Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi khi mắc bệnh, tình trạng đau đớn, tê cứng và một vài triệu chứng khó chịu khác sẽ hình thành và ngày càng phát triển. Từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân. Nếu đi bộ không đúng cách hoặc thực hiện một số hoạt động khác không cẩn thận, bệnh và triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Trên thực tế bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không nên nằm trên giường hay nằm trên ghế sofa một thời gian dài trong ngày hoặc cả ngày. Bởi điều này không tốt cho hệ xương và không tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Thay vào đó bạn nên vận động thường xuyên bằng cách áp dụng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ. Những bài tập này sẽ giúp bạn giảm đau và cải thiện những triệu chứng khó chịu. Đồng thời giúp bạn cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc một số bệnh về xương khớp khác, người bệnh có thể có cảm nhận được những cơn đau đớn từ việc luyện tập thể dục hoặc chơi những môn thể thao. Chính vì điều này khiến bệnh nhân không thực hiện cũng như không đảm bảo được cơ thể, hệ xương có đầy đủ các hoạt động thể chất. Từ đó người bệnh không thể duy trì được một cơ thể, hệ xương khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu không thể luyện tập thể dục hoặc chơi những môn thể thao, bạn vẫn có thể đi bộ. Bởi đi bộ và những phương pháp hoạt động nhịp chậm khác có thể mang đến cho người bị thoát vị đĩa đệm những lợi ích sau:
- Tăng độ đàn hồi: Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp người bệnh tăng giới hạn chuyển động cũng như tăng độ đàn hồi, chức năng của xương khớp và đĩa đệm.
- Tăng cường cơ bắp: Đi bộ và những phương pháp hoạt động nhịp chậm khác có tác dụng hỗ trợ cho cột sống trong việc tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh. Đồng thời giữ cho cơ thể và lưng của bạn luôn ở vị trí thẳng đứng.
- Cải thiện cấu trúc của cột sống: Đi bộ và những hoạt động nhẹ nhàng tương tự đi bộ có khả năng hỗ trợ quá trình di chuyển những chất dinh dưỡng trong cơ thể đến các mô ở cột sống. Từ đó giúp bạn thúc đẩy quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Giảm cân: Việc thường xuyên vận động bằng cách đi bộ có thể giúp bạn tránh bị tăng cân cũng như giữ cho trọng lượng luôn ở trong một giới hạn lý tưởng. Bởi nếu bạn bị thừa cân, đĩa đệm và cột sống của bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực. Bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn cũng từ đó mà trở nên xấu đi.
- Giúp cột sống linh hoạt hơn: Việc bạn thường xuyên đi bộ sẽ giúp các cơ xương khớp dẻo dai hơn và được vận động nhiều hơn. Từ đó giúp bạn hạn chế mắc phải tình trạng co cứng khớp.
- Giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa bệnh loãng xương: Khi đi bộ, hệ xương khớp của bạn sẽ được vận động. Từ đó làm giảm gánh nặng tác động lên các cơ khớp khi bạn thường xuyên ngồi yên một chỗ lâu dài. Không chỉ giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe, việc thường xuyên đi bộ còn giúp bạn phòng ngừa được bệnh loãng xương.
- Cải thiện sức khỏe và cơ bắp ở chân, hông: Việc thường xuyên đi bộ không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn giúp bắp chân và các cơ bắp ở hông của bạn được rèn luyện và trở nên chắc khỏe hơn. Đồng thời tăng sự chịu dựng. Từ đó giúp cho hệ xương chắc khỏe, cơ thể luôn ở trong tư thế đứng vững chắc.
Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy việc đi bộ và những phương pháp hoạt động nhịp chậm khác có thể giúp bạn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Đồng thời giúp bạn cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng độ đàn hồi, tăng cường cơ bắp, tăng cường sức khỏe cho cơ thể và hệ xương khớp. Từ đó giúp bạn nâng cao cuộc sống và cải thiện các hoạt động thường ngày.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện, kết quả cho thấy đi bộ là một trong những bài tập nhẹ nhàng, bài tập hoạt động nhịp chậm hữu hiệu và tốt nhất mà bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện.
Nguyên tắc đi bộ khi bị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ là một hoạt động đơn giản. Tuy nhiên hoạt động này chỉ đơn giản khi bạn đang còn khỏe mạnh. Đối với những trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến xương khớp, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý. Bởi nếu không cẩn thận, cột sống, đĩa đệm có thể bị tổn thương thêm.
Việc đi bộ nhiều hay ít, đi bộ nhanh hay chậm, đi bộ trên một đường phẳng hay đường dốc, đi bộ bằng giày hay bằng dép… đều là những yếu tố có khả năng quyết định kết quả cuối cùng là hại hay là lợi. Đồng thời góp phần trả lời thêm cho câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không.
Vậy nguyên tắc bài tập đi bộ cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là:
Đi bộ đúng cách
Đi bộ là một hoạt động đơn giản nhưng rất tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp. Chính vì thế, bạn hãy đi thật tự nhiên và thật thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên bạn cần nhớ khi đi bộ lưng phải thẳng. Bên cạnh đó mắt phải nhìn về phía trước. Bạn không cần phải quá quan trọng chân bước ra sao, tay như thế nào. Bởi khi chúng ta đi bộ một cách tự nhiên với những bước chân khoan thai và thư thế, mọi tư thế tồn tại trên cơ thể của bạn sẽ tự khắc về mức chuẩn mực.
Ngoài ra để đi bộ đúng cách, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đầu luôn giữ thằng và hướng về phía trước
- Vai và cánh tay nên thả lỏng
- Lưng thẳng
- Đánh tay một cách tự nhiên khi di chuyển
- Khi bước, bạn cần đặt gót chân xuống. Sau đó hơi nhún tới trước
- Khi đi bộ bạn nên mang một đôi giày vừa vặn và phải thật thoải mái
- Đảm bảo sự thoải mái bằng cách mặc quần áo phù hợp.
Lưu ý về những đồ đạc mang theo
Để tâm lý hoàn toàn thoải mái và không bị chi phối, quá trình đi bộ diễn ra một cách tự nhiên và thoải mái nhất, người bệnh không nên:
- Không vừa đi vừa ăn
- Không vừa đi vừa nghe nhạc, nói chuyện hay tập trung vào màn hình điện thoại
- Khi luyện tập thể dục bằng cách đi bộ, bạn không nên dắt theo trẻ em. Bởi khi đó bạn vừa phải chạy theo để trông chừng, vừa mất tập trung.
Lộ trình đi bộ cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm
Tương tự như những thông tin đã đề cập ở trên, đi bộ không chỉ là một thứ vui tao nhã mà còn là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp. Để tránh việc nhàm chán, bạn nên thay đổi lộ trình đi bộ của mình. Đồng thời thường xuyên thay đổi phong cảnh. Bên cạnh đó bạn nên chọn cho mình một địa điểm đi bộ ít có xe cộ đi lại, thưa người, đường bằng phẳng, dễ đi, không gồ ghề và không dốc.
Chú ý đến hơi thở khi đi bộ
Hơi thở là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thời gian bạn đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bởi việc hít thở đều sẽ hỗ trợ quá trình di chuyển của oxy vào cơ thể để nuôi dưỡng các tế bào. Khi đi bộ bạn nên hít thở một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất. Trong trường hợp cơ thể mệt mỏi do bạn đã đi một đoạn đường dài, bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức. Người bệnh không nên cố gắng thực hiện đúng nhịp chân tay và không nên cố gắng thở gấp. Bởi hoạt động này có thể gây phản tác dụng.
Việc đi bộ đúng cách và đi bộ một cách thường xuyên thực sự sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn. Bài tập đi bộ không chỉ giúp bạn tuần hoàn máu, tăng sự dẻo dai cho xương khớp mà còn giúp mở đường cho các chất dinh dưỡng và máu đi vào nuôi phần đĩa đệm đang bị tổn thương. Bên cạnh đó hoạt động này còn giúp bạn nâng cao sức khỏe cho hệ tim mạch, tốt cho người bị trầm cảm, mất ngủ và huyết áp.
Sau khi trả lời câu hỏi “Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”, người bệnh đã có thể thực hiện được những động tác từ bài tập đi bộ vừa đơn giản vừa hiệu quả mà không lo hệ xương khớp và sức khỏe bị ảnh hưởng.
Những động tác đi bộ nhẹ nhàng có khả năng tăng cường sức khỏe cho phần cơ thắt đùi, phần cơ thắt lưng và cơ bụng. Đồng thời giúp gân cốt hoạt động một cách tốt nhất. Từ đó giúp người bệnh giảm bớt những áp lực của cơ thể tác động cũng như đè lên phần cột sống bị thoát vị. Các cơn đau cũng nhờ đó mà được cải thiện.
Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bệnh huyết áp, những bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch, bệnh về xương khớp, bệnh trầm cảm, mất ngủ… nên dành thời gian từ 30 – 45 phút mỗi ngày để đi bộ. Đối với những người bình thường, ngoài bài tập đi bộ, bạn có thể sử dụng một số bài tập thể dục khác hoặc chơi thể thao để phòng bệnh thoái hóa cột sống và nâng cao sức khỏe.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì thế bạn nên liên hệ và trao đổi ý kiến cùng với bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa bài tập đi bộ vào quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng tôi không đưa ra thông tin, lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh thay cho bác sĩ và những người có chuyên môn.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!