Ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi và cách trị dứt điểm
Ho có đờm kéo dài lâu ngày là tình trạng xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy ho có đờm diễn ra kéo dài mà không khỏi là do đâu và làm sao để điều trị dứt điểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.
Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm kéo dài
Ho là phản ứng của cơ thể nhằm đưa dị vật và chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Nếu cổ họng tăng tiết chất nhầy gây cản trở đến quá trình hô hấp thì cơ thể sẽ có phản ứng ho để tống đờm và chất nhầy ra bên ngoài gọi là ho có đờm. Ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi có thể xảy ra khi cơ thể mắc một số bệnh lý sau đây:
– Bệnh cấp tính: Ho có đờm cũng là tình trạng thường gặp khi bạn mắc phải một số căn bệnh cấp tính sau:
- Cảm lạnh
- Viêm amidan cấp
- Viêm mũi họng cấp
- Viêm xoang cấp
- …
– Viêm đường hô hấp dưới: Viêm đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm thường gặp.
- Viêm phế quản: Người bệnh sẽ có triệu chứng ho và khạc đờm kéo dài liên tục trong nhiều ngày, tình trạng này thường xảy ra nhiều vào mỗi buổi sáng.
- Viêm phổi: Người bệnh sẽ có triệu chứng ho ra đờm vàng kéo dài trong nhiều ngày kèm theo đau tức ngực. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến suy hô hấp, làm gia tăng nguy cơ tử vong.
– Giãn phế quản
Ho có đờm là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người bị giãn phế quản, đây là căn bệnh được hình thành do viêm phế quản kéo dài và không được điều trị một cách triệt để. Khi bị giãn phế quản, người bệnh thường có dấu hiệu ho có đờm kéo dài vào ban đêm, đờm có màu trắng đục và đông thành cục. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mủ phế quản, áp xe phổi, xơ phổi,…
– Phổi tắc nghẽn mãn tính
Đây là một dạng bệnh lý về đường hô hấp, tình trạng này xảy ra do đờm tích tụ lâu ngày khiến đường thở bị thu hẹp lại gây khó thở và tức ngực. Phổi tắc nghẽn mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm, chúng thường diễn biến âm thầm, dần chuyển biến nặng và hiện nay chưa có phương pháp để điều trị một cách dứt điểm.
– Lao phổi
Lao phổi cũng là một trong những căn bệnh dẫn đến tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Khi mắc phải bệnh, đờm của người bệnh đôi khi sẽ có lẫn thêm máu tươi, kèm theo cảm giác đau tức ngực và khó thở. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp và gia tăng nguy cơ tử vong.
Cách điều trị dứt điểm ho kéo dài lâu ngày không khỏi
Ho có đờm kéo dài là căn bệnh có thể cải thiện bằng cách sử dụng thuốc Tây, áp dụng các mẹo dân gian để chữa ho có đờm hoặc là xây dựng lối sống và sinh hoạt khoa học…
Sử dụng thuốc Tây y
Khi bị ho có đờm kéo dài trong thời gian dài mà không khỏi thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị cho bệnh nhân bị ho có đờm lâu ngày không khỏi là:
- Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng tăng tiết dịch nhầy, làm loãng dịch đờm, giúp bảo vệ lớp niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại. Một số thuốc long đờm thường được sử dụng để điều trị ho có đờm kéo dài là ipeca, terpin, guaifenesin, amoni clorid.
- Thuốc tiêu đờm: Thuốc có tác dụng làm giảm giảm độ đặc của đờm nhầy và loại bỏ chúng thông qua phản xạ ho. Một số loại thuốc tiêu đờm thường được bác sĩ kê đơn điều trị là ambroxol, bromhexin, erdosteine,…
- Kháng sinh, kháng viêm: Ngoài hai loại thuốc ở trên, bác sĩ còn có thể kết hợp điều trị với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để nâng cao hiệu quả điều trị.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây để chữa ho có đờm kéo dài, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là một số mẹo chữa ho có đờm được lưu truyền trong dân gian bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
– Mật ong và tỏi
Tỏi đem bóc vỏ đập dập rồi cho vào bát cùng một ít mật ong, dùng muỗng khuấy đều lên rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 5 phút là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng lấy 2 – 3 thìa để ăn, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
– Rau diếp cá và nước vo gạo:
Sử dụng rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo là bài thuốc điều trị ho có đờm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm rau diếp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Cho vào nước cốt diếp cá thu được một bát nước vo gạo, đem đun sôi hỗn hợp trong khoảng 20 phút thì sử dụng để uống. Người bệnh nên kiên trì áp dụng mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị.
– Củ cải trắng:
Củ cải trắng đem gọt bỏ phần vỏ ở bên ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Cho củ cải và mật ong vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp ngâm trong khoảng 3 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần lấy một ít pha với nước ấm để uống, kiên trì áp dụng sau một thời gian tình trạng ho có đờm sẽ nhanh chóng được cải thiện.
– Chuối hấp đường phèn:
Chuối hấp đường phèn là món ăn giàu vitamin C rất tốt cho thể, đồng thời đường phèn còn có tác dụng làm dịu cổ họng và hạn chế tình trạng ho có đờm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy chuối chín đã lột vỏ trộn chung với đường phèn và đem hấp trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng. Sử dụng món ăn mỗi ngày, sau vài ngày tình trạng ho có đờm sẽ được cải thiện.
Lưu ý: Các bài thuốc dân gian điều trị ho có đờm thường có tác dụng rất chậm, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Các biện pháp phòng tránh ho có đờm tái phát
Ho có đờm là căn bệnh rất dễ mắc phải và có khả năng tái phát nhiều lần, vì vậy người bệnh nên xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
- Có các biện pháp giữ ẩm cơ thể, đặc biệt là vùng họng vào những ngày thời tiết chuyển biến lạnh như mặc áo ấm, đeo khăn choàng cổ,…
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói bụi và hóa chất độc hại. Khi ra đường hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm nên có các biện pháp bảo vệ đường hô hấp như đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sau khi về nhà,…
- Thuốc lá, rượu, bia là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm sức đề kháng người bệnh cần phải tránh xa.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ho có đờm tái phát.
- Nên sử dụng các món ăn dễ loãng, mềm và dễ nuốt như cháo, canh, súp để tránh gây kích ứng đến vùng họng. Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều đường sẽ khiến tình trạng ho có đờm ngày càng nặng hơn.
- Bổ sung đủ 2,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp giữ ẩm, hạn chế tình trạng khô cổ họng, tác dụng làm loãng và tan đờm rất hiệu quả.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tấn công gây bệnh dẫn đến tình trạng ho có đờm kéo dài.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi và cách điều trị hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tốt nhất, người bệnh vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định rõ nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!