Mất Ngủ Trưa Và 6 Mẹo Khắc Phục Hiệu Quả Không Ngờ
Giấc ngủ trưa tuy là một giấc ngủ ngắn nhưng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Việc xác định nguyên nhân gây ra sự mất ngủ buổi trưa và tìm cách khắc phục sẽ giúp bạn nhanh chóng ngủ ngon, đủ năng lượng để làm việc và sinh hoạt.
Tác hại của việc mất giấc ngủ trưa
Ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn, giúp bổ sung tổng thời gian ngủ trong ngày đủ 8 tiếng. Ngủ trưa giúp cải thiện đáng kể sức khỏe, tâm trạng, sự tỉnh táo, hiệu suất làm việc. Ngủ trưa cũng là một cách để giảm mệt mỏi và giảm thiểu tai nạn.
Mất ngủ trưa là hiện tượng tìm đủ mọi cách mà bạn vẫn không thể ngủ được giấc trưa ngắn trong vòng 15-60 phút. Không được ngủ trưa dễ làm cơ thể mệt mỏi, kém tỉnh táo, thần kinh suy nhược, thậm chí bệnh mất ngủ dạng này còn làm tăng dung nạp glucose dẫn tới hiện tượng tăng cân.
Triệu chứng thường gặp nhất của hiện tượng mất ngủ buổi trưa thường gặp:
- Trằn trọc, khó tập trung để đi vào giấc ngủ ngắn ban ngày kéo dài 15-60 phút.
- Ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình bởi tiếng động nhẹ.
- Chỉ ngủ được vài phút là tỉnh.
- Khi ngủ vẫn có thể nghe âm thanh phát ra xung quanh, khi tỉnh dậy cảm thấy đau đầu, khó chịu, mệt mỏi.
Những tác hại của việc mất ngủ trưa kéo dài cũng tồi tệ như khi bạn mất ngủ vào ban đêm.
Giảm trí nhớ, khó tập trung: Thiếu ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chức năng não bộ. Thiếu ngủ trưa dẫn đến khó duy trì chức năng miễn dịch và tối ưu chức năng não, làm suy giảm trí nhớ, thiếu sự tập trung, giảm hiệu quả công việc,…
Rối loạn tâm lý, căng thẳng: Thiếu ngủ dễ làm não có những phản ứng tiêu cực và bản thân khó kiểm soát cảm xúc hơn bình thường. Mất ngủ trưa và ngủ không đủ giấc thường dẫn đến tình trạng lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi…Lâu ngày có thể nảy sinh nhiều hiện tượng trầm cảm, stress, tự kỷ…
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Khi mất ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn bình thường làm mạch máu co lại, đẩy huyết áp tăng gây áp lực đến trái tim. Khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường làm tác động tiêu cực đến mạch máu và tim mạch.
Nguy cơ tăng cân: Mất ngủ trưa làm cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, các cơ quan hoạt động không thống nhất khiến lượng calo ít bị tiêu hao, tăng sự tích tụ mỡ. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm tăng dung nạp glucose dẫn tới hiện tượng tăng cân.
Nguyên nhân mất ngủ trưa có thể bạn chưa biết
Mất ngủ trưa là hiện tượng khá thường gặp trong đời sống xã hội hiện đại. Hiện nay, giới chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên triệu chứng mất ngủ trưa. Họ chỉ có thể đưa ra một vài nhân tố hay gặp ở người mất ngủ vào buổi trưa như sau:
Do ngủ quá nhiều vào buổi sáng: Một ngày cơ thể chỉ cần ngủ đủ 8 tiếng để duy trì mọi hoạt động bình thường. Nếu bạn đã ngủ quá nhiều vào giấc đêm và thức dậy muộn vào buổi sáng, bạn rất khó có thể đạt được một giấc ngủ trưa chất lượng. Ngủ ít thì gây nhiều vấn đề rắc rối cho cơ thể nhưng ngủ nhiều, ngủ dồn giấc cũng hoàn toàn không tốt.
Do thói quen: Thói quen dùng đồ uống chứa caffein hoặc chất kích thích gây hưng phấn như hút thuốc lá, uống trà, rượu bia, nước có gas…hoặc ngủ sai giờ, ăn quá no đều gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và oxy lên não. Từ đó gây ra hiện tượng khó vào giấc ngủ.
Do bệnh lý: Người mắc các bệnh lý viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau dạ dày, đau khớp, rối loạn cảm xúc…người đang dùng các loại thuốc trị đau đầu, kháng viêm, chữa tiểu đường…có thể gặp phải phản ứng phụ là mất ngủ.
Do tâm lý: Sự căng thẳng, stress, lo âu luôn là nguyên nhân chính dẫn đến mọi hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Não bộ không thể đạt đến giấc ngủ chất lượng nếu chúng ta đi ngủ trong trạng thái hồi hộp, lo âu, bất an, suy nghĩ nhiều, khó thư giãn đầu óc…Giải tỏa tâm lý để ăn ngon, ngủ ngon là việc mọi người đều nên học tập trong xã hội hiện đại.
Do không gian và tư thế ngủ: Không gian và tư thế ngủ trưa cũng rất quan trọng. Bạn không thể ngủ ngon nếu ngủ trong môi trường ồn ào, nhiều tiếng động lớn liên tục, hoặc nơi có ánh sáng mạnh, không thể duỗi cơ thể thoải mái khi ngủ. Ngủ sai tư thế còn khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức và rệu rã hơn khi tỉnh giấc.
Mất ngủ buổi trưa phải làm sao?
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ vào trưa. Đó có thể là sử dụng thảo dược, các bài thuốc dân gian, các mẹo vặt. Bạn có thể tự lựa chọn cách chữa để cải thiện bệnh lý sao cho phù hợp với bản thân mình nhất.
1. Dùng các thảo dược tự nhiên
Sử dụng thảo dược trị chứng mất ngủ ban trưa là cách tận dụng các hợp chất có lợi trong các loại cây cỏ tự nhiên để kích thích tuần hoàn não bộ, giúp tinh thần thư thái để cơ thể dễ đi vào giấc ngủ ngon.
Từ xưa đến nay, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả. Các loại thảo dược này có tác dụng an thần, tĩnh tâm, bình can, bổ huyết, giúp điều trị chứng mất ngủ, lo âu, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, hoảng loạn. Phổ biến nhất trong số đó là các bài thuốc điều chế từ cây lạc tiên, cây trinh nữ, hoa hoe, lá vông, hạt sen, lá đinh lăng, cây lạc tiên… Cách dùng như sau:
- Cây lạc tiên: Lấy 15gr lạc tiên đã phơi khô, đem hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút rồi dùng thay trà uống hàng ngày.
- Tâm sen: Dùng 3 – 5 tâm sen hãm với 200ml nước nóng trong 5 – 10 phút dùng như nước trà, nên uống hàng ngày.
- Lá đinh lăng: Lấy một nắm lá đinh lăng khô, đem pha như trà dùng hàng ngày.
- Hoa hòe: Nên kết hợp hoa hòe với một chút cam thảo để pha với nước nóng, dùng như trà.
2. Giữ không gian phòng ngủ ổn định
Nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, ánh sáng đều là những tác nhân quan trọng giúp não bộ đạt được giấc ngủ trưa như ý. Để ngủ trưa hiệu quả, bạn nên:
- Giữ nhiệt độ phòng ổn định: Cơ thể thường có xu hướng tăng nhiệt độ khi ngủ say. Vì vậy nhiệt độ quá cao sẽ làm tỉnh giấc nhanh chóng. Nhiệt độ phòng lý tưởng để duy trì giấc ngủ trưa ngon lành là khoảng 20-22 độ C. Tùy vào sở thích, thói quen từng người mà bạn điều chỉnh mức nhiệt độ phòng ngủ phù hợp.
- Chọn không gian yên tĩnh: Vị trí ngủ thoải mái, yên tĩnh, tránh xa những tiếng ồn xung quanh sẽ giúp cơ thể nhanh đi vào giấc ngủ trưa.
- Ánh sáng vừa đủ: Ánh sáng từ điện thoại, máy tính, đèn điện hoặc ánh nắng mặt trời có thể kích thích đồng tử của bạn, khiến chúng không muốn nghỉ ngơi. Vì vậy hãy ngủ ở nơi có ánh sáng tối để mắt dễ bắt nhịp vào giấc ngủ.
3. Sử dụng mùi hương, âm nhạc để ngủ ngon
Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, sử dụng mùi hương dễ chịu được coi là giải pháp hiệu quả để giúp người bị mất ngủ trưa thư giãn thần kinh. Các loại mùi hương từ tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương, cam, bưởi…được coi là giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng nhờ sự dễ chịu mà mùi hương mang lại.
Ngoài ra, âm nhạc cũng là liều thuốc hiệu quả với não bộ. Những bản nhạc không lời nhẹ nhàng, du dương làm trí não quên đi sự căng thẳng và đi vào giấc ngủ nhanh chóng.
4. Thay đổi thói quen ngủ trưa
Để ngủ trưa ngon giấc, bạn nên duy trì những thói quen tốt sau đây:
- Không nhìn đồng hồ thường xuyên: Thói quen nhìn đồng hồ liên tục vì sợ muộn cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta khó ngủ trưa. Vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ nên tốt nhất bạn nên tạm gác lại lo âu về thời gian để thật sự thư giãn và thoải mái khi đi ngủ.
- Tập thức và ngủ trưa đúng giờ: Tự điều chỉnh đồng hồ sinh học cơ thể cũng giúp bạn ngủ ngon mà không cần biện pháp nào. Điều này cũng giúp cơ thể tỉnh táo sau khi ngủ dậy.
- Rửa mặt với nước ấm trước khi ngủ: Rửa mặt bằng nước ấm trước khi ngủ cho làn da được tiếp xúc với nhiệt độ cao, làm các mao mạch máu dưới da thư giãn, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể nhanh chìm vào giấc ngủ.
5. Học cách điều chỉnh tâm lý
Thư giãn tinh thần chính là chìa khoá để có giấc ngủ ngon. Tâm trạng phấn khích thái quá, vui mừng hoặc quá buồn rầu cũng có thể làm tăng sự tỉnh táo và gây khó ngủ trưa. Vì vậy bạn nên học cách điều chỉnh tâm lý trước bất kỳ giờ đi ngủ nào.
Các chuyên gia khuyên răng, trước giờ ngủ trưa bạn nên:
- Nghĩ về những niềm vui trong 3-5 phút thay vì những vấn đề tiêu cực và căng thẳng trước khi ngủ.
- Tận dụng các động tác massage tại vị trí thái dương hoặc massage mắt để não bộ thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
6. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Thói quen ngủ ngay sau khi ăn trưa là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khó tiêu, đau dạ dày và khó ngủ trưa. Vì vậy bạn nên dùng bữa trưa trước giấc ngủ ít nhất 30 phút sẽ có lợi hơn cho tinh thần và giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các thực phẩm, đồ uống giúp ngủ ngon cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ buổi trưa kéo dài.
Những thực phẩm nên ăn trước khi ngủ trưa:
- Sữa chua: giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả mà làn da của bạn cũng trở nên đẹp hơn.
- Bánh mì, ngũ cốc mì, gạo lứt, khoai lang: giàu carbonhydrate tổng hợp (đường tổng hợp) giúp tiêu hóa từ từ, dạ dày no lâu hơn và giảm cân hiệu quả.
- Cá hồi giàu protein và chất béo omega-3 dồi dào, rất tốt cho tim mạch của bạn.
Những thực phẩm nên tránh trước khi ngủ trưa:
- Thịt đỏ giàu chất béo như thịt bò có thể khiến cơ thể uể oải, đờ đẫn do cơ thể phải tập trung năng lượng cho việc tiêu hóa.
- Thức ăn nhanh như hamburger, khoai tây chiên, gà rán…gây hiện tượng khó tiêu, ợ hơi.
- Sốt mayonnaise rất giàu năng lượng không có lợi cho giấc ngủ trưa.
- Quả cherry chứa nhiều melatonin gây căng thẳng thần kinh.
- Mỳ Ý giàu carbohydrates nhưng lại thiếu protein làm cơ thể chậm chạp và buồn ngủ về chiều.
- Súp rau củ không giúp bạn no lâu.
- Đồ uống có gas, đồ uống kích thích chứa nhiều caffeine nên sẽ khiến cho bạn trở nên mệt mỏi.
- Đồ quá ngọt có thể kích hoạt insulin, kích thích não sản xuất ra nhiều amino axit tryptophan.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng mất ngủ trưa, nguyên nhân và một số phương pháp khắc phục hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng điều trị cho bản thân. Hoặc chia sẻ thông tin hữu ích này đến với tất cả những người cũng đang gặp tình trạng mất ngủ buổi trưa.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!