Nấm âm đạo khi mang thai – Bệnh phụ khoa thường gặp
Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, khiến mẹ bầu mệt mỏi. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm, tránh gây biến chứng nguy hiểm? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm thấy câu trả lời.
“Em đang mang thai ở tuần 28, dạo gần đây thấy quần lót có nhiều khí hư, mùi chua khó ngửi kèm ngứa bứt rứt tại vùng kín. Không biết có phải em bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không. Mong bác sĩ tư vấn giúp về căn bệnh này và cách chữa trị an toàn, dứt điểm. Em xin cảm ơn.” – Nguyễn Thị Thúy Hằng (Long Biên, Hà Nội).

Đây là một trong những thắc mắc của độc giả về tình trạng viêm nấm âm đạo khi mang bầu. Để trả lời chúng tôi xin cung cấp những kiến thức cần biết sau đây:
Nấm phụ khoa khi mang thai do nguyên nhân gì?
Thống kê ở nước ta cho thấy khoảng 75% phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần trong đời bị bệnh nấm âm đạo. Trong đó phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng cao do những thay đổi về hormone, thói quen ăn uống sinh hoạt…
Loại nấm được xác định là candida albicans. Bình thường chúng tồn tại ở dạng bào tử ký sinh trong cơ thể người khi có điều kiện sẽ phát triển và gây bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm nấm âm đạo khi mang thai được xác định là do:
- Thay đổi hormone: Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều chuyển biến đặc biệt là lượng estrogel được sản sinh nhiều hơn bình thường. Khi đó dịch âm đạo sẽ bị kích thích tăng tiết nhầy, tạo điều kiện để nấm phát triển gây bệnh.
- Sự suy giảm sức đề kháng: Hệ thống miễn dịch của chị em trong thời gian mang thai yếu hơn bình thường. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến nấm sinh sôi phát triển.
- Cổ tử cung mở rộng: Khi mang thai cổ tử cung thường mềm và giãn nở hơn bình thường. Điều này cũng khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, nấm dễ phát triển hơn.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Lười thay rửa, vệ sinh không đúng, thụt rửa âm đạo thường xuyên cũng dễ đưa nấm, vi khuẩn vào vùng kín.

Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Trường hợp bị nấm âm đạo, bà bầu sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Ra nhiều khí hư bất thường có màu trắng đục, dính mảng đặc như phô mai.
- Gây các vết sần tại vùng kín, sưng tấy đỏ
- Cảm giác ngứa, châm chích âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục
- Không mùi hoặc có mùi như men chua.
- Tiểu rắt, tiểu buốt.
Nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi, có chữa được không?
Nhiễm nấm âm đạo nặng trong thời gian mang thai, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn cả tinh thần mẹ bầu:
- Tăng nguy cơ sinh non khiến trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng yếu.
- Trường hợp bé nuốt phải nấm dễ ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
- Khi dính vào da dễ gây viêm, các bệnh về da.
Theo các chuyên gia, nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng, dứt điểm hơn. Nhưng cũng do tính chất của nấm dễ tái phát, nên chị em cần tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được khám, chữa. Tránh tự ý mua thuốc về dùng có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Để điều trị nấm âm đạo trong thời gian mang thai, chị em có thể tham khảo 1 trong 3 cách sau đây:
Mẹo dân gian chữa nấm âm đạo khi mang thai
Đây là cách trị bệnh sử dụng nguyên liệu có sẵn, ít tốn kém, an toàn với bà bầu. Các mẹo phổ biến nhất là:
- Lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút. Vò nát, cho vào nồi cùng vài hạt muối đun sôi, để khoảng 5 – 10 phút tắt bếp. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi rửa ngoài vùng kín.
- Ngải cứu và gừng: Lấy khoảng 20 – 30g lá ngải cứu tươi, 1 nhánh gừng đem rửa sạch. Gừng thái lát hoặc đập dập, thêm muối, nước vào đun sôi. Đổ nước ra chậu và xông hơi vùng kín 2-3 lần/tuần.
- Chữa nấm âm đạo bằng tỏi và sữa chua: Giã nhuyễn 1-2 tép tỏi, thêm chút nước sạch ép lấy nước cốt rồi hòa chung với sữa chua không đường. Dùng hỗn hợp này lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Thuốc tây y
Điều trị nấm âm đạo khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt thay vì thuốc uống như bình thường. Thuốc đặt thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi gồm các loại: Polygynax, Canesten 500, Miconazol, Clotrimazole.
Nhưng nếu thai phụ tự ý dùng thuốc, không theo bất kỳ sự chỉ dẫn nào của chuyên gia. Hoặc chủ quan tự dùng lại đơn thuốc cũ, tự mua thuốc,… thì sẽ tăng nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể kháng thuốc, suy thận, gan, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi,…
Do đó, để an toàn bạn nên chủ động thăm khám định kỳ, dùng thuốc theo chỉ định. Nếu trường hợp không thể can thiệp bằng Tây y thì có thể xem xét chữa viêm nấm âm đạo bằng y học cổ truyền.
Thuốc đông y trị nấm âm đạo cho bà bầu
Sử dụng thuốc đông y chữa nấm âm đạo đang được nhiều chị em ưa chuộng bởi tính an toàn, không tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc còn cho tác dụng tận gốc ngăn ngừa tái phát bệnh.

Như vậy, có thể thấy nấm âm đạo khi mang thai là bệnh thường gặp ở bà bầu nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách xử lý đúng đắn. Để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ chúng tôi khuyên chị em ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vùng kín hãy đến ngay cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời.
ArrayNgày Cập nhật 06/06/2024