Cách Điều Trị Hắc Lào Ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh An Toàn Hiệu Quả

Bệnh hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và rất dễ lây lan. Do đó, tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, phụ huynh nên ưu tiên các giải pháp an toàn đến từ Đông y không chỉ có hiệu quả tận gốc mà còn đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm của trẻ.

hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh gì
Hắc lào ở trẻ gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Loại nấm gây ra hắc lào thường là Trichophyton rubrum và Epidermophyton Floccosum. Bệnh mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có tính chất lây lan rất nhanh.

Hắc lào có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ từ 2 – 10 tuổi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hắc lào thường xuất hiện ở mặt, da đầu và các vùng khác trên cơ thể. Về biểu hiện, hắc lào ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn thành bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng. Do đó, điều trị quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh để có cách xử lý đúng đắn.

Hắc lào có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên da trẻ như tổn thương vĩnh viễn, bội nhiễm, ăn vào máu, chàm da hoặc gây ngứa ngáy, quấy khóc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì
Hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ngứa ngứa, khó chịu

Nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Hắc lào được gây ra bởi một nhóm nấm được gọi là Dermatophytes. Trong đó Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton được cho là loại nấm phổ biến nhất có thể gây ra hắc lào.

Trong điều kiện bình thường, các loại nấm này tồn tại trên da với số lượng nhất định và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể phát triển nhanh và dẫn đến các triệu chứng hắc lào.

Sau khi xâm nhập vào da, các loại nấm này sẽ nhân lên nhiều lần, lan rộng ra và tạo nên một lớp vảy cứng trên bề mặt da, móng tay và da đầu. Các loại nấm này thường lan truyền theo dạng hình tròn, giống như hình đồng xu. Do đó, hắc lào còn được gọi là lác đồng tiền.

nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ
Tiếp xúc với thú nuôi mang mầm bệnh có thể gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ nhiễm nấm gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Khí hậu: Các loại nấm này thường phát triển mạnh mẽ ở môi trường nóng ẩm. Do đó, trẻ sinh sống ở môi trường nhiệt đới, nóng ẩm rất dễ mắc bệnh hắc lào.
  • Điều kiện vệ sinh da kém: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm. Do đó, nếu vệ sinh không đúng cách hoặc vệ sinh kém có thể khiến các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da và gây bệnh.
  • Cơ địa: Một số trẻ có thể có cơ địa nhạy cảm và hệ thống miễn dịch kém. Do đó, trẻ dễ bị nấm hoặc các mầm bệnh khác tấn công và gây bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu và các vấn đề về sức khỏe: Trẻ em có hệ thống miễn dịch kém và bệnh tiểu đường rất dễ bị vi nấm tấn công, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và gây bệnh hắc lào.
  • Sự lây nhiễm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị lây nhiễm hắc lào từ người nhà hoặc thú nuôi trong gia đình. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung vật dụng cá nhân cũng làm tăng nguy cơ nhiễm hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc: Trẻ chơi đấu vật hoặc các môn thể thao tiếp xúc với da đều có nguy cơ nhiễm hắc lào rất cao.

Ngoài ra, đôi khi hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng hoặc các loại thuốc bé đang sử dụng. Do đó, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.  

Triệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của hắc lào là hình thành những mảng da đỏ, có vảy, hình tròn và có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh. Kích thước của tổn thương khoảng 1.5 – 2.5 cm có có xu hướng lớn dần theo thời gian.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, hắc lào thường có xu hướng phát triển ở má, mũi, da đầu, cằm, xung quanh mắt, trán, ngực, bụng, tay chân và 2 bên bẹn. Hắc lào xuất hiện trên da đầu thường bị nhầm lẫn thành nấm da đầu, chàm da đầu và viêm da tiết bã. Hắc lào trên da đầu có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc, gãy tóc và gây hói đầu ở trẻ nhỏ.

triệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ
Hắc lào tạo nên những vùng tổn thương da có hình tròn gây ngứa ngáy khó chịu

Hắc lào có thể phát triển theo thời gian và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy ở vùng da bệnh, đặc biệt là về đêm.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước ở phần rìa của hắc lào.
  • Phát ban và nổi hạch ở cổ.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em cần được điều trị kịp thời. Nếu không điều trị, vùng da bệnh hắc lào có thể bị chàm hóa gây khó khăn cho việc điều trị.

Cách trị hắc lào ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, hắc lào không nghiêm trọng và không gây ảnh đến sức khỏe của trẻ. Một số biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Đối với trẻ sơ sinh

Việc điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh thường là sử dụng các loại thuốc chống nấm, kháng nấm thoa ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ về các loại kem an toàn và phù hợp cho làn da của trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc bôi điều trị hắc lào được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Miconozale
  • Lotrimin
  • Clotrimazole
  • Lamisil
  • Tolnaflate
  • Terbinafine, chỉ dùng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các loại kem, thuốc chống nấm cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày. Cha mẹ có thể thoa thuốc ở khu vực bị ảnh hưởng và khu vực xung quanh để phòng ngừa lây lan.

Đối với trường hợp hắc lào ở da đầu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ở dạng dầu gội chống nấm. Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau vài ngày đến một tuần hoặc nếu vùng da bệnh có xu hướng lan rộng, hãy thông báo cho bác sĩ.

Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bệnh hắc lào lây lan trên toàn thân, bác sĩ có thể kê thuốc chống nấm dạng uống. Trẻ có thể cần sử dụng thuốc trong 4 – 6 tuần để điều trị dứt điểm. Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh.

Điều trị hắc lào ở trẻ em

Đối với trẻ em, các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị hắc lào bao gồm:

điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc trị hắc lào theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc bôi trị hắc lào tại chỗ như Miconazole, Clotrimazole và Tolnaftate. Trong hầu hết các trường hợp thuốc sẽ được sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng.
  • Thuốc chống nấm đường uống như Terbinafine, Fluconazole và Itraconazole. Thuốc chỉ được sử dụng khi các loại thuốc bôi không mang lại hiệu quả hoặc khi nhiễm trùng lan rộng. Thuốc chống nấm đường uống có hiệu quả tương đối cao tuy nhiên có thể mang lại một số tác dụng phụ.
  • Đôi khi bác sĩ cũng có thể kê thêm xà phòng chống nấm và kem dưỡng da để hạn chế sự lây lan của hắc lào.

Việc sử dụng thuốc điều trị hắc lào cho trẻ em cần nhận được chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, làn da của trẻ vốn nhạy cảm, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ tổn thương và khó lành. Phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định liệu pháp điều trị phù hợp. Lạm dụng thuốc tây có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Chính bởi vậy, ngày càng nhiều cha mẹ có xu hướng tìm kiếm các bài thuốc điều trị lành tính từ Đông y.

Biện pháp phòng ngừa hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ một số biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa hắc lào ở trẻ.

phòng ngừa hắc lào ở trẻ sơ sinh
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh hắc lào tái phát

Một số biện pháp ngăn ngừa hắc lào phổ biến bao gồm:

  • Duy trì vệ sinh tốt, rửa tay sau khi tiếp xúc với đất, cát, thú cưng hoặc các bề mặt khác. Ngoài ra, thay đổi khăn trải giường và giặt chăn của trẻ mỗi tuần để ngăn chặn nấm hình thành và phát triển.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân, nói với trẻ không chia sẻ quần áo hoặc khăn cho trẻ khác.
  • Thường xuyên tắm cho vật nuôi để tránh việc lây lan nấm từ vật nuôi trong nhà. Nếu nhận thấy vật nuôi có dấu hiệu nhiễm nấm hoặc có các vết thương kỳ lạ hãy đưa trẻ đến bệnh viện thú ý để được điều trị phù hợp.
  • Mặc quần áo thích hợp, rộng rãi, làm bằng cotton hoặc các chất liệu không gây kích ứng da. Nếu quần áo của trẻ bị ướt, hãy lau khô người và thay quần áo ngay lập tức.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh việc trẻ cào xước gây tổn thương bề mặt da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh lý không nghiêm trọng và có thể điều trị thông qua thuốc bôi và các biện pháp phòng ngừa tại nhà.

Một số trẻ em có thể bị tái nhiễm hắc lào. Do đó, điều quan trọng là thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có được phương pháp điều trị hắc lào ở trẻ em tốt nhất. Đồng thời có giải pháp chăm sóc da cho bé để hạn chế tổn thương, sẹo xấu trên da.

ArrayArray

Ngày Cập nhật 12/06/2024