Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng – Nguyên nhân và cách chữa
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là một triệu chứng phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là do cơ thể người bệnh mắc phải một số bệnh lý về đường hô hấp. Để bệnh lý không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lối sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần có những biện pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp.
Tìm hiểu chứng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng
Tình trạng nuốt nước bọt cảm thấy bị vướng ở cổ họng là biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng này xảy ra do lớp niêm mạc họng bị tổn thương hay do sự xâm nhập của những vi khuẩn, virus gây hại. Khi mắc phải, người bệnh luôn bị khó chịu trong việc nuốt nước bọt hay uống nước. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: ho, nôn, buồn nôn, khó thở, thở hổn hển, tắt tiếng, khàn giọng,… Triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ thường có tính dai dẳng là khó tự lành và có thể tái phát nếu có cơ hội.
Chứng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là những nguyên nhân sau:
- Mắc phải một số bệnh lý về tai mũi họng: Những bệnh lý về đường hô hấp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA,… Những bệnh lý về đường hô hấp thường do trình trạng nhiễm trùng vùng hầu họng đã gây ra cảm giác vướng ở cổ họng. Bên cạnh triệu chứng này, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: rát cổ họng, ngứa họng, ù tai, sốt nhẹ, mệt mỏi,…;
- Vùng hầu họng bị nhiễm khuẩn: Sự tấn công của một số vi khuẩn, virus gây hại lên lớp niêm mạc của hầu họng đã gây ra chứng ngứa cổ họng, ho, rát và có thể dẫn đến triệu chứng khó nuốt nước bọt và có cảm giác có vật gì ở cổ họng;
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược axit từ dạ dày ngược vào thực quản và miệng đã khiến cho lớp niêm mạc ở thực quản bị tổn thương, lâu dần sẽ bị loét. Khi lượng axit từ dạ dày đến khoang miệng, tuyến nước bọt đã tăng cao để rửa trôi axit. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt hay cổ họng có vật gì đó khi nuốt nước bọt;
- Bị rối loạn thần kinh: Một số bệnh lý như bệnh Parkinson hay bệnh Lou Gehring cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt nước bọt có cảm giác bị vướng ở cổ họng. Những bệnh lý trên có thể làm hỏng các dây thần kinh ở phía sau cổ họng và dẫn đến tình trạng nước bọt không thể trôi xuống khỏi khoang miệng;
- Do khối u thực quản gây nên: Bệnh ung thư hay khối u lành tính trong cổ họng đã thu hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó chịu khi nuốt;
- Dị ứng: Thực phẩm, thuốc, phấn hoa,… cũng có thể gây ra tình trạng khó nuốt. Khi đó, phần chất nhầy hay tuyến nước bọt được sản sinh với hàm lượng lớn do bị dị ứng không thể dễ dàng chạy xương cổ họng. Lâu dần, chất nhầy hay nước bọt tích tụ trong khoang miệng và gây ra tình trạng khó nuốt, khó thở;
- Dị vật nằm trong cổ họng: Xương cá, thuốc hay một vật thể nhỏ bị vướng trong cổ họng cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng khó chịu ở cổ họng. Mặt khác, với những vật ngọn có thể gây nên vết thương nghiêm trọng ở hầu họng. Do đó, khi mắc phải, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.
- Nuốt bất kỳ thức ăn hay vật dụng trong suốt giấc ngủ: Trường hợp này hay thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi ngậm phải viên kẹo hay vật dụng trong miệng trong suốt giấc ngủ đã gây ra rối loạn tuyến nước bọt. Nước bọt sẽ được sản sinh với số lượng lớn, tích tụ trong miệng rồi chảy vào phổi và gây ra tình trạng nghẹt ở cổ họng;
- Nói quá nhiều hay nói quá to: Tuyến nước bọt sẽ được tiết ra nhiều nếu bạn nói quá nhiều. Khi đó, nước bọt có thể chạy xuống khí quản và vào khoang hô hấp dẫn đến bị nghẹt. Đồng thời, nói quá nhiều hay nói quá to rất dễ khiến cho dây thanh quản bị tổn thương nếu không biết cách điều tiết;
- Lạm dụng bia rượu: Bia rượu là một chất kích thích không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Việc sử dụng bia rượu quá nhiều có thể khiến cho cơ bắp bị phản ứng chậm, tuyến nước bọt tiết ra khoang miệng nhiều hơn thay vì chảy xuống cổ họng, từ đó dẫn đến tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng.
Bên cạnh những nguyên nhân được chúng tôi đề cập phía trên thì tình trạng nuốt nước bọt cảm thấy vướng cổ họng còn xuất phát từ nhiều tác nhân khác như: cảm lạnh, cảm cúm, ho dai dẳng, dây thanh quản bị tổn thương,… Đặc biệt, sự lo lắng quá độ cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Mặt khác, việc lo lắng hay căng thẳng quá mức cũng khiến cho bệnh lý càng trở nặng hơn.
Thỉnh thoảng chứng nghẹn cổ họng khó nuốt nước bọt không chỉ do một nguyên nhân gây nên, đó có thể là hai hay ba nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh có thể giúp người bệnh biết cách điều trị và ngăn chặn tình trạng phát triển của bệnh lý.
Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng tuy là triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng. Triệu chứng có thể tiêu biến sau một thời gian và cũng có thể tái phát trở lại nếu không được tiến hành điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, triệu chứng vướng cổ họng khi nuốt nước bọt cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý khác về tai mũi họng, phổ biến là các bệnh lý sau:
- Viêm họng: Triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng. Đây là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Bệnh viêm họng là tình trạng nhiễm trùng ở lớp niêm mạc của vùng hầu họng gây ra nhiều cảm giác khó chịu và có thể gây nên chứng ho, cảm, sốt, cơ thể ớn lạnh,… Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
- Viêm amidan: Là tình trạng amidan bị viêm, sưng tấy do bị nhiễm trùng. Đây là một bệnh lý thường gặp phải ở những trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi. Khi mắc bệnh, người bệnh thường bị đau cổ họng, khiến cho việc nuốt bị đau, ho, sốt nhẹ, cứng cổ họng, thường xuyên mệt mỏi.
- Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp trong xoang cạnh mũi. Nguyên nhân chính gây nên là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus làm tổn thương đến tế bào trên lớp niêm mạc. Và triệu chứng nuốt nước bọt vướng cổ họng cũng có thể là biểu hiện của căn bệnh này.
- Viêm VA: Đây cũng chính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải, trẻ nhỏ thường có những biểu hiện chán ăn, nghẹt mũi, sốt cao, sụt cân và hay quấy khóc về đêm do cổ họng của trẻ bị vướng víu dẫn đến khó nuốt.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh lý được hình thành do axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng, khàn giọng, cổ họng đau rát, vướng víu gây khó nuốt, khó thở. Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản trong khoảng thời gian dài sẽ khiến lớp niêm mạc thực quản bị sưng, viêm.
- Ung thư vòm họng: Khi nhắc hai từ “ung thư” thì thường đi kèm với bệnh lý ác tính và đây cũng chính là bệnh lý cao nhất của hầu họng. Bệnh lý sẽ phát triển nhanh chóng nếu không được tiến hành điều trị để hạn chế sự tiến diễn của bệnh lý.
Ngoài những bệnh lý vừa kể trên, triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng cũng có thể là những bệnh lý nguy hiểm khác mà người bệnh không được xem thường như: Khối u thực quản, di vật trong cổ họng, cảm lạnh, cảm cúm, u lưỡi, u amidan,…
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Người bệnh đừng xem thường triệu chứng nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng. Tình trạng này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc và lối sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau:
- Đau rát cổ họng kèm theo những cơn ho;
- Đau họng nghiêm trọng;
- Tình trạng nghẹt tuyến nước bọt ở cổ họng càng trở nặng hơn;
- Điều trị bằng thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Sốt cao hơn 38ºC;
- Cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường khác.
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ họng bằng que thử hoặc nội soi cổ họng. Có những trường hợp khác, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu, tuyến nước bọt để biết rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như một số biến chứng nguy hiểm khác.
Phương pháp điều trị chứng đau cổ họng khi nuốt nước bọt
Triệu chứng nuốt nước bọt cảm thấy vướng ở cổ họng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và có những biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám cũng như có những phương pháp điều trị ngay tại nhà.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc là phương án điều trị đầu tiên được nhiều người nghĩ đến để cải thiện bệnh lý. Người bệnh sẽ được bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn về việc sử dụng thuốc kết hợp cùng với một số biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự cho phép của giới chuyên môn.
Một số phương thuốc thường được chỉ định để điều trị chứng nuốt nước bọt thấy bị vướng ở cổ họng như:
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc xịt chữa viêm họng;
- Kẹo ngậm giúp thông họng;
- Thuốc siro trị ho, trị chứng rát cổ họng;
- Thuốc ức chế bơm Proton;
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày;
- Thuốc chẹn H2;
- Thuốc kháng axit.
Đối với trường hợp người bệnh có triệu chứng phát sốt, có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt.
Dùng bài thuốc dân gian
Trong dân gian đã có khá nhiều mẹo để cải thiện triệu chứng nuốt nước bọt cảm thấy vướng cổ họng từ các thảo dược lành tính, có sẵn trong tự nhiên như: gừng, bạc hà, lá húng chanh, chanh, mật ong,… Người bệnh có thể tự tay pha cho mình những ly trà để giúp cổ họng được xoa dịu.
Áp dụng biện pháp tiểu phẫu
Đối với những trường hợp người bệnh bị vật thể cản trở việc nuốt nước bọt hay tiêu hóa thức ăn ở cổ dụng thì điều trị bằng tiểu phẫu thường được chỉ định. Hoặc những trường hợp điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn sẽ thực hiện ca tiểu phẫu này nhưng phải đảm bảo cơ sở đó có đầy đủ trang thiết bị y tế, máy móc cần thiết.
Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng chính là biện pháp giúp hạn chế diễn tiến của tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng. Người bệnh cũng có thể tự kiểm soát bệnh lý nếu áp dụng những biện pháp cải thiện sau:
- Uống nhiều nước, tốt nhất bạn nên sử dụng nước ấm để sử dụng, hạn chế sử dụng nước lạnh trong suốt thời gian mắc bệnh;
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya;
- Mỗi ngày bạn nên súc miệng cùng với nước muối ấm để giữ cho cổ họng luôn được sạch sẽ và thơm tho;
- Có thể ngậm thêm viên ngậm để cổ họng được xoa dịu và cải thiện chứng rát cổ họng;
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực bạn sống hay nơi làm việc, tốt hơn nếu sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ấm không khí;
- Tăng cường vận cơ thể để tăng sức đề kháng;
- Khi ngủ, bạn cần kê cao đầu để nước bọt có thể chảy xuống cổ họng được dễ dàng hoặc nằm nghiêng một bên;
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu, bia trong khoảng thời gian mắc bệnh và bạn cũng cần tránh xa những khu vực có nhiều khói thuốc lá;
- Bảo vệ cổ họng bằng các vật dụng khi đi ra ngoài, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh, trời có nhiều gió như: khẩu trang, khăn choàng cổ, áo ấm,…
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng và một số phương pháp điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết cách điều trị và phòng bệnh để tránh gặp phải tình trạng này. Mặt khác, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu bản thân gặp phải triệu chứng này tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Ngày Cập nhật 06/06/2024
mình thấy rát rat cổ họng va thi h thoảng ho . Mình súc miệng nước muối sinh lý ngày 3 lân . Giơ k ho k rát nữa nhug lại cảm jac nuốt nước bọt nó vướng vướng và hơi đau đau chút …
Khó nuốt nước bọt và có chất nhầy trong cổ họng là bệnh gì ạ
Bác sĩ lan hay bác sĩ phương thăm khám sẽ tốt hơn vậy mọi người