Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Như Thế Nào Tốt Nhất?
Theo quan niệm dân gian khi bị mề đay phải tuyệt đối kiêng nước, nhưng đó là một sai lầm. Quan niệm kiêng nước chỉ phù hợp với mề đay thể hàn do nước lạnh hay dị ứng thời tiết lạnh. Để trả lời chính xác câu hỏi “Nổi mề đay có được tắm không? Nên tắm như thế nào tốt nhất?”, cùng tìm hiểu chi tiết qua sự giải đáp của chuyên gia da liễu trong bài viết sau.
Chuyên gia giải đáp: Nổi mề đay có được tắm không?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: “Bị mề đay tức là da đang tích tụ một lượng lớn độc tố nhất định. Không những vậy khi vào mùa hè, thời tiết trở nên nóng hơn, da sẽ tiết ra một lượng mồ hôi lớn. Kèm theo đó là dịch bã nhờn, lớp tế bào chết động lại trên da với đám khói bụi từ không khí ô nhiễm bên ngoài bám trụ vào. Tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Tình trạng này khiến cho tình trạng mề đay mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn”.
Chính vì vậy, lương y Tuấn cho biết, chỉ trong trường hợp bị nổi mề đay lạnh hay dị ứng thời tiết lạnh, người bệnh mới nên hạn chế tiếp xúc với nước. Các trường hợp nổi mề đay do dị ứng phấn hoa, lông động vật, bị côn trùng đốt,… người bệnh nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý việc tắm rửa đúng cách khi bị mề đay nổi lên để cho hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đay
Khi bị nổi mề đay, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị như mẹo dân gian, uống thuốc Tây y hay Đông y. Bạn cần biết được cách vệ sinh da khi tắm nhằm giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng viêm.
Cùng xem hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đay như sau:
- Tắm bằng nước ấm
Trước khi tắm bạn nên thử nước trước để xem nhiệt độ ấm thích hợp chưa. Mách bạn là nên kết hợp nước ấm với lá trầu, kinh giới, hay bột yến mạch để làm dịu da, lành vết thương, giúp hỗ trợ trị mề đay hiệu quả hơn.
Người bệnh không nên tắm với nước quá nóng vì sẽ làm da bị khô, dễ gây kích ứng da làm tình trạng mề đay càng lây lan nghiêm trọng hơn. Và bạn cũng không nên tắm nước quá lạnh, khiến da bị biến đổi đột ngột dẫn đến tính trạng sốc nhiệt.
Điều tốt nhất nên pha nước ở độ ấm bình thường, không quá nóng hoặc quá lạnh tránh gây tổn thương thêm cho da.
- Không chà xát mạnh khi tắm
Dấu hiệu đầu tiên của mề đay là ngứa da tại vùng bị nổi mẩn. Càng ngứa thì bệnh nhân không kiểm soát được hành động gãi, làm vết mẩn càng lở loét, sưng viêm. Điều này rất khó cho việc tầm soát và kìm hãm tình trạng lây lan của mề đay.
Nên dù bạn có thấy khó chịu đến đâu đi chăng nữa cũng không được kỳ cọ hay chà xát mạnh vào vùng da sưng đỏ. Thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng lên chỗ bị thương để lấy đi tế bào chết, bụi bẩn cho da.
- Thời gian tắm thích hợp
Có một số người thường tắm trong thời gian khá lâu từ 20 – 30 phút. Tuy nhiên đó chỉ là lúc da bạn không gặp bất cứ tổn thương nào. Hãy thay đổi thói quen tắm xuống còn 5 – 10 phút khi bị nổi mề đay, đủ để vệ sinh vùng da bị nổi mề đay. Bạn chỉ nên tắm mỗi ngày/lần, giúp làm mát da và tránh tình trạng khô da, mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có của các tế bào mô da.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Y học hiện nay đã điều chế các loại chế phẩm dành riêng cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa. Với thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, có độ pH trung tính tránh kích ứng da. cụ thể như:
- Aspen Key Natural
- Pyrithione Zinc (ZnP) 2%
- Cetaphil Gentle
- Basis Sensitive Skin
- Sulful Yiganerjing
Tác dụng chủ yếu là giảm mẩn đỏ, bong tróc, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, kháng viêm và kích ứng trên da. Không chỉ dùng để trị mề đay mà công dụng của chúng còn được sử dụng rộng rãi trong bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa….
Gợi ý giải pháp khắc phục khi bị nổi mề đay
Để khắc phục tình trạng nổi mề đay, ngoài vấn đề vệ sinh, tắm rửa đúng cách. Người bệnh cần phải chú ý những giải pháp sau đây:
- Sau khi tắm nên dùng khăn bông mềm để lau khô da một cách nhẹ nhàng.
- Sử dụng sữa dưỡng ẩm từ tinh dầu, dầu dừa hay dầu olive..để cấp ẩm cho da
- Cần có chế độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, khoáng chất và các loại vitamin.
- Khi ra đường nên tránh tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, lông chó mèo, không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang kín đáo.
- Nên mặc đồ thoáng mát rộng rãi, chất liệu vải mềm mại, êm ái.
- Tránh gió khi đi ra ngoài, tránh ánh nắng trực tiếp ảnh hưởng lên da.
- Nên hạn chế dùng các thực phẩm có chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
- Điều trị nổi mề đay kịp thời, đúng phương pháp. Đây là điều quan trọng nhất giúp bệnh khỏi triệt để. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc Tây. Thay vào đó, hãy đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách chữa trị hiệu quả nhất.
Chủ đề “Nổi mề đay có được tắm không? Nên tắm như thế nào tốt nhất” đã giải đáp được câu hỏi đặt ra của đa số bệnh nhân. Hãy chọn lọc cho mình những thông tin chính xã và thiết thực cho việc điều trị bệnh nổi mề đay đúng hướng, để chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao hơn.
Ngày Cập nhật 14/09/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!