Một số mẹo giảm ho cho bé về đêm các mẹ nên bỏ túi

Có khá nhiều mẹo giảm ho cho bé khi về đêm mà không cần dùng đến thuốc. Trong đó có cách dùng món ăn, nước uống; xông hơi, xoa bóp huyệt dũng tuyền và rất nhiều mẹo nhỏ nữa.

"<yoastmark

Lý do bé thường ho nhiều về đêm

Đối với trẻ nhỏ, các cơn ho thường xuất hiện về đêm, đặc biệt là khi gần sáng. Nguyên nhân là do nhiệt độ xuống thấp. Dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng và kích thích ho. Trong khi đó, vào ban ngày, chúng có thể được thoát ra ngoài dễ dàng nhờ các hoạt động vui chơi thông thường. Vì thế mà tình trạng ho ít khi diễn ra vào ban ngày.

Dịch nhầy ứ đọng không chỉ gây ngứa cổ và kích thích ho mà còn khiến bé bị khó thở. Khi đó, bé thường xuyên sẽ bị thức giấc, ngủ không sâu giấc hoặc quấy khóc cả đêm. Ngoài ra, hoạt động co thắt ở cơ bụng để tống đờm ra ngoài có thể khiến bé bị đau bụng.

Tình trạng ho về đêm kéo dài nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi, chán ăn. Sau đó là tình trạng suy giảm sức đề kháng. Khi đó, các vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công. Bộ phần bị ảnh hưởng trước tiên là phổi và phế quản.

Nguyên tắc chữa ho nhiều về ban đêm cho bé

Không cho bé ăn sát giờ ngủ

Ở trẻ nhỏ hay gặp hiện tượng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do cơ quan này có cấu tạo chưa hoàn chỉnh. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ho về đêm. Thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa trước khi ngủ sẽ khiến dạ dày bị căng trướng. 

Lâu dần, “van” đóng mở giữa dạ dày và thực quản sẽ bị hở. Lượng dịch vị sẽ có cơ hội tràn lên thực quản khi bé nằm ngủ. Biểu hiện thường gặp là tình trạng nôn trớ. Song song đó là những cơn ho sặc sụa. Tốt nhất bạn nên cho con ăn cách giờ ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

Cho bé ăn quá gần giờ ngủ dễ khiến dịch dạ dày trào ngược vào thực quản và gây ho
Cho bé ăn quá gần giờ ngủ dễ khiến dịch dạ dày trào ngược vào thực quản và gây ho

Dinh dưỡng và cách chế biến khi bé bị ho

Các bậc phụ huynh nên cho bé uống nhiều nước vào ban ngày. Bên cạnh đó, khi lựa chọn và chế biến thực phẩm, nên chọn những món dễ tiêu như cháo loãng. Hạn chế các món dễ khiến bé no nhưng ít chất dinh dưỡng (đồ chiên xào).

Hạn chế hoặc giúp bé tránh xa các nguồn ô nhiễm

Để tình trạng ho không trầm trọng và hạn chế ho về đêm, các bậc phụ huynh cần giúp trẻ tránh xa khói thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi nhiều khói bụi. 

Xác định đúng nguyên nhân gây ho

Để các mẹo giảm ho cho bé về đêm phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây ho. Ho về bản chất không phải là bệnh lý. Đôi khi nó chỉ là phản xạ bình thường của cơ thể để tống vật lạ ra khỏi cổ họng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ho là biểu hiện của các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn…

Các bật phụ huynh không nên chỉ căn cứ vào một số dấu hiệu chung chung rồi tự đoán nguyên nhân gây ho. Cách tốt nhất vẫn là đến cơ sở y tế kiểm tra nguyên nhân. Xác định được chính xác vấn đề này sẽ có được cách điều trị hiệu quả nhất.

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu ho kèm với các biểu hiện bất thường

Các mẹo giảm ho cho bé về đêm được tổng hợp dựa trên số đông. Mức độ hiệu quả tùy trường hợp. Đồng thời, không phải bé nào bị ho nhiều về đêm dùng các cách chữa tại nhà đều hết. Vấn đề nằm ở nguyên nhân gây ho và thể trạng của bé. Chính vì thế, nếu tình trạng ho kéo dài khoảng 1 tuần hoặc kèm các dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Các biểu hiện này gồm: sốt, thở mệt, ho kèm nôn mửa, da tím tái khi ho, khó nuốt…

Các cách trị ho chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi phù hợp với nguyên nhân gây bệnh
Các cách trị ho chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi phù hợp với nguyên nhân gây bệnh

Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, đa số các bậc phụ huynh sẽ không dám tự ý cho trẻ dùng thuốc tân dược. Tuy nhiên, qua độ tuổi này, một vài người chủ quan và tự ý mua thuốc trị ho cho trẻ uống. Đây là điều rất nguy hiểm. Bởi cơ thể trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cũng có thể phản tác dụng, thậm chí gây sốc phản vệ và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bé.

Xem thêm: 5 loại thuốc ho cho trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng

Mẹo giảm ho cho bé về đêm

Mẹo giảm ho cho bé về đêm bao gồm việc áp dụng các phương pháp dân gian; các cách xoa bóp; chăm sóc và các loại món ăn, nước uống… Các bậc phụ huynh có thể áp dụng 1 hoặc phối hợp nhiều cách để cải thiện tình trạng ho của bé. Tuy nhiên, dù áp dụng cách thức nào thì điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Đặc biệt là trong trường hợp bé nhà bạn dưới 1 tuổi.

Các phương pháp dân gian chữa ho về đêm cho bé

Chữa ho về đêm cho bé với rau diếp cá và nước vo gạo

Cách chữa ho này có tác dụng phổ phế và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nguyên liệu thực hiện gồm: 1 nắm lá rau diếp cá và 1 bát nước vo gạo. Rau diếp cá sau khi giã nhuyễn và lọc lấy nước. Dùng nước này hòa vào nước vo gạo rồi đun sôi với lửa nhỏ. Trong khoảng 20 phút thì đổ ra chén. Chờ nguội rồi cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần.

Cách chữa ho cho bé khi về đêm bằng củ cải trắng

Cách chữa ho này đặc biệt phù hợp với những trường hợp ho khan. Bạn cần chuẩn bị 1 củ cải trắng và 1 – 2 thìa nhỏ mật ong. Củ cải trắng sau khi xay nhuyễn thì trộn với mật ong rồi mang đi hấp cách thủy. Thời gian hấp trong khoảng 15 phút. Có một lưu ý khá quan trọng là trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng các bài thuốc có mật ong.

Nghệ tươi và đường phèn trị ho về đêm cho bé

Phương pháp trị ho này vừa có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra, nó còn phát huy hiệu quả cao với những trường hợp bị ho khan. Bạn cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 5 gam đường phèn. Nghệ sau rửa sạch và cạo vỏ sẽ mang đi giã nhuyễn. Sau đó đổ thêm một ít nước lọc và đường phèn vào. Mang hỗn này đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút là có thể cho bé dùng.

"<yoastmark

Dùng tỏi và mật ong giúp bé giảm ho về đêm

Tương tự như nghệ, tỏi và mật ong cũng có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Kết hợp hai thành phần này vừa giúp bé giảm ho vừa ngăn chặn những thương tổn ở cổ họng, thực quản và phổi. Đồng thời, nó còn giúp con thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.

Bạn cần khoảng 2 tép tỏi và 1 -2 thìa nhỏ mật ong. Cách làm tương tự như 2 bài thuốc ở trên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý thời gian hấp ít lại. Tỏi quá chín sẽ mất tác dụng.

Ngoài những cách làm trên, bạn có thể cho trẻ uống nước cốt lê ngào đường, nước ô mai chua hoặc nước quất ngâm đường phèn. Đây đều là các loại thức uống có thể giảm được tình trạng ho về đêm của bé. Lưu ý là mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé uống từ 1 – 2 lần.

Xông hơi với dầu khuynh diệp giảm ho đêm ở trẻ nhỏ

Đây là một trong những mẹo được nhiều bậc phụ huynh sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể hiện hiện cách này trước khi tắm bé. Hơi ấm kết hợp với vài giọt dầu khuynh diệp sẽ làm dịu cổ họng, khiến dịch nhầy dễ bị tống ra ngoài. Nếu bé bị lạnh khi xông hơi toàn thân, bạn có thể pha nước này vào cốc nước và cho trẻ hít hơi ấm.

Các mẹo nhỏ có tác dụng tức thời chữa ho về đêm cho bé

Xoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền

Đa số các trường hợp trẻ bị ho về đêm là do nhiễm lạnh. Do đó, cách xoa dầu vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân thường được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Sau khi xoa dầu và massage nhẹ huyệt này và vùng xung quanh. Bạn nên dán vào đó một miếng salonpas. Cuối cùng, hãy chú ý đắp kỹ chăn và đảm bảo chân bé không bị lạnh.

Xoa dầu nóng và massage huyệt dũng tuyền sẽ giúp bé giảm được tình trạng ho về đêm
Xoa dầu nóng và massage huyệt dũng tuyền sẽ giúp bé giảm được tình trạng ho về đêm

Rửa mũi bé bằng nước muối loãng

Meo giảm ho này hiệu quả trong những trường hợp bé bị vi khuẩn xâm nhập vào đường mũi . Biểu hiện thường thấy của nguyên nhân này là những cơn ho khan về nhiều đêm. Cách hữu hiệu nhất để “tống khứ” các vị khách không mời mà đến này là dùng nước muối loãng súc miệng và rửa mũi.

Kê cao gối khi trẻ ngủ để giảm ho về đêm

Nếu khoảng cách từ bữa ăn đến thời gian ngủ của bé dưới 1 tiếng, bạn nên kê gối cao khi bé ngủ. Cách này giúp dịch vị từ dạ dày không trào ngược lên thực quản. Từ đó ngăn ngừa và giảm được tình trạng ho. 

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cách chữa bệnh ho theo Y học cổ truyền để vừa giảm ho cho bé về đêm, vừa giúp điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng ho kéo dài làm tổn thương niêm mạc phổi, thanh quản và họng của trẻ.

Array

Ngày Cập nhật 05/06/2024