Khô khớp gối ở người trẻ – nguyên nhân và cách điều trị
Khô khớp gối là tình trạng xương khớp bị thoái hóa, xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên, nhưng những năm trở lại đây tình trạng khô khớp gối ở người trẻ ngày càng phổ biến. Vậy nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của bệnh khô khớp gối ở người trẻ
Khô khớp gối là một bệnh lý của xương khớp, là tình trạng khớp gối tiết ít hoặc không tiết ra dịch nhờn bôi trơn. Khi vận động xảy ra hiện tượng đau khớp gối, khó di chuyển và phát ra những tiếng lục cục, lạo xạo bên trong. Khô khớp gối ở người trẻ có các nguyên nhân cơ bản như sau:
1. Khô khớp do lười vận động
Lười vận động, lười chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp ở người trẻ. Nhân viên văn phòng, những người lười vận động sẽ khiến các cơ, khớp xương bị lỏng lẻo, không được giữ vững khi gặp một chấn thương ảnh hưởng đến xương khớp. Khi đó các sụn khớp, cơ, gân, dây chằng dễ bị sai lệch gây ra tình trạng thoái hóa các khớp, trong đó có khô khớp gối.
2. Khô khớp do vận động quá mức
Việc vận động quá mức là quá trình hoạt động, làm việc nặng nhọc lâu dài như khiêng vác những vật nặng, chơi thể thao quá sức,… gây ảnh hưởng đến dây chằng, các sụn khớp có nguy cơ bị tổn thương, thoái hóa khớp xảy ra càng nhanh. Và tình trạng khô khớp gối diễn ra sớm hơn so với lứa tuổi.
3. Do chế độ dinh dưỡng không khoa học
Canxi, vitamin D là những dưỡng chất thiết yếu cho hệ xương khớp, là thành phần cấu tạo nên độ bền chắc của xương. Tình trạng thiếu hụt canxi hay vitamin D khiến cho sụn không được nuôi dưỡng tốt, giảm khả năng tái tạo sụn, giảm lượng dịch nuôi sụn khớp cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp ở người trẻ.
Bên cạnh đó tình trạng lạm dụng thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, nghèo dinh dưỡng. Lạm dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá cũng gây nên những tình trạng bệnh lý về xương khớp
4. Do thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì tưởng chừng không ảnh hưởng đến xương khớp, nhưng thật ra người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là khô khớp gối rất cao. Khi khối lượng cơ thể tăng lên, đồng nghĩa với việc tạo ra một sức ép lớn đến hệ xương khớp, nguy cơ mắc bệnh về xương khớp sẽ xảy ra.
5. Do những chấn thương về xương khớp
Chấn thương xương cũng là một trong những nguyên do gây ra tình trạng khô xương khớp ở người trẻ. Khi xảy ra chấn thương hay tai nạn ở xương khớp gây nên tình trạng xương khớp yếu, dễ bị thoái hóa. Vì bây giờ xương khớp không còn khỏe mạnh như lúc trước, các dây chằng hay các lớp sụn cũng bị tổn thương và ảnh hưởng.
6. Do bẩm sinh hoặc có các bệnh lý về xương khớp
Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đa khớp có thể là nguyên do gây nên khô khớp gối ở người trẻ. Bố mẹ có hệ xương khớp yếu con sinh ra có thể xảy ra tình trạng con mắc một số bệnh về bệnh xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, khô khớp gối,…
Cách điều trị khô khớp gối ở người trẻ
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học
Xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng khô khớp gối ở người trẻ. Chúng ta thường xuyên bổ sung canxi và các loại vitamin D, B cần thiết cho xương khớp và cơ thể để hệ xương khớp đủ dưỡng chất duy trì và tái tạo lớp dịch nhầy ở xương khớp, giúp lớp sụn khớp không bị phá vỡ.
Người bệnh có thể uống sữa, ăn nhiều loại ngũ cốc, ăn nhiều rau xanh như súp lơ, cải xoăn – đó là những nguồn thức ăn tốt cho sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đấy, cung cấp dưỡng chất omega từ cá hồi, cá ngừ, cá trích,… để đi nuôi hệ xương khớp.
Ngoài việc ăn uống điều độ, người bệnh cần tránh xa các chất chứa cồn, bia rượu hay thuốc lá, vì đó là những chất gây tổn hại đến cơ thể và hệ xương khớp. Không nên sử dụng nguồn thức ăn nhanh như pizza, gà rán, hamburger, khoai tây chiên – đó là những món ăn chứa đầy dầu mỡ, ít chất dinh dưỡng, có thể gây nên tình trạng thừa cân ảnh hưởng khớp xương.
Vận động cơ thể, tập thể thao đúng cách
Đối với những nhân viên văn phòng hay người lười vận động thì cần thường xuyên vận động cơ thể, thay đổi tư thế, đứng lên, đi dạo nhằm giúp cho cơ bắp được thư giãn, thoải mái, giãn gân giãn cốt.
Trong quá trình làm việc hay luyện tập thể thao tránh chơi quá sức, tránh khiêng vác những vật nặng, tránh tình trạng xương khớp, các dây chằng bị chấn thương, các lớp sụn bị vỡ vụn.
Luôn giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng, đúng tư thế trong quá trình lao động, vận động và làm việc, ngồi thẳng lưng để các khớp xương, dây chằng không bị chèn ép mà gây ra tình trạng tổn thương xương khớp.
Đối với những người bệnh nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện, tìm ra nguyên nhân và đề ra những liệu pháp chữa trị. Ngăn ngừa trường hợp khô khớp gối biến chứng và bệnh nặng hơn như xảy ra tình trạng teo cơ, biến dạng xương khớp, liệt khớp, đau thắt lưng kinh niên,…
Đây là những thông tin, kiến thức giúp các bạn hiểu thêm phần nào về chứng bệnh khô khớp gối ở người trẻ. Nếu bạn còn những băn khoăn thì đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên bổ ích.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!