Nổi Mụn Nước Ngứa Ở Lòng Bàn Tay, Bàn Chân Và Cách Xử Lý
Nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân thường là biểu hiện của căn bệnh tổ đỉa. Đôi khi triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do dị ứng da hoặc ảnh hưởng của rối loạn tâm lý. Tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ngáy nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những nguyên nhân gây mụn nước và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.
Nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân khiến lòng bàn tay, bàn chân hình thành mụn nước và gây ngứa ngáy. Tuy nhiên các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, tình trạng này có liên quan đến những vấn đề, bệnh lý về rối loạn da giống như bệnh tổ đỉa hoặc bệnh chàm (Eczema). Bên cạnh đó, bệnh hen suyễn hay phản ứng dị ứng cũng có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, tồn tại một số yếu tố khác có thể tác động và khiến tỉ lệ nổi mụn nước gây ngứa ngáy ở lòng bàn chân và lòng bàn tay tăng cao, gồm:
- Viêm da dị ứng: Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh viêm da dị ứng sẽ có tỉ lệ bị nổi mụn nước kèm theo triệu chứng ngứa ngáy cao hơn so với những người không có tiền sử viêm da.
- Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với những chất kích ứng sẽ có biểu hiện nổi mẩn ngứa. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở tay và chân.
- Tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng: Tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ở tay và chân xuất hiện phổ biến hơn ở những người có tâm lý bất ổn và thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Những người có công việc buộc phải thường xuyên tiếp xúc với Coban, Niken hoặc một số loại kim loại khác sẽ rất dễ bị nổi mề đay mẫn ngứa, viêm da, nổi mụn nước.
- Tính chất công việc: Những người có công việc cần phải thường xuyên hoạt động trong môi trường ẩm thấp, thường ngâm tay, ngâm chân trong nước sẽ dễ mắc phải những bệnh lý, vấn đề về da. Bao gồm cả mụn nước.
Ngoài bàn tay, chân mụn nước còn có thể xuất hiện ở vị trí trên mặt đặc biệt là trán, cằm, môi, má…… Mụn nước ở những vị trí này thường là mụn trứng cá có chứa mủ nước bên trong. Trình trạng có thể nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát và kiểm tra mụn nước, tình trạng ngứa ngáy và một số biểu hiện lâm sàng khác. Bởi không chỉ có chàm Eczema và bệnh tổ đỉa có biểu hiện nổi mụn nước gây ngứa mà một số bệnh viêm da khác cũng có thể gây ra tình trạng này.
Để kết quả chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm. Cụ thể như:
- Sinh thiết da: Sinh thiết da là một xét nghiệm quan trọng cần thực hiện để chẩn đoán chính xác những vấn đề, bệnh lý đang xảy ra trên vùng da bệnh. Để thực hiên xét nghiệm này, bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy một mảng da nhỏ tại vùng da bệnh. Sau đó tiến hành kiểm tra, phân tích da trong phòng thí nghiệm. Kết quả của xét nghiệm sinh thiết da có thể loại trừ những nguyên nhân gây bệnh như nhiễm nấm, nhiễm virus hay vi khuẩn.
- Xét nghiệm dị ứng da: Khi có nghi ngờ nguyên nhân gây nổi mụn nước liên quan đến tác nhân dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm dị ứng da.
Cách điều trị nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Khi xuất hiện, mụn nước thường có xu hướng gây ngứa ngáy, khó chịu và đau rát nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra kéo dài trong nhiều tháng. Ở những trường hợp bệnh nặng, thời gian phát bệnh có thể lên đến vài năm và có xu hướng tái phát nhiều lần.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ phát triển bệnh lý, những tổn thương và phạm vi nổi mụn nước, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra một phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Quá trình điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể bao gồm những phương pháp sau:
Khắc phục mụn nước ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay bằng biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà
Chườm lạnh hoặc ngâm tay trong nước mát có thể giúp những vùng da đang nổi mụn nước cắt giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Nếu bạn muốn chườm lạnh, hãy sử dụng một ít đá đặt trong một túi vải mỏng. Sau đó sử dụng túi vải này chườm lên da từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 4 lần hoặc thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào bạn cảm thấy cần thiết. Người bệnh cần tránh áp đá trực tiếp vào da hoặc chườm đá quá lâu vì sẽ gây bỏng lạnh.
Để kiểm soát những triệu chứng khó chịu do tình trạng nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc một số loại thuốc không kê đơn có dạng thuốc mỡ, kem bôi… Việc sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng khô da, bong tróc da, cung cấp nước giúp làm ẩm da và kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy.
Bạn có thể sử dụng một số loại kem, thuốc chữa bệnh không kê đơn dưới đây:
- Kem dưỡng ẩm chống khô da như Eucerin hoặc Lubriderm.
- Các loại kem chứa sáp dầu như Vaseline.
- Các loại thuốc dạng viên uống mang tác dụng chống ngứa như Alavert, Benadryl và Claritin.
Ngoài những biện pháp điều trị tại nhà nêu trên, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng các ngâm tay, ngâm chân trong các loại tinh dầu được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Những dưỡng chất có trong tinh dầu sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xuất hiện của các tổn thương trên da. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng thuốc kê đơn chữa nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Khi những biện pháp chăm sóc tại nhà, chế độ ăn uống lành mạnh không thể giúp tình trạng nổi mụn nước gây ngứa thuyên giảm, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc chữa bệnh sau:
Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Những thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch như Elidel và Protopic sẽ được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bệnh nặng, mụn nước lây lan trên diện rộng hoặc khi bạn không muốn sử dụng thuốc Steroid. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc này trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị nhiễm trùng da và gây ra nhiều vấn đề, tác dụng phụ khác.
Thuốc Corticosteroid: Thuốc Corticosteroid dạng thuốc mỡ hoặc dạng kem bôi có khả năng khắc phục tốt tình trạng ngứa ngáy, đau rát do các mụn nước gây ra. Để nâng cao quá trình làm lành những tổn thương, bạn có thể thoa thuốc Corticosteroid đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên liều dùng thuốc và thời gian sử dụng phải đúng với yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh: Khi tình trạng nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có nguy cơ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc kháng sinh hoặc các thuốc thuộc nhóm thuốc chống nhiễm trùng để kiểm soát bệnh lý.
Áp dụng quang trị liệu khắc phục mụn nước ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay
Quang trị liệu là một phương pháp sử dụng tia cực tím để điều trị các bệnh ngoài da. Phương pháp điều trị này thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi những phương pháp chữa bệnh khác không đạt yêu cầu, bệnh không thể thuyên giảm sau một thời gian chăm sóc và điều trị.
Dù mang nhiều lợi ích nhưng phương pháp quang trị liệu cũng gây ra nhiều rủi ro và tổn thương nhất định. Hơn thế việc sử dụng phương pháp này nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Chính vì thế, trước khi quyết định quang trị liệu, người bệnh cần trao đổi kỹ thông tin về rủi ro và những lợi ích cùng với bác sĩ chuyên khoa.
Để quá trình chữa bệnh suôn sẻ và đạt hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh nên tránh tiếp xúc với những tác nhân gây hại và kết hợp điều trị bệnh bằng nhiều phương pháp theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần tránh gãi, chà xát da, làm vỡ mụn nước. Bởi mụn nước vỡ và những tổn thương do gãi có thể làm tăng nguy cơ lây lan. Đồng thời tạo nên nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
Trong trường hợp bệnh tình không thuyên giảm, mụn nước lây lan, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám lại.
Biện pháp phòng ngừa nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân
Nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân chưa được xác định rõ ràng. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh thường không suôn sẻ và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng những lưu ý sau:
- Tránh tiếp xúc với kim loại kể cả khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt là Coban và Niken.
- Bạn nên thay đổi những sản phẩm tẩy rửa, sữa tắm bằng những sản phẩm dịu nhẹ, có thành phần là những loại thảo dược thiên nhiên. Bạn cần tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất.
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ bằng nước mát hoặc nước tắm. Đồng thời sử dụng những sản phẩm diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc trước và sau khi ăn uống. Bạn cần tránh tắm và vệ sinh da bằng nước nóng. Bởi nước quá nóng có thể khiến da bị khô và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại phát triển, hình thành bệnh.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng có nguồn gốc rõ ràng để dưỡng ẩm cho da.
- Sử dụng đồ bảo hộ, gân tay nếu cần phải tiếp xúc với kim loại, dung môi, nguồn nước ô nhiễm, chất tẩy rửa mạnh và những tác nhân gây dị ứng khác.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, áp dụng lối sống phù hợp. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Uống nhiều nước và bổ sinh nhiều vitamin có trong thực phẩm.
Tình trạng nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện và biến mất sau một vài tuần chăm sóc phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không can thiệp bằng những phương pháp thích hợp, gãi, chà xát mạnh, tiếp xúc với chất dị ứng sẽ khiến vùng da bệnh bị tổn thương, mụn nước tạo vết thâm và để lại sẹo.
Nổi mụn nước gây ngứa nên ăn gì? Kiêng gì?
Những loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ mỗi ngày có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Tương tự như những bệnh lý khác, trong quá trình điều trị nổi mụn nước ngứa ở bàn tay, bàn chân, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh lý, cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích quá trình tái tạo da và điều trị triệu chứng. Người bị nổi mụn nước ở bàn tay và bàn chân nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin A
- Các loại rau củ quả, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm như yến mạch, ngũ cốc, các loại đậu…
- Uống nhiều nước lọc.
Vì Coban và Niken là những yếu tố khiến da bị nổi mụn nước nên người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm chứa kim loại dưới đây:
- Sữa đậu nành
- Hạt và quả hạch
- Bột ca cao hoặc chocolate
- Lúa mì, kiều mạch và mầm lúa mì
- Bông cải xanh
- Rau bina
- Thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản
- Chuối
- Lê.
Để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp nhất, người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.
Mặc dù bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có xu hướng tái phát. Đặc biệt là vào những tháng của mùa xuân. Điều này làm mất thẩm mỹ, gây khó chịu và tạo nhiều khó khăn cho những hoạt động ở tay và chân. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để áp dụng các phương pháp giúp kiểm soát tốt bệnh lý và thường xuyên tái khám.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Giờ nhiều bệnh oái oăm thật đấy, người thì sạch sẽ có phải bẩn thỉu gì đâu mà đang yên đang lành lại bị ngứa hết cả lòng bàn chân, bàn tay
Chị ơi đâu phải cứ sạch sẽ là không bị gì đâu, em đây giữ da lắm luôn ý nhưng mà vẫn bị nổi nốt ở các kẽ chân, kẽ tay nè, nó ngứa mà đau xót nữa, rồi nó bong ra mới nhiều khi rỉ dịch rỉ máu, tay chân như thế làm gì cũng khó ấy
Vừa mới sinh em bé xong mà đã bị ngứa điên hết cả chân tay đây ạ? có ai có cách gì mách mình với chứ mình không muốn dùng thuốc sợ ảnh hưởng đến sữa lắm ạ, tại mình đang ít sữa rồi, giờ uống vào mà mất sữa cho con ăn thì mẹ thà chịu ngứa còn hơn :((
Không phải lo đâu bạn ơi, thử qua thuốc của bên thuốc dân tộc này đi, thuốc toàn làm bằng dược liệu lành tính nên không ảnh hưởng gì đến sữa của mẹ đâu, trước mình cũng mua thuốc về uống thấy còn nhiều sữa về hơn ý, tại thuốc đông y không như tây y nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé
Bé nhà mình mới sinh được hơn 1 tháng mà thấy chân tay con nôi mấy nốt đỏ và bên trong có nước, mới đầu mình sợ là bé bị chân tay miệng nhưng theo dõi thì thấy không thấy miệng có nốt, mà không sốt gì cả, nhưng cứ thấy dai dẳng mãi mà mình mua sudocream về bôi cho con cũng không thấy khỏi
Cho bé đi khám chưa bạn ơi, nếu không phải bị chân tay miệng thì cho con ra viên da liễu để xem bị sao, chứ sợ nhiều lúc nốt đó lại bị lan ra nhiều hơn
Thế hái mấy lá về tắm cho con, như lá cỏ voi, lá sài đất rất mát và lành tính đấy ạ, với để ý xem giường chiếu có con côn trùng gì không, nhiều lúc sữa mẹ thơm ngọt kiến gió nó hay bay đến đốt con đấy
Bé như vậy tót nhất mẹ phải để ý con vào nhé, chịu khó đun nước tắm được cho con là tốt nhất, không nên sử dụng mỹ phẩm gì cho con nhé. vì ở thời điểm này da rất là non, yếu nên sợ con sẽ mẫn cảm với mỹ phẩm
Mình chẳng bao giờ dám để mọi người thấy chân của mình vì mấy nốt nước nhìn sần sùi kinh phát khiếp,lúc nào cũng phải đi giầy đi tất để che giấu. Thật sự khổ tâm luôn 🙁
Khổ thân ông bạn, như vậy thì mùa hè làm như thế nào hả anh? mà đi giầy đi tất suốt như vậy sợ lại không phải tốt ý, vì bí chân không thể thoát được , có khi làm bệnh nặng hơn đó
Vừa xem được video này xong, thấy chữa bệnh đúng là gian nan nếu không tìm đúng thầy đúng thuốc mọi người ạ, nhưng xem xong lại có thêm động lực với niềm tin là sẽ chữ khỏi được bệnh
Thuốc thanh bì dưỡng can thang chắc dùng được ho cả phụ nữa sau sinh đúng không mọi ngươi? vợ mình đang chăm con nhỏ đầu bù tóc rối rồi giờ lại cộng thêm cả bệnh dở hơi này, nhìn tội quá mà không giúp gì được
Thuốc hoàn toàn dùng được cho phụ nữa sau sinh a ạ nên anh không phải lo đâu, trẻ swo sinh còn dùng được nữa mà anh, vì thuốc được làm bằng thảo dược sạch nên hoàn toàn có thể yên tâm, cháu em cũng mới 8 tám tháng mà chị em cũng dùng thuốc này được 2 tháng nay rồi đấy, trộm vía bệnh đỡ mà bé vẫn bú với tăng cân đều lắm
Trung tâm mới hôm trước thấy chiếu cả lên VTV2, bác sĩ toàn ở các viện lớn giàu kinh nghiệm, như vậy không còn gì mà lo lắng nữa rồi
Mình mới uống được hơn chục ngày thôi mà đã thấy tình trạng thuyên giảm hẳn, quá mừng luôn
Uống thuốc đông y chắc phải kiếng khem nhiều lắm mọi người nhỉ? mình đây thì ham ăn chắc chẳng kiếng được nên cũng đang phân vân có nên mua thuốc hay không
Chắc không phải kiêng quá nhiều đâu, có bệnh thì cũng nên chịu khó hạn chế những đồ ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tại bệnh này do cơ địa nhạy cảm mà, cứ ăn uống thả ga thì để ngứa vậy chịu sao được
Mình cứ bị ngứa 3-4 ngày xong lại thấy bình thường, xong rồi thỉnh thoảng lại bị một đợt, chân tay thì sần sùi, nhìn con gái mà 2 bàn tay không thể chấp nhận được, không biết dùng thuốc gì cho khỏi đây hả mọi người
Mua thuốc gentrisol bôi đi bạn ơi, thuốc công dụng ngay từ buổi đầu tiên luôn đấy, mình mỗi lần lên cơn ngứa là lấy tuýp thuốc ra bôi luôn cảm giác dịu nhẹ luôn hẳn
Chịu khó đun nước trà xanh hoặc lá khế chua để ngâm với tắm rửa đi bạn, không có gì bằng giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, với 2 loại lá này chữa các bệnh về ngoài da rất nhạy luôn đấy, mỗi lần bé nhà mình có hiện tượng ngứa nổi nốt là mình đi ra vườn hái vào xong tắm luôn thấy tịt ngứa luôn tức khắc
Hạn chế dùng đồ tẩy rửa hóa chất bạn nhé, phải đi gang tay vào chứ bản thân đã bị dị ứng rồi mà đụng vào đồ tẩy rửa hóa chất là biết ngay
Chẳng biết tay mình bị sao cứ nổi mụn nước đầy 2 lòng bàn tay, bình thường thì không sao nhưng thỉnh thoảng lên cơn ngứa, muốn gãi cho sướng tay luôn ý ạ. Mình cũng đã từng bôi thuốc rồi nhưng chỉ được 1 thời gian lại nổi nốt ngứa, có ai biết thuốc gì chữa khỏi dứt điểm không ạ?
Thử đun nước lá chè xanh hoặc lá trầu không xong ngâm rửa xem sao bạn ơi, con trai mình bị mình cũng toàn đun các loại lá để vệ sinh cho bé thấy đỡ nhiều lắm đấy ạ
Giống mình nhiều lúc ngồi chơi cứ gãi 2 lòng bàn tay,nhiều lúc đến phát ngại luôn ý
Mình cứ ngứa là ra tiệm thuốc tây, bảo người ta bị ngứa rồi mua cái tuýp thuốc gì có mấy chục bôi là khỏi, giờ chẳng nhớ tên thuốc đó là gì nữa
Tôi thấy có 2 chị ở cơ quan mách nhau dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc khỏi hẳn mấy bệnh ngoài da đấy, mọi người tìm hiểu xem sao. Chứ trước kia thấy chân tay của các bà ý nhìn chết khiếp, cứ nổi từng mảng da sần sùi, đỏ, rộp nước lên, ngứa ngáy thì cứ gãi nhìn phát sợ, mà bình thường kể cả không gãi sao vẫn cứ thấy nứt toác cả da ra, các kẽ nứt đó lại rớm máu. Mình là phụ nữ với nhau nhìn đã thấy sợ rồi huống chi đàn ông con trai không biết người ta nhìn vậy có thấy phản cảm không. Nhưng cũng rất may mắn các bà ý còn tìm được thuốc tốt mà điều trị, dùng thuốc hơn 1 tháng mình đã thấy có vẻ rất ổn rồi, da không rộp đỏ lên nữa, cảm giác dịu hơn rất nhiều, mà thuốc dùng 3-4 tháng là khỏi hoàn toàn và không bị tái lại nữa, lúc chữa khỏi xong các bà ấy cứ khoe suốt, đúng sướng hơn nhặt đươc vàng luôn ý. Đợt này nhà mình mới có đứa em họ hôm vừa rồi về nhà ăn cỗ gặp mới biết nó bị viêm da, nên có nói chuyện bảo xin thông tin thuốc kia cho nó đây, mọi người cần tìm hiểu thêm thì cứ thử qua bài này đọc xem nhé
https://www.thuocdantoc.org/phan-hoi-danh-gia-ve-thanh-bi-duong-can-thang-chua-viem-da-co-dia.html
Cho tớ xin địa chỉ bạn chữa được không? để tớ nghiên cứu thêm rồi được đi khám 1 hôm xem sao
Không rõ bạn ở đâu nhỉ, mình cứ gửi lại bạn địa chỉ phòng khám chỗ mình khám trước đây nhé: B31 – Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội SĐT (024) 7109 6699. Mình nhớ là bên đây họ còn có mấy phòng khám khác nữa nhưng mình không nhớ chính xác địa chỉ, có gì bạn lên trang web của họ xem nhé, hoặc là có thể nhắn tin qua facebook của trung tâm hỏi cung được, cần thì nhờ họ tư vấn trước qua fb luôn, xong hôm nào đến thì lấy thuốc thôi, fb này này https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/
Ok bạn mình cảm ơn bạn nhiều nhé! Để mình tìm xem có đúng không nhé
Mình từng tốn bao nhiêu tiền với thuốc tây rồi nhưng không hề khỏi, giờ chuyển sang thnah bì dưỡng can thang mới uống được hơn tháng nhưng có vẻ tiến triển rất tốt,các cơn ngứa thấy bắt đầu bớt đi rồi, nên mình nghĩ chắc là thuốc đã bắt đầu có tác dụng rồi, nên vẫn kiên trì dùng thuốc đều mong là sẽ khỏi dứt điểm, chứ để tình trạng ngứa dát như trước thì chắc mình không thể sống được mất