Nách Bị Nổi Hột Đỏ Ngứa Và Rát Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao?
Vùng nách là vị trí nhạy cảm trên cơ thể, chỉ cần những tác động nhỏ cũng khiến lớp da mỏng lên mụn đỏ, nhiễm khuẩn và ngứa ngáy. Nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát không chỉ là triệu chứng dị ứng thông thường mà còn cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Bài biết thông tin về các bệnh lý liên quan đến biểu hiện này cùng cách khắc phục bệnh lý.
Nguyên nhân nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát
Hiện tượng vùng da ở nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát thường xảy ra vào mùa nóng. Khi vùng da bị ẩm ướt, vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển gây viêm da. Những nguyên nhân làm tăng khả năng viêm da vùng nách là:
– Người bệnh mặc áo chật kín, vùng nách không thoát được mồ hôi và luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tạo điều kiện trú ngụ cho các vi khuẩn và tạp khuẩn gây viêm da.
– Lạm dụng chất tẩy rửa và chất khử mùi ở nách khiến vùng da tại vị trí nóng rát, bề mặt da dễ kích ứng hơn trước tác động của nhiệt độ và môi trường.
– Vô tình tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng nước bị ô nhiễm có lượng vi khuẩn quá cao.
– Thói quen mặc chung quần áo với người bệnh, dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân kèm theo việc vệ sinh kém thường xuyên nên bị nhiễm bệnh.
Nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát là bị gì?
Vùng da tại khu vực nách có nếp gấp, là khu vực tập trung tuyến mồ hôi nên tại đây thường xảy ra những vấn đề da liễu khó xử lý. Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, tình trạng nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh da liễu. Trong đó một số bệnh lý phổ biến nhất gồm có
Viêm nang lông nách
Tình trạng viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) ở nách xảy ra khá phổ biến. Đây là phản ứng viêm của một hay nhiều nang lông ở vùng nách. Những biểu nhận nhận biết bệnh viêm nang lông ở nách là vùng da nách mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa và đau rát.
Khi không được điều trị sớm, các nang sẽ nhiễm trùng và hình thành nốt mụn đỏ hình chóp, có chứa mủ. Trong mụn có nhân vàng ở giữa, quanh mụn có quầng đỏ, sờ vào đau nhức. Các nốt mụn lâu ngày chuyển từ màu trắng đỏ sang thâm tím, mụn dễ vỡ và đóng vảy.
Nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm nang lông ở nách là do tụ cầu vàng ký sinh trên da, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tại các lỗ chân lông. Những loại vi khuẩn, nấm gây bệnh thường gặp là vi khuẩn gram âm, proteus, pseudomonas aeruginosa, enterobacter klebsiella, nấm men, nấm sợi hoặc virus.
Triệu chứng viêm da tiết bã
Người có tính chất da dầu có xu hướng tiết bã nhờn nhiều hơn so với bình thường. Viêm da bã nhờn là tình trạng da bị ứng ứng thường gặp khi các tuyến nhờn trên da hoạt động quá mức. Triệu chứng có thể được khắc phục đơn giản, không gây nguy hiểm và không có biến chứng nghiêm trọng.
Biểu hiện của triệu chứng là sự xuất hiện của các mảng nhờn có vảy màu trắng hoặc vàng. Kèm theo đó là tình trạng mẩn ngứa màu đỏ nổi xung quanh các vùng nếp gấp như nách, ngực, cổ….
Đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng viêm da tiết bã. Triệu chứng phát triển sau tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi sinh. Khi được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc.
Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh lý viêm da dị ứng bùng phát nhiều trong thời điểm nắng nóng, vùng nách tiết nhiều mồ hôi và mẫn cảm hơn trước các tác động môi trường, cũng như thay đổi nội tiết bên trong cơ thể. Bệnh vêm da dị ứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, bệnh không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng thường kéo dài và tái phát với tần suất lặp lại khiến người bệnh khó chịu.
Các triệu chứng thường gặp là tình trạng nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát, mụn mọc thành mảng và đóng vảy khi khô. Không chỉ xuất hiện ở nách, bệnh viêm da dị ứng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và có xu hướng phát triển mạnh tại các vùng da có nếp gấp. Bệnh viêm da dị ứng gây ra các cơn ngứa cấp tính, người bệnh gãi nhiều dễ dẫn đến tổn thương bề mặt da. Bệnh có khả năng gây nhiễm trùng, bội nhiễm với những đối tượng có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh,…
Viêm da tiếp xúc
Khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc, làn da của người bệnh dễ bị kích ứng với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh. Nguyên nhân gây dị ứng đến từ các chất tẩy rửa, lăn khử mùi, kem dưỡng da, sợi bông của vải quần áo cũng có thể gây bệnh.
Viêm da tiếp xúc được xếp vào nhóm bệnh da liễu do dị ứng, các triệu chứng thường phát triển trong vòng vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với các xúc tác dị ứng. Người bệnh bị viêm da tiếp xúc thường có các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khô da, vùng da phồng rộp…
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da cấp tính, có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài thành bệnh mãn tính. Những biểu hiện của bệnh sẽ biến mất trong vòng vài giờ, tối đa là vài ngày khi người bệnh chăm sóc và vệ sinh cơ thể đúng cách.
Nhiễm nấm Candida
Nấm men Candida là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng da liễu. Vi nấm có thể xâm nhập và phát triển tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất ở các khu vực ẩm ướt và không được phơi sáng như nách, bẹn. Khi phát triển ở kẽ nách, nấm sẽ gây ra tình trạng nách bị nổi hột đỏ ngứa và rát, vùng da bị đỏ thành mảng.
Các triệu chứng nhiễm nấm có thể bao gồm: vùng nách bị sưng nhẹ và nổi mẩn đỏ, kèm theo mụn mủ rải rác trong phạm vi nhiễm nấm. Các bệnh da liễu do nấm Candida bùng phát mạnh mẽ khi thời tiết nóng, người bệnh mặc quần áo chật bó, do lây nhiễm từ người khác.
Điều trị bệnh do nấm candida đơn giản trong thời gian đầu bằng cách sử dụng kem chống nấm kết hợp vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay đổi các thói quen sinh hoạt hợp lý.
Triệu chứng bệnh chàm
Người bệnh có hiện tượng nổi hột đỏ ở nách, kèm theo cơn ngứa dai dẳng cần nghi ngờ nguy cơ bệnh chàm. Chàm là tình trạng viêm da mãn tính, bệnh không lây nhiễm nhưng điều trị không hiệu quả có thể khiến triệu chứng tái phát nhiều lần. Những vị trí bị chàm phổ biến là khu vực da có nếp gấp như cổ, nách, dưới đầu gối, cổ tay, bàn chân,…
Các triệu chứng cơ bản của bệnh chàm bao gồm nổi mẩn ngứa, vùng da trong khu vực nhiễm chàm khô, bong tróc, có các vết nứt nẻ trên da và tiết dịch vàng. Triệu chứng nổi mẩn đỏ do chàm thường kéo dài hơn một tuần. Các triệu chứng bùng phát theo giai đoạn nhất định và có thể phát triển nặng hơn khi người bệnh căng thẳng.
Do nhiễm giun đũa
Trong trường hợp người bệnh bị giun đũa ký sinh, vùng da có những biểu hiện tương tự như các bệnh da liễu thông thường. Kèm theo đói người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, da phồng rộp, bong vảy, nổi mẩn đỏ ngứa, biếng ăn…
Triệu chứng nổi mẩn ngứa do nhiễm giun đũa xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng vùng nách bị nổi hột đỏ ngứa xảy ra khá phổ biến. Nhiễm giun đũa có nguy cơ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm, dễ nhận thấy nhất là người bệnh suy nhược và sụt cân nghiêm trọng.
Viêm da vùng nách có nguy hiểm không?
Các bệnh da liễu nói chung và viêm da nổi hột đỏ ngứa và rát nói riêng đều không nguy hiểm đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên những triệu chứng có thể phát triển lan rộng, người bệnh cần cảnh giác trước nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm, đến lúc này việc điều trị mất nhiều thời gian.
Khi bị viêm da vùng nách, người bệnh thường bị làm phiền bởi triệu chứng ngứa rát khó chịu. Nách bị nổi hột đỏ và ngứa làm ảnh hưởng đến sự tập trung, thẩm mỹ, mất tự tin nhất là khi triệu chứng phát triển ở nữ giới. Vùng da nách là một trong số những khu vực da mỏng nhất trên cơ thể, khi người bệnh ngứa gãi vô tình gây ra những tổn thương nặng nề. Từ đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi nấm tấn công gây nhiễm trùng máu.
Vùng da bị nhiễm trùng, bội nhiễm khó hồi phục sau điều trị. Khi bề mặt da bị tổn thương nghiêm trọng, đến giai đoạn chàm hóa có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm khuẩn hệ bạch huyết khi làn da bị bội nhiễm tiềm ẩn nguy hiểm với cơ thể nếu không điều trị sớm.
Điều trị triệu chứng nách bị nổi hột đỏ và ngứa bằng cách nào?
Có hai phương pháp điều trị triệu chứng nách bị nổi hột đỏ và ngứa, chủ yếu là điều trị tại nhà và điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn.
1/ Phương pháp điều trị tại nhà
Với trường hợp người bệnh đang phát triển các triệu chứng trong thời gian đầu sẽ được khuyến khích điều trị tại nhà thay vì sử dụng thuốc ngay từ ban đầu. Một số mẹo được các chuyên gia Da liễu gợi ý để chăm sóc tại nhà đạt hiệu quả là:
– Người bệnh giữ vùng nách thoáng mát và sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo khi cơ thể đổ mồ hôi.
– Sử dụng nước muối sinh lý để lau rửa vùng nách mỗi ngày 2 lần, sau đó dùng khăn lau lại bằng – nước sạch.
– Người bệnh nên tránh xa ánh nắng mặt trời, hạn chế sinh hoạt trong môi trường ẩm ướt để bệnh không tiến triển nặng thêm.
– Người bệnh không dùng tay, hay các vật dụng cào gãi lên vùng da nách bị mẩn ngứa.
– Nên tắm bằng nước ấm, tắm nước nóng dễ gây khô da và tắm nước lạnh sẽ khiến làn da dễ bị kích ứng.
– Người bệnh nên dùng một số loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, ưu tiên các sản phẩm không mùi, không chất kích ứng.
– Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C để có thể có sức đề khác khắc phục triệu chứng.
– Bổ sung độ ẩm tự nhiên cho vùng nách bằng các loại dầu dừa, dầu hướng dương, dầu oliu có chiết xuất tự nhiên.
– Chườm đá lạnh để giảm ngứa hoặc sử dụng chanh chà xát lên vùng da nách để giảm mùi.
– Sử dụng dầu cây trà để giảm ngứa khi bị viêm da vùng nách, giảm kích ứng và ngăn ngừa nấm lan rộng.
– Người bệnh có thể tìm đến các trung tâm Y học cổ truyền để được bấm huyệt giảm đau, giảm ngứa và bỏng rát khi bị bệnh.
2/ Điều trị bằng thuốc không kê đơn
Nếu như các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả trong khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Một số biện pháp điều trị nách bị nổi hột đỏ và ngứa sử dụng thuốc không kê đơn được gợi ý:
– Người bệnh sử dụng kem hydrocortisone bôi lên vùng da bị bệnh nhiều lần mỗi ngày.
– Sử dụng nhóm thuốc kháng histamine để hỗ trợ giảm ngứa, giảm viêm da.
– Sử dụng các loại kem chống nấm, gel hoặc thuốc xịt có tính kháng viêm vào vùng nách hằng ngày.
– Sử dụng kem dưỡng có chứa calamine để điều trị nấm da và mẩn ngứa tại vùng nách.
– Sử dụng kem bôi steroid hoặc liều dùng kèm theo thuốc ức chế calcineurin.
– Điều trị bằng phương pháp quang trị liệu để tăng cường sản xuất vitamin D giúp phục hồi làn da tổn thương.
Mỗi phương pháp điều trị nách bị nổi hột đỏ và ngứa đều mang đến hiệu quả trong thời gian nhất định. Trước đó, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ triệu chứng để chỉ định phương pháp điều trị tương đương. Với những trường hợp bệnh đơn giản, người bệnh hoàn toàn có hi vọng đẩy lùi được triệu chứng bằng các hướng dẫn điều trị tại nhà.
Cách phòng ngừa viêm da vùng nách
Để phòng tránh tình trạng viêm da nách bị nổi hột đỏ và ngứa rát, người bệnh bắt đầu từ việc đảm bảo vùng da này được bảo vệ trước các nguyên nhân gây bệnh. Những việc cần làm để hạn chế nguy cơ viêm da vùng nách là:
– Vào ngày nóng, người bệnh nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, không mặc quần áo bó sát để giảm các kích ứng lên vùng da nách nói chung.
– Duy trì mức cân nặng hợp lý, cân nặng tỉ lệ thuận với khả năng mắc các bệnh viêm da ở khu vực nhiều nếp gấp.
– Người bệnh hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có mùi tanh như thịt gà, thịt bò, hải sản để giảm lượng đạm, nguyên do dẫn tới một số cơn ngứa.
– Chủ động vệ sinh và tắm rửa thường xuyên, sau khi tắm cần lau khô cơ thể, đặc biệt là vùng nách rồi mới mặc quần áo.
–Chú ý vệ sinh cơ thể sau khi tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao ra nhiều mồ hôi. Hạn chế để vùng nách tiếp xúc và tồn đọng nhiều bụi bẩn.
– Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để tăng cường hoạt động đề kháng đẩy lùi cơn ngứa.
– Kiêng nhóm thực phẩm giàu chất béo như các loại sữa, bơ, kem, mỡ động vật… chúng là những nguyên nhân làm các nốt ban đỏ phát triển nghiêm trọng thêm.
– Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây giúp cân bằng điện giải giúp cơ thể sản sinh các kháng thể bảo vệ da.
Hi vọng những thông tin về triệu chứng viêm da và nổi mụn đỏ ở nách được đề cập trong bài viết có thể giúp người bệnh phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu đang nghi ngờ các triệu chứng xảy ra do bệnh lý, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!