lạnh) tróng đó có 30k tiền phí sắc sẵn. Cao hơn 30k thì cũng không phải là cao lắm.

  2. Nguyễn Tiên says: Trả lời


    Trẻ em có dùng được thuốc sơ can bình vị tán không mọi người ơi, con em 10 tuổi mà bị chứng trào ngược dạ dày, đau thượng vị bên trái, ăn không tiêu, hay chướng bụng, ợ chua. Em cứ dùng men tiêu hóa cho con cùng với viên uống hỗ trợ tiêu hóa nhưng chẳng thấy khỏi

  3. Nhậtt Ann says: Trả lời


    Em đang chán cả nhà ạ, còn 4 tháng nữa đến ngày cưới mà em đi khám bác sĩ nói bị trào ngược rồi viêm, em chả muốn ăn gì vì ăn là nó đau lắm. Không ăn được người giờ còn có 42kg bắt thảm luôn. Có cách nào giúp trị bệnh này mà hỗ trợ ăn ngon luôn không ạ

    1. Bảo Bảo says: Trả lời


      Sơ can Bình vị tán đúng chuẩn thuốc bạn tìm á, thuốc này trị tầm 2 tháng tùy tình hình bệnh là khỏi đó. Mấy vị trong bài thuốc toàn thảo dược hay ho, vừa giúp trị mấy chứng dạ dày, vừa bồi bổ cơ thể, ăn ngon hơn, da đẹp hơn ddos

  4. Linh Nguyễn says: Trả lời


    Thuốc tây nó có kháng sinh nên nó trị nhanh là đúng rồi, nhưng mà nó không triệt để, chủ yếu là giảm đau thời gian đầu rồi lại đau ngay, chồng mình dùng mấy đợt rồi mình biết, về lâu về dài thì không nên dùng nhé

  5. Phạm Mai says: Trả lời


    Em thấy trong bài có nói về thuốc tây nữa, chẳng biết thuốc tây với thuốc đông y loại nào ok hơn nhỉ

    1. Lisa Halles says: Trả lời


      Minh thay thuoc tay hieu qua cung nhanh, tam 1 tuan la do nhieu lam roi. Minh bi trao nguoc da day cung dieu tri bang thuoc tay ne.

    2. Ngân Đặng Huỳnh says: Trả lời


      Em đang uống thuốc Nexim Mup, có giảm đau dạ dày nhưng mà nó còn tặng em thêm cái chứng táo bón nữa. Cái bụng thì nặng mà mỗi lần vào wc ám ảnh luôn

  6. Nguyễn Minh Vi says: Trả lời


    Ăn vào bụng hay cảm giác quặn đau vùng thượng vị bên trái còn hay bị chướng bụng, ợ chua thì có cần phải đi khám k cả nhà? Em thấy giờ người ta bị mấy bệnh về tiêu hóa nhiều lắm mà k phải ai cũng đi khám hết

    1. Linh Anh says: Trả lời


      Nên đi kiểm tra coi sao nhé, mức độ nhẹ chỉ cần bổ sung thực phẩm chức năng hay nghệ gì đó hỗ trợ tiêu hóa thôi, còn nặng thì phải điều trị đàng hoàng không có thể chuyển sang ung thư, biến chứng gì luôn đó. Bây giờ nhiều người bị ung thư lắm chứ không thể chủ quan được đâu rồi đến lúc bệnh nặng có tiền chữa cũng khó

    2. Trần Mai Anh says: Trả lời


      Mình hồi đó cũng chủ quan, dần dần thấy dạ dày nhói hung, tần suất dày đặc hơn, còn bị buồn nôn mà tự dưng sụt cân lạ thường luôn. Mình điều trị gần 3 tháng thuốc tây mà mình thấy cải thiện không nhiều rồi mình tính điều trị theo đông y. Search phát là ra thuốc sơ can bình vị của trung tâm thuốc dân tộc liền. Mình cũng nghiên cứu kỹ về thuốc trong link này http://www.chuatribenhdaday.com/so-can-binh-vi-tan-bai-thuoc-dong-y-chua-dut-diem-benh-da-day.html rồi đăng ký đến khám bác sĩ Lan. Sau đó bác kê cho mình thuốc sơ can bình vị viêm loét và cao bình vị. Bác sĩ nói liệu trình của mình 3 tháng mà mình về uống tầm 2 tuần là mấy cơn đau giảm rõ, hết tháng thuốc đầu đỡ nhiều, cảm giác buồn nôn giảm hẳn luôn. Rồi hết tháng thuốc đầu mình lấy thêm tháng thứ 2, tháng thứ 3 và giờ thì đã khỏi rồi. Giờ mình ngưng thuốc đã 6 tháng rồi, dạ dày vẫn êm, không hề thấy tí dấu hiệu tái phát gì. Nhờ thế người cũng ăn ngon ngủ khỏe, có da có thịt hơn trước á

      1. Lê Uyên Nhi says:


        Bài thuốc này có mấy loại cơ, có koaij viên uống luôn và loại cao hòa với nước sôi, pha nhanh lắm, nếu ở gần thì có thể mua luôn loại được sắc sẵn đóng bao nữa kìa. Nói chớ giờ thuốc đông y cũng tiện lợi phết chứ không lích kích lỉnh kỉnh như ngày xưa nữa đâu. Đây là bài thuốc nên thường phải uống 2 loại liền, dễ uống lắm

  7. Lê Thị Hiếu says: Trả lời


    Sơ can bình vị này có chữa được đau thượng vị khó thở do viêm dạ dày hp không? Tôi bị viêm hp mấy năm nay mà uống thuốc tây mãi không khỏi nổi, còn bị nhờn thuốc nữa đây

    1. Nguyền Thiền says: Trả lời


      Khó quá nhỉ, vì viêm hp là do vi khuẩn gây ra, thế thì phải chữa bằng kháng sinh mới tiêu diệt được vi khuẩn chứ thuốc sơ can này là thuốc đông y thì làm gì có kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn được

      1. Phong Lý says:


        Làm gì có chuyện đó, trong đông y vẫn có kháng sinh để diệt khuẩn đó bạn. Mình bị viêm loét hoang vị thì cũng là do vi khuẩn mà uống sơ can bình vị tán này vẫn có tác dụng tốt mà. Vì trong thuốc đông y này là kháng sinh tự nhiên từ các loại thảo dược nên vẫn diệt vi khuẩn được mà không gây tác dụng phụ, đó là lý do các vết viêm loét dạ dày đều được chữa khỏi nhờ bài thuốc này, như mình cũng uống sơ can bình vị tán này mới hết viêm loét hang vị đó. Bạn nào mà thắc mắc không biết sơ can bình vị này chữa được những bệnh dạ dày nào thì có thể vào đây đọc này http://www.chuatribenhdaday.com/nhung-doi-tuong-co-the-su-dung-so-can-binh-vi-tan.html

      2. Hồ Thị Thúy Lê says:


        Thuốc Sơ can bình vị tán này phải được bác sĩ kê đơn theo mức độ bệnh và thể trạng của mỗi bé nên không đưa mom được ạ. Đơn thuốc dù người lớn hay trẻ em cũng cần bác sĩ thăm khám rồi mới kê đơn, mỗi người mỗi tình trạng khác nhau nên đơn thuốc chẳng ai giống ai. Mom cứ gắng đưa con đến trung tâm thuốc dân tộc khám cho chuẩn nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *