Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất [Hiện Nay]
Nguyên nhân gây mất ngủ đặc biệt là về đêm có thể đến từ môi trường, sinh hoạt, thói quen xấu hoặc ảnh hưởng từ một bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc… Tuy nhiên, ở mỗi đối tượng là có những nguyên nhân riêng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây mất ngủ và lời khuyên về cách khắc phục đến từ tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương với bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp theo từng đối tượng
Đối tượng mắc bệnh mất ngủ đang ngày một trẻ hóa, mỗi độ tuổi lại có những vấn đề khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cụ thể:
Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên
Với thanh thiếu niên, người trẻ tuổi nguyên nhân gây mất ngủ thường đến từ những thói quen sinh hoạt như:
- Sử dụng điện thoại trước khi ngủ: Theo các nghiên cứu khoa học, nội tiết tố melatonin giúp điều hòa giấc ngủ rất nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, khi sử dụng điện thoại vào buổi tối, bộ não sẽ cho rằng đó là ánh sáng ban ngày và không sản sinh ra melatonin. Việc sử dụng điện thoại cũng gây căng thẳng làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
- Đi ngủ không đúng giờ: Việc không cố định giờ đi ngủ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, điều này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ cũng như làm bạn bị choáng mỗi khi thức dậy.
- Sử dụng chất kích thích: Caffein giúp tinh thần tỉnh táo hơn tuy nhiên, lạm dụng chất kích thích này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, căng thẳng, lo âu. Với những người nhạy cảm với caffeine sẽ khiến cơ thể bị hưng phấn, tỉnh táo đến mức khó ngủ.
- Stress: Khi bạn có nhiều mối quan tâm và suy nghĩ quá mức trước khi lên giường sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ ở người già
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người già chủ yếu do bệnh lý hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ nguyên phát.
- Do chức năng suy giảm: Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên, bởi tuổi càng cao, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hóa, tế bào thần kinh cũng bị hủy hoại. Vì thế, tỷ lệ người gia bị mất ngủ nhiều hơn ở người trẻ tuổi.
- Mắc các bệnh lý của người già: Ở người cao tuổi các bệnh lý như xương khớp mãn tính gây đau nhức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như giấc ngủ. Ngoài ra, các bệnh khác cũng thường mắc ở người già có thể gây mất ngủ như ho, hen suyễn, đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch…
- Do tác dụng phụ của thuốc: Từ việc mắc các bệnh lý người già, một số thuốc điều trị huyết áp, tăng nhãn áp, Corticosteroid trị viêm khớp dạng thấp, … cũng gây mất ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu
Có đến 90% phụ nữ mang thai bị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính gồm:
- Tâm trạng căng thẳng: Khi mang thai cơ thể xuất hiện hormone-progesterone khiến tâm trạng của người phụ nữ trở nên nhạy cảm, lo lắng, tức giận. Đồng thời những lo lắng về sự phát triển của em bé, kế hoạch sinh con cũng ảnh hưởng tâm lý rất lớn từ đó làm gián đoạn giấc ngủ.
- Hệ tiêu hóa hoạt động kém: Ở các tháng cuối thai kỳ, dạ dày sẽ bị chèn ép khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Ngoài ra, hệ tiêu hóa lúc này cũng hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón, ợ nóng. Tất cả những ảnh hưởng này dẫn đến triệu chứng khó ngủ, mất ngủ ở bà bầu.
- Thai nhi phát triển khiến người mẹ không có tư thể ngủ thoải mái.
- Nhịp tim tăng, tiểu đêm nhiều, chuột rút, đau lưng, ốm nghén, thiếu hụt vitamin B là những nguyên nhân còn lại khiến phụ nữ mang thai dễ bị mất ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh đối mặt với rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc chăm con khá vất vả, việc này liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm sau sinh. Một số nguyên nhân có thể đến đến như:
- Tâm lý lúc nào cũng lo lắng cho con, không thể chợp mắt vì sợ không nghe được tiếng khóc của con khi có vấn đề.
- Bị lệch nhịp sinh học, không thích nghi với giờ giấc của em bé.
Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường mắc các chứng rối loạn giấc ngủ do các nguyên nhân sau:
- Thiếu hụt dưỡng chất: Ở trẻ em thiếu canxi, kẽm, magie sẽ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ.
- Mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn cấp (mãn tính) như viêm họng, viêm Amidan, hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ…
- Vệ sinh kém: Không thay tã lót cho trẻ, quần áo không sạch,… cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ.
Một số nguyên nhân khác
- Uống nước trước khi ngủ dẫn đến tiểu nhiều về đêm
- Giường ngủ không thoải mái
- Phòng ngủ không đảm bảo như quá sáng, quá nóng hoặc quá lạnh
- Ảnh hưởng bởi tiếng ồn như tiếng ngáy cùng người ngủ cùng
- Chế độ ăn không đủ chất, không đúng giờ…
Cách khắc phục từ lời khuyên của chuyên gia
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp ở mỗi lứa tuổi, để khắc phục tình trạng mất ngủ dù ở đối tượng nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đi ngủ trước 22h
- Không sử dụng điện thoại trước khi ngủ
- Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất đặc biệt là nhóm vitamin B
- Đảm bảo giường ngủ êm ái, thoải mái nhất
- Không đủ phòng ngủ quá sáng
- Nhiệt độ thích hợp là 26 – 27 độ C
- Phòng ngủ đảm bảo yên tĩnh
- Khi mắc các bệnh lý cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tham khảo ý kiến về các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ bằng thực phẩm, thức uống phù hợp
- Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu, luôn giữ tâm lý thoải mái
- Thư giãn trước khi ngủ bằng việc đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng và thiền trước khi ngủ để dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu
- Không sử dụng các chất caffein trước khi ngủ ít nhất là 5 tiếng
Bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất hiện nay, để tránh tình trạng này kéo dài bạn cần loại bỏ các thói quen xấu, điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ kể trên. Khi đã thực hiện những phương pháp này nếu giấc ngủ không cải thiện cần gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị thích hợp.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!