Người Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Xe Đạp Không?
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, hầu hết người bệnh đều ái ngại tập luyện thể thao vì lo sợ cơn đau tái phát. Thực tế vẫn có những bộ môn luyện tập an toàn cho bệnh nhân, chẳng hạn như đi xe đạp. Nếu được thực hiện đúng cách, phương pháp này có thể hỗ trợ bệnh nhân hồi phục thể trạng tốt.
Những người bị thoát vị đĩa đệm tập luyện những môn vận động nhẹ nhàng có tác dụng rất tốt. Những môn thể thao vừa sức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… nhìn chung đều có tác dụng kéo giãn các gân cơ, tăng cường độ dẻo dai cho các đốt sống, từ đó tạo điều trị điều trị bệnh tiến triển tốt hơn.
Người thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp diễn ra phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn bệnh nhân sẽ chịu những cơn đau khác nhau trên và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ chịu đựng những cơn đau nhẹ, phát tác trong thời gian ngắn, vì thế thời gian này vẫn nên tiếp tục kiên trì vận động để ngăn chặn sự thoái hóa khớp xương.
Ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm trung bình đến nặng, bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau dữ dội hơn, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Lúc này việc tập luyện vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, đồng thời giúp bệnh nhân giữ được sự bình ổn về tinh thần.
Mặc dù thoát vị đĩa đệm không gây ra những hệ lụy nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Do đó ngay từ khi phát hiện bệnh, tập thể dục là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy quả trình điều trị đạt kết quả khả quan. Duy trì chế độ vận động vừa sức và thường xuyên có thể giúp giảm đau nhức, từ đó giúp xương khớp dẻo dai hơn trước sự thoái hóa.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn, bộ môn đạp xe đem đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Khi đạp xe, cơ thể người bệnh sẽ đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống. Lúc này hệ thống dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại, từ đó phòng tránh được tình trạng lắng đọng canxi, hình thành các gai xương cột sống. Người bệnh cũng hạn chế được biến chứng chèn ép dây thần kinh.
Rất nhiều bệnh nhân áp dụng bài tập 30 – 45 phút/ngày nhận thấy cơn đau giảm hẳn tình trạng đau thắt lưng hay cột sống. Tuy nhiên bài tập đạp xe nói riêng và những phương pháp luyện tập khác nói chung cần được thực hiện đúng cách, vừa sức bệnh nhân mới đem lại hiệu quả tốt. Bên cạnh phương pháp đạp xe, những bài tập đi bộ nhẹ nhàng, yoga hoặc bơi lội cũng mang lại cải thiện tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp thư giãn gân cơ, khớp xương giảm áp lực đè nặng lên đĩa đệm, kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý gì khi đi xe đạp?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tìm hiểu mức độ bệnh lý của bản thân, sau đó tham khảo bác sĩ điều trị về phương pháp luyện tập phù hợp. Các chuyên gia xương khớp đã dành lời khuyên cho người bệnh thực hiện bài tập đạp xe đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thế bệnh nhân lưu ý những nguyên tắc sau:
Tư thế đạp xe đúng – Nâng tay cầm vừa người
Việc đạp xe với lưng khom thấp, người hướng về phía trước có thể gây ra các cơn đau nghiêm trọng hơn sau khi tập luyện. Tư thế hợp lý nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạp xe đạp là nâng cao tay lái lên khoảng 8 inch, từ đó có thể giảm áp lực lên các đốt sống và xương vai. Đồng thời tư thế này cũng giúp giảm áp lực ở mặt trước của đĩa đệm và giảm chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài ra tư thế này cũng không làm tăng trọng lượng lên lưng và mông, cánh tay vẫn là nơi chịu lực chính khi luyện tập.
Cần lưu ý điều chỉnh đúng tư thế này khi đạp xe sẽ giúp bệnh nhân không gặp phải những cơn đau nhức sau đó. Trước đó người bệnh hãy chắc chắn rằng mình quen với tư thế đạp xe mới và đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
Không để đầu gối không chạm vào sườn xe
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạp xe đạp cần lưu ý tránh để đầu gối chạm vào sườn xe khi luyện tập. Điều này cho thấy người bệnh đẩy hông quá nhiều về phía trước. Tư thế này sẽ gây ra một số tổn thương không mong muốn như trật khớp vai, khớp hông, đồng thời nó cũng khiến bạn dễ bị đau lưng.
Vì thế người bệnh nên đảm bảo rằng mông và đùi của bạn nằm cân bằng với yên xe. Người tập cũng cần ngồi thẳng lưng và đẩy hông ra phía sau để đạt được khoảng cách an toàn. Giữ tư thế này trong suốt thời gian đạp xe sẽ không gây ra các tai nạn không mong muốn, cũng như giúp bạn không bị đau mỏi sau đó.
Nên kết hợp tập yoga và đi xe đạp
Tập luyện các động tác yoga kết hợp với đi xe đạp đem đến những cải thiện tích cực đối với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, bài tập này có thể giúp ích trong việc giảm đau rất tốt, đồng thời giúp kéo giãn các cơ và kích thích máu huyết lưu thông.
Trong các tư thế Yoga dành cho người thoát vị đĩa đệm, bạn nên ưu tiên tư thế Tandasana nếu thường xuyên đi xe đạp. Đơn giản, khi thực hiện động tác bạn đứng dạng hai chân ngang hông, phần đầu gối cong và đặt hai tay lên hông và nghiêng phần xương chậu về phía sau. Khi trở lại vị trí ban đầu, người bệnh ấn gót chân xuống sàn, nhấc nhẹ phần hông lên để đứng thẳng trở lại.
Người bệnh nên thực hiện động tác này như một cách khởi động trước khi đi xe đạp để làm nóng cơ thể. Nếu được kết hợp và áp dụng lâu dài, bài tập này có thể giải quyết sự chèn ép dây thần kinh ở cột sống và thắt lưng. Từ đó giúp bạn không còn gặp phiền toái với các cơn đau nhức mà bệnh gây ra nữa.
Luyện tập tại mặt đường bằng phẳng
Điều kiện luyện tập có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả luyện tập. Nếu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạp xe ở những đoạn đường không bằng phẳng, sóc nảy, sỏi đá, có nhiều ổ gà. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đốt sống dễ bị lệch ra bên ngoài khiến bệnh nhân bị đau và tình trạng thoát đĩa đệm sẽ tồi tệ hơn.
Vì thế nên người bệnh nên chọn những con đường bằng phẳng, không có chướng ngại vật để luyện tập. Tuyệt đối không luyện tập tại những con đường dốc. Bạn cũng nên đạp xe từ từ, duy trì tốc độ ổn định, không cần đạp xe quá nhanh. Ban đầu người bệnh nên bắt đầu với một đoạn đường nhỏ sau đó tăng dần theo thời gian luyện tập.
Dùng đai hỗ trợ khi đi xe đạp
Ở những bệnh nhân bị đau nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm, có thể sử dụng đai hỗ trợ chống đau lưng khi đi xe đạp. Tác dụng của đai là định hình cột sống và đỡ hông khi bạn đi xe đạp đường dài, cách này sẽ hạn chế được các tai nạn xảy ra khi bạn luyện tập. Đai hỗ trợ có thể duy trì sự ổn định của cột sống, nhưng bạn chỉ nên tận dụng khi tập luyện chứ không dùng thường xuyên. Bạn cũng nên căn cứ vào trọng lượng và kích thước phù hợp để không làm căng cơ, mất ổn định khớp xương khi dùng đai.
Nếu bệnh nhân không thể đạp xe thì nên tuân thủ đi bộ 30 phút/ngày để tăng sức mạnh cho chân và cơ hông. Dù là bất kỳ bài tập nào thì bạn cũng không nên để cơ thể không vận động, điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Nên chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm thế nào khi tập luyện?
Ngoài những nguyên tắc đạp xe kể trên, người bị thoát bị đĩa đệm cần chọn một chiếc xa đạp phù hợp với tình trạng sức khỏe. Xe đạp không chỉ phù hợp với yêu cầu kích thước, chiều cao và còn phải đáp ứng nhu cầu luyện tập của bệnh nhân xương khớp. Quan trọng nhất khi chọn xe đạp sản phẩm phải phù hợp với vóc dáng và nhu cầu sử dụng. Nếu không chọn lựa xe đạp phù hợp, việc tập luyện có thể đi sai hướng và gây ra các chấn thương.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã dành lời khuyên cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, khi chọn một chiếc xe đạp thì bệnh nhân nên quan tâm đến chiều cao đầu tiên. Chiều dài thân xe tương ứng với độ dài sải tay và cổ xe, điều hãy sẽ hỗ trợ người bệnh nâng lên cao hoặc hạ xuống thấp tùy vào nhu cầu của người đi xe.
Thông thường xe đạp có hai loại kiểu dáng chính, bao gồm loại xe mà người dùng phải cúi thấp về phía trước khi đi xe. Ngoài ra còn có loại xe đạp thấp, có ghế ngồi tựa lưng thư giãn. Ở những đối tượng lớn tuổi, người béo phì, gặp các chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,… nên chọn loại xe thứ 2. Loại xe này sẽ tránh tạo các áp lực lên cột sống và hỗ trợ tốt cho cơ lưng và hông của người tập.
Nên chọn xe đạp có chất liệu nhẹ, dễ mang vác và thuận lợi để điều khiển khi tập luyện. Việc phân bố trọng lực không đều khi đạp xe lâu dài sẽ tạo áp lực lên cổ tay và các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Những hệ lụy liên quan là tình trạng đau lưng, cổ, vai, chân, xương chậu, ảnh hưởng đến các vùng cơ khớp khác.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể thử luyện tập với xe đạp nằm. Nhờ có thiết kế ghế ngồi độc đáo mà người bệnh có thể thoải mái tập luyện mà không gây ra các áp lực liên quan đến hông và đùi. Xe đạp nằm có ghế ngồi ngồi thẳng và thoải mái, trong khi chân và tay bạn có thể chuyển động dễ dàng. Từ đó loại bỏ tất cả các chấn thương xảy ra.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Người thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp?”. Đạp xe khi được thực hiện đúng cách và đều đặn có thể rút ngắn quá trình hồi phục của thoát vị đĩa đệm đồng thời tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp tập luyện nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Bài viết liên quan: Các thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống được sử dụng rộng rãi
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!