Kinh nguyệt có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục
Màu sắc và mùi của kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bởi vậy, việc bỗng dưng thấy kinh nguyệt có mùi hôi khiến chị em vô cùng hoang mang, lo lắng. Vậy tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Mời chị em tìm hiểu thông tin qua sự tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam.
Kinh nguyệt có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, kinh nguyệt có mùi hôi không chỉ khiến chị em mặc cảm, tự ti, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh Phụ khoa nguy hiểm. Mùi hôi chúng ta nghĩ xuất phát từ máu kinh có thể là mùi hôi của dịch tiết âm đạo. Dịch âm đạo tiết ra kèm với máu kinh, lượng dịch nhiều, mùi hôi nồng và đôi khi còn thấy xuất hiện triệu chứng ngứa rát âm đạo, âm hộ ửng đỏ… thì bạn cần nhanh chóng đi khám Phụ khoa vì đến 90% bạn đã mắc bệnh, có thể là do viêm nhiễm.
Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu có thể là do các bệnh lý như:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm: Triệu chứng thường gặp nhất là khí hư có mùi, màu lạ, vùng kín đau rát, sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Vào thời gian hành kinh, khí hư lại càng tiết ra nhiều, hòa lẫn vào máu kinh gây ra mùi hôi nồng và nặng. Các trường hợp nhiễm nấm âm đạo (Candida) còn xuất hiện khí hư màu trắng đục như sữa chua. Trường hợp viêm loét nặng, khí hư còn có thể lẫn máu (không phải máu kinh)
- Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến: Những bệnh lý này đều kích thích sản sinh khí hư. Khí hư thường nặng mùi, có kèm màu khi viêm lan rộng và chiếm diện tích lớn. Lúc này, máu kinh đi kèm khí hư tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Một số bệnh thường gặp như bệnh lậu, bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà… có thể gây ra mùi hôi ở vùng kín. Đặc biệt, ngày hành kinh, dịch âm đạo tiết ra nhiều, ồ ạt, máu kinh cũng thay đổi màu sắc, hòa lẫn khiến mùi hôi này càng biểu hiện rõ rệt hơn, kèm theo đó là tình trạng đau rát cơ quan sinh dục… Một số dấu hiệu điển hình chị em có thể dựa vào để nhận biết bệnh đó là tiểu buốt, tiểu ra máu, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đôi khi lẫn máu, đau khi quan hệ tình dục,…
- Viêm vùng chậu: Bệnh khó phát hiện, chỉ khi gặp một số dấu hiệu bất thường ở kỳ kinh nguyệt hoặc khó có thai, người phụ nữ mới thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Một số biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu mà bạn có thể nhận biết được đó chính là đau xương chậu, dịch âm đạo, khí hư và máu kinh có mùi khó chịu, có thể kèm theo sốt và đau rát…
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai phải làm sao?
Ngoài những bệnh lý kể trên khiến cho kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu thì một số những vấn đề khác cũng có thể mang đến hiện tượng này như bệnh táo bón mãn tính, bệnh đầy hơi, đi ngoài không tự chủ, ung thư âm hộ, dò âm đạo trực tràng, chấn thương do phẫu thuật…
Tại sao kinh nguyệt có mùi hôi?
Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu đa phần là do bệnh lý gây ra. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác khiến bạn mắc bệnh, từ đó làm xuất hiện khí hư, kinh nguyệt có mùi hôi tanh khó chịu như:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ
- Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, cũng góp phần gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa do chúng có nồng độ chất tẩy rửa mạnh, hóa chất tạo mùi làm khô âm đạo, mất cân bằng độ pH.
- Dùng đồ lót chất liệu bí khí, không phù hợp
- Những người có tuyến mồ hôi mạnh hoặc hay phải vận động thể lực nhiều, thường xuyên ra mồ hôi cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng “cô bé” bốc mùi, kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng góp phần tạo nên mùi cơ thể, mùi dịch tiết âm đạo, lượng dịch tiết, từ đó gây ra kinh nguyệt có mùi hôi.
Cách khắc phục kinh nguyệt có mùi hôi
Khi thấy kinh nguyệt có mùi bất thường bạn nên lập tức đi khám và được các bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Một số hướng điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay:
Tây y
Để điều trị hiện tượng mùi vùng kín vào thời kỳ kinh nguyệt, Tây y áp dụng 2 phương pháp như sau:
- Điều trị nội khoa: Áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp giảm viêm, kháng khuẩn để chế ngự sự tăng sinh của vi khuẩn và vùng viêm.
- Điều trị ngoại khoa: Một số phương pháp xử lý viêm, tác dụng nhanh chóng, loại bỏ mầm bệnh được sử dụng như áp lạnh, oxygen, đốt nhiệt, đốt điện, phẫu thuật nội soi,…
Đông y
Sử dụng các loại thảo dược, kết hợp chúng lại với nhau để vừa giải quyết bệnh, vừa nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng cho bệnh nhân. Đặc biệt, với tình trạng kinh nguyệt có mùi, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y thảo dược kết hợp từ những vị thuốc có tính kháng sinh thực vật để ngâm rửa vùng kín.
Một số vị thuốc có thể dùng trong trường hợp này: Hoàng bá, xà sàng tử, long đờm thảo, bạch truật, nga phụ,… Thuốc Đông y giúp duy trì hiệu quả điều trị cao, lại an toàn và phù hợp với cơ địa người bệnh nên được rất nhiều chị em ứng dụng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có cái nhìn đúng về tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi. Kinh nguyệt bất thường có thể cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 04/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!