Nổi Mề Đay Uống Thuốc Không Khỏi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Tại sao nổi mề đay uống thuốc không khỏi? Đó là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân trị bệnh lâu năm nhưng không hết. Nguyên nhân gây ra mề đay rất đa dạng, tạo nên nhiều thể khác nhau. Muốn diệt tận gốc mề đay, bạn phải diệt căn nguyên gây bệnh. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp cho bệnh nổi mề đay lâu ngày không khỏi.
Tại sao nổi mề đay uống thuốc không khỏi?
Quan niệm dân gian cho rằng, việc nổi mề đay là do chức năng gan – thận bị suy yếu. Vì thế mà đại đa số bệnh nhân chỉ tập trung vào điều trị, khắc phục và bồi bổ gan – thận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù họ có dùng tất cả phương pháp để hồi phục các cơ quan trên thì bệnh vẫn không khỏi. Thậm chí, ở nhiều người còn gặp hiện tượng các vết mẩn ngứa mề đay lan nhanh, thậm chí các lần tái phát ngày càng nhiều và gần nhau hơn.
Chưa kể đến là ở nhiều người bệnh, khi dùng các loại thuốc dị ứng kháng histamin thì chỉ giảm được các triệu chứng mẩn ngứa tức thời. Sau vài tiếng các triệu chứng bệnh nhanh chóng tái phát, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Việc lạm dụng sử dụng quá nhiều thuốc Tây còn dễ dẫn đến các tác dụng phụ làm nguy hại đến cơ thể. Cụ thể, thuốc có thể gây độc cho gan, thận, ứ nước… Kéo theo đó là suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh mề đay nhanh quay trở lại hơn.
Nên làm gì khi bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi?
Để có thể ổn định triệu chứng bệnh, hạn chế và phòng ngừa nguy cơ tái phát. Người bệnh bị nổi mẩn ngứa cần lưu ý những điều sau trong chế độ sinh hoạt, ăn uống:
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng:
- Không nên tiếp xúc với khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa, chất hóa học…
- Hạn chế sự tấn công của các loại côn trùng gây hại muỗi, ong, kiến..
- Nếu mề đay do thức ăn, bạn nên tránh các loại thực phẩm gây dị ứng, các loại hải sản tươi sống tôm, cá, cua…
- Trong trường hợp bạn bị mề đay do thời tiết lạnh, nên tránh bị nhiễm nước, nhưng không nên kiêng quá mức.
- Không được lạm dụng thuốc quá nhiều nếu không tác dụng phụ có thể làm mề đay nghiêm trọng hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn.
- Sử dụng quần áo mềm mại, khô thoáng nhằm hạn chế sự cọ xát vào vết mẩn ngứa.
- Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Bôi kem chống nắng khi ra đường.
- Nên sử dụng khăn lông có chất liệu min để lau khô da sau khi tắm.
- Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để cung cấp độ ẩm cho da ngay khi tắm xong.
- Đặc biệt hãy giữ tinh thần thoải mái, yêu đời và nên tập thể dục thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể.
- Không được nằm dưới máy quạt hay phòng nhiệt độ lạnh lâu dễ dẫn đến khô da, mẩn ngứa.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A, C, E: Đu đủ, cà chua, cà rốt, rau diếp cá, khoai lang.. Để chống chọi lại các yếu tố gây viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ mề đay.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích trong khẩu phần ăn hằng ngày: cà phê, đồ ăn cay, nóng, ớt.. Vì chúng sẽ làm khô da, khiến tình trạng ngứa nhiều hơn.
Gặp chuyên gia để được tư vấn cách khắc phục nổi mề đay lâu ngày nhưng không khỏi
Ngay khi áp dụng các phương pháp chữa mề đay nhưng không có kết quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả, kịp thời. Các chuyên gia trong lĩnh vực này tiêu biểu như:
Bác sĩ chuyên chữa nổi mề đay bằng y học cổ truyền:
- Lương y, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc. Với 40 năm làm việc trong nghề và nhiều công trình nghiên cứu quan trọng.
- Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Có gần 20 năm kinh nghiệm trong chữa mề đay, nam khoa, xương khớp…
Bác sĩ chuyên chữa mề đay bằng phương pháp tây y
- PGS.TS Nguyễn Duy Hưng – Bệnh viện Da liễu Trung ương: Có 40 năm kinh nghiệm trong công tác chữa mề đay, dị ứng, viêm nang lông…
- TS.Bác sĩ Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện Da liễu TP.Hồ Chí Minh: Là một trong những bác sĩ chuyên chữa mề đay, mẩn ngứa hàng đầu tại Tp.Hồ Chí Minh, cống hiến hơn 30 năm tuổi nghề.
Vừa qua chúng ta đã cùng nhau giải đáp cho câu hỏi “ Tại sao nổi mề đay uống thuốc không khỏi? Đâu là cách khắc phục hiệu quả?” Chỉ khi các bạn dùng đúng phương pháp và tìm đúng người thầy thuốc giỏi mới mong quá trình điều trị mề đay được như mong đợi.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!