Bệnh dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả cao
Dị ứng cơ địa là bệnh da liễu thường gặp, gây không ít phiền toái cho người mắc. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta hãy lắng nghe chuyên gia da liễu, lương y Đỗ Minh Tuấn – người có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa bệnh bằng y học cổ truyền chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn, hiệu quả sau đây.
Dị ứng cơ địa là gì?
Theo thống kê của ngành y tế, có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh dị ứng cơ địa. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia da liễu: Dị ứng cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số yếu tố. Bệnh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nghĩa là khi sinh ra cơ thể đã có sẵn mầm bệnh, khi gặp các dị nguyên kích thích thì dị ứng sẽ bùng phát.

Bệnh gồm một chuỗi phản ứng dị ứng, với cơ chế bùng phát phức tạp. Có thể hiểu ngắn gọn là khi tiếp xúc với dị nguyên, kháng thể immunoglobulin E (IgE) có sẵn trong cơ thể sẽ sản sinh ra hoạt chất Histamin, gây ra hiện tượng viêm sưng, nổi mẩn đỏ và ngứa.
Bệnh gồm 3 mức độ:
- Dị ứng cơ địa cấp tính
- Dị ứng cơ địa bán cấp
- Dị ứng cơ địa mãn tính
Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh dị ứng nổi mề đay chủ yếu:
- Do thực phẩm: Người bệnh ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng, đậu phộng…
- Do dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như giảm đau, hạ sốt, kháng sinh… có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ. Thống kê cho thấy, có khoảng 10% bệnh nhân dị ứng do thuốc.
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết chuyển mùa, trời quá nóng hoặc lạnh dễ khiến cơ thể bị nổi mề đay, dị ứng.
- Do căng thẳng, stress: Những người stress trong thời gian dài khiến interleukin 12 bị ức chế, ảnh hưởng hệ thần kinh, từ đó làm tăng cường độ mẫn cảm của hệ miễn dịch.
- Do tiếp xúc với các yếu tố: bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa….
- Tiếp xúc với các chất liệu gây kích ứng: Cao su, kim loại, vải sợi tổng hợp…
- Dị ứng mỹ phẩm.
Ngoài những yếu tố trên, còn một số nguyên nhân dị ứng cơ địa khác liên quan đến công việc, sinh hoạt, môi trường sống chưa được thống kê.
Triệu chứng dị ứng dễ nhận biết
Khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, người bệnh có thể thấy các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài ngày. Tùy theo mức độ và nguyên nhân, bệnh có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung người bị dị ứng cơ địa thường có những dấu hiệu điển hình sau:
Trên da xuất hiện phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa. Các nốt có màu đỏ, tập trung ở một vị trí hoặc lan khắp toàn thân, càng gãi càng ngứa.
- Nóng rát và sưng tại vùng nổi mẩn.
- Có nhiều mảng phù với kích thước khác nhau.
- Trên da có thể nổi mụn nước, tiết dịch.
- Người bệnh dị ứng liên quan đến mũi có triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi.
- Biểu hiện khác: Viêm da dị ứng cơ địa, mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
Dị ứng cơ địa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết, dị ứng cơ địa không phải bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan không chữa trị, dị ứng kéo dài, tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh. Dị ứng cơ địa ở trẻ em có thể gây tổn thương da và ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng da, bội nhiễm, nhiễm trùng máu, phù mạch, suy hô hấp, viêm màng phổi, sốc phản vệ…
Dị ứng cơ địa là bệnh lý dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Tuy nhiên nếu xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể cải thiện đáng kể. Do đó, người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng chữa trị phù hợp.
Bị dị ứng phải làm sao?
Khi bị dị ứng, người bệnh nên có phương pháp chăm sóc bản thân phù hợp để bệnh mau khỏi. Cụ thể:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Chú ý không sử dụng các loại sữa tắm, hóa chất.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên
- Không gãi, chà xát mạnh trên da để tránh tổn thương, nhiễm trùng
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi
- Bôi kem dưỡng ẩm để làm dịu và tăng độ ẩm cho da
- Ngủ nghỉ điều độ, không thức khuya, không làm việc quá sức.
Người bệnh dị ứng cơ địa kiêng ăn gì?
Để tránh tình trạng bệnh tăng nặng, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tích cực, người bệnh nên chú ý kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Kiêng hải sản, tôm, cua, mực…
- Không ăn thực phẩm giàu đạm: thịt bò, trứng…
- Hạn chế ăn đồ ngọt như: bánh bông lan, đường, kem, socola…
- Kiêng thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ
- Không uống bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích….
- Không nên ăn đồ chế biến sẵn
Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá ngừ…), rau xanh, trái cây tươi (đặc biệt là hoa quả giàu Vitamin C), tinh bột, sữa chua….
Dị ứng cơ địa uống thuốc gì? Những cách chữa trị hiệu quả nhiều người áp dụng
Việc điều trị dị ứng cơ địa phụ thuộc vào mức độ, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số cách chữa hiệu quả và ưu, nhược điểm của từng phương pháp được lương y Tuấn chỉ ra.
1. Chữa dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian
Đối với bệnh dị ứng cơ địa nhẹ, các triệu chứng thông thường ngoài da, mọi người có thể áp dụng một số mẹo tại nhà bằng thảo dược quen thuộc, giúp giảm ngứa, nổi mẩn đỏ hiệu quả như:
- Uống nước ấm pha với mật ong
- Uống nhiều nước cam, chanh, trà xanh
- Tắm bằng nước lá khế, lá hẹ, đơn đỏ, bột yến mạch…
- Chườm, đắp lá kinh giới, nha đam…
- Bài thuốc từ gừng, tía tô, rau má…
Ưu điểm: An toàn, lành tính, nguyên liệu rẻ dễ kiếm và dễ thực hiện tại nhà.
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, với bệnh mãn tính gần như không có tác dụng. Hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát và trở nặng. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian không có kiểm chứng khoa học mà chỉ mang tính chất truyền miệng.
2. Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây y
Đây là cách chữa bệnh phổ biến được đa số bệnh nhân lựa chọn. Thuốc tây y trị dị ứng, nổi mề đay theo hướng tập trung chữa triệu chứng, ức chế phản ứng viêm.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị dị ứng cơ địa, tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi, sức khỏe, nguyên nhân mà bác sĩ kê toa phù hợp. Có thể kể đến một số nhóm thuốc sau:
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine…Đây là loại thuốc phổ biến được chỉ định điều trị nhiều loại bệnh dị ứng, có tác dụng ức chế và vô hiệu quá chất hóa học Histamin, giảm ngứa và ngăn các phản ứng quá mẫn. Thuốc có dạng viên uống, bôi ngoài da, thuốc xịt, nhỏ mũi và tiêm.
- Nhóm thuốc Corticoid: Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân dị ứng cơ địa nặng, có công dụng giảm viêm, sưng, mẩn ngứa. Thuốc dạng kem, thuốc mỡ bôi tại chỗ.
- Nhóm thuốc mẫn cảm đặc hiệu: Thuốc kháng IgE, thuốc kháng thromboxan A2… có tác dụng kháng lại IgE trong các phản ứng dị ứng.
- Thuốc chống xung huyết: Thường dùng trong trường hợp bị dị ứng kèm theo các triệu chứng liên quan đến hô hấp.
- Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, sốc phản vệ, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Epinephrine.
Ưu điểm: Thuốc Tây y cho tác dụng nhanh chóng, giảm ngứa, kháng viêm hiệu quả. Thuốc dễ mua, dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không chữa tận gốc nên bệnh có khả năng tái phát cao.
- Thuốc tân dược dễ gây tác dụng phụ. Các loại thuốc kháng Histamin khiến người bệnh buồn ngủ, khô miệng, ảnh hưởng dạ dày…. Thuốc Corticoid có thể gây rạn da, nổi mụn trứng cá…
- Nếu lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, bệnh nhân dễ gặp hiện tượng nhờn thuốc.
3. Thuốc nam chữa dị ứng hiệu quả an toàn
Song song với sự phát triển của y học hiện đại, thuốc nam vẫn luôn có chỗ đứng nhất định và được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Theo Đông y, dị ứng cơ địa thuộc chứng phong sáng. Nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể (phong hàn, phong nhiệt, phong thấp) hoặc do rối loạn các chức năng bên trong (Can, phế, vị nhiệt, âm huyết bất túc, huyết hư sinh ngứa).
Nam dược chữa dị ứng cơ địa theo hướng can thiệp sâu, trị tận gốc, đồng thời bồi bổ gan thận, nâng cao sức khỏe để bệnh không tái phát.
Thuốc nam sử dụng nhiều loại thảo dược tự nhiên, được sơ chế khắt khe, kiểm nghiệm và gia giảm theo tỉ lệ phù hợp. Một số dược liệu thường dùng trong các bài thuốc nam gồm:
- Cà gai: Bổ gan, thanh nhiệt, giải độc
- Kim ngân cành: Khu phong, tán hàn, kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc.
- Hạ khô thảo: Kháng khuẩn, tiêu viêm
- Bồ công anh: Chống viêm, mát gan, thanh nhiệt.
Ưu điểm:
- Thuốc nam an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài và bền vững.
- Có thể sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt thích hợp với cơ địa người Việt.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, đòi hỏi kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Thuốc phải đun sắc tốn thời gian và công sức.
Cách phòng ngừa bệnh dị ứng cơ địa
Đối với người có cơ địa dễ dị ứng thì việc phòng ngừa có vai trò quan trọng để tránh bệnh bùng phát. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mọi người nên nắm rõ:
+ Tránh tiếp xúc với các yếu tố mà trước đây bệnh nhân đã từng bị dị ứng.
+ Uống đủ nước. Mỗi ngày nên cung cấp 1,5 – 2 lít nước để tăng cường miễn dịch và hạn chế phản ứng dị ứng.
+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
+ Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng cơ địa và cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
ArrayNgày Cập nhật 05/06/2024