Kinh nguyệt sớm bất thường có sao không và làm gì để khắc phục?
Bỗng một ngày kinh nguyệt đến sớm bất thường chắc hẳn các chị em sẽ vô cùng hoang mang, lo lắng. Vậy kinh nguyệt sớm bất thường có sao không? Nguyên nhân tình trạng này do đâu? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời chi tiết.
Nguyên nhân khiến chu kỳ kinh đến sớm
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới có thể kéo dài từ 28-35 ngày. Nếu trường hợp chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày thì đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt sớm.
Kinh đến sớm có thể do nhiều yếu tố khác nhau, có thể là do yếu tố sinh lý, thói quen, sinh hoạt, hoặc đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Cụ thể:
- Do tăng/ giảm cân đột ngột, quá mức: khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi, rối loạn.
- Căng thẳng, lo lắng thường xuyên:khiến nồng độ hormone bị rối loạn, dẫn đến chu kỳ kinh đến sớm hơn so với bình thường.
- Thay đổi thói quen sống: có thể gây thay đổi hormone và gây ra tình trạng kinh nguyệt đến sớm.
- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai như đặt vòng hoặc kiểm soát hormone.
- Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp có vấn đề nó sẽ ảnh hưởng đến hormone sinh dục và quá trình trao đổi chất, vì thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh.
- Bệnh tiểu đường: Bị tiểu đường loại 2 có thể làm cho chu kỳ kinh không đều, và kinh nguyệt sẽ đến sớm hoặc muộn hơn so với bình thường.
- Các bệnh lý phụ khoa: Những bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang, nhiễm trùng âm đạo, polyp cổ tử cung hay ung thư, lạc nội mạc tử cung… sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý: Kinh nguyệt đến sớm có thể là dấu hiệu của quá trình thụ tinh. Quá trình này sẽ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch màu hồng ở âm đạo kèm theo cơn đau nhẹ liên tục trong vài ngày.
Kinh nguyệt sớm bất thường có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, kinh nguyệt tới sớm chính là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt mà chị em nên đặc biệt lưu ý. Bởi vì chu kỳ kinh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này.
Thế nhưng, không phải tất cả trường hợp đều nghiêm trọng, theo đó để xác định được mức độ nghiêm trọng của hiện kinh đến sớm bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
- Nếu như kinh đến sớm do yếu tố tâm lý thì mức độ ảnh hưởng của nó không quá lớn. Chị em lúc này cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ là chú ý chế độ sinh hoạt, ăn uống, điều chỉnh và cân bằng lại tâm lý là chu kỳ kinh sẽ dần ổn định.
- Nếu do bệnh lý thì chị em cần phải được điều trị ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bác sĩ sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp cho chị em để mang lại hiệu quả cao nhất như dùng thuốc, có thể áp dụng phẫu thuật nếu cần thiết.
Kinh nguyệt tới sớm phải làm sao?
Kinh nguyệt tới sớm khiến cho các chị em vô cùng lo lắng dù là nguyên nhân gì. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng này sẽ dần ổn định và tự cải thiện sau 2-3 tháng. Lúc này chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày để cải thiện đồng hồ sinh học và chu kỳ kinh tốt hơn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Bổ sung thêm các loại rau xanh hoa quả, đầy đủ dưỡng chất để cân bằng lượng hormone cho hoạt động sinh lý bình thường.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, không quá sức.
- Tránh căng thẳng, stress, áp lực để cải thiện chu kỳ kinh. Những lúc rảnh rỗi chị em hãy đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền… sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn rất nhiều.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giúp quá trình sản xuất hormone sinh dục không bị ảnh hưởng.
- Tuy nhiên, nếu sau 2-3 tháng mà tình trạng này vẫn không cải thiện cùng với đó là xuất hiện triệu chứng bất thường thì chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Hi vọng rằng chị em đã có được thông tin hữu ích cho mình về tình trạng kinh nguyệt sớm mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Hãy chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đặc biệt là sức khỏe phụ khoa để bảo vệ thiên chức làm mẹ của mình nhé!
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!