Phình Đại Tràng Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc tìm hiểu và trang bị những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp cha mẹ yên tâm trong việc điều trị căn bệnh này hiệu quả và an toàn.
Thế nào là phình đại tràng bẩm sinh?
Bệnh phình đại tràng do bẩm sinh còn có tên gọi khác là bệnh Hirschsprung hay giãn đại tràng bẩm sinh. Đây chính là hiện tượng ở trong cơ ruột già của trẻ thiếu các tế bào thần kinh dẫn đến tình trạng đại tràng bị giãn. Vì thế, gây lên hiện tượng ruột già bị tắc nghẽn, làm phình lên ở phía sau chỗ tắc nghẽn.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh Hirschsprung
Hiện nay chưa có một khoa học nào xác minh chính xác nguyên nhân gây giãn đại tràng bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền. Tức là nếu cha mẹ hay ông bà từng bị bệnh này thì khả năng những đứa trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn những người khác.
Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng đại tràng bị phình là do ngay từ khi còn là thai nhi, ở trẻ không có sự phát triển toàn diện ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự các đám rối thần kinh giữa hai lớp cơ của ống hậu môn bị thiếu hụt tế bào hạch. Từ những tác nhân này nên nhu động tự động của cơ ruột bị mất, dẫn đến sự co bóp không diễn ra bình thường ở ruột của trẻ. Vì vậy, trẻ không đại tiện được và dẫn đến phình đại tràng.
Triệu chứng của giãn đại tràng bẩm sinh
Triệu chứng của phình đại tràng bẩm sinh tùy từng mức độ bệnh mà có những biểu hiện khác nhau. Có những trẻ ngay khi sinh ra đã có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, có những trẻ phải đến khi lớn lên mới có biểu hiện rõ rệt.
1. Triệu chứng của bệnh đối với trẻ sơ sinh
Triệu chứng điển hình nhất ở trẻ sơ sinh chính là sau 24 giờ sau sinh trẻ không đi phân su. Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng rất dễ nhận biết như:
- Trẻ có dấu hiệu bụng căng chướng, trẻ bú ít.
- Trẻ hay bị nôn trớ. Khi nôn thường xuất hiện những chất có màu nâu hoặc màu xanh lá cây.
- Tình trạng táo bón, xì hơi, tiêu chảy thường xuyên xảy ra. Vì thế, trẻ hay quấy khóc, khó chịu.
- Không đi ngoài thường xuyên nhưng nếu có thì phân thoát ra rất đột ngột ngột.
- Trẻ có thể có biểu hiện vàng da, chậm tăng cân.
2. Dấu hiệu bệnh ở trẻ lớn
Nhiều khi trẻ lớn lên thì các dấu hiệu phình đại tràng mới rõ nét. Cụ thể các triệu chứng điển hình như sau:
- Trẻ bị chướng bụng, táo bón kéo dài và hầu như không thể tự đi đại tiện được. Do đó, muốn trẻ đi đại tiện phải có thực hiện biện pháp tháo thụt.
- Khi đi ngoài phân thường không thành khuôn, thường phân bị vón cục và có màu đen.
- Trẻ hay có biểu hiện mệt mỏi, xì hơi, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Giãn đại tràng bẩm sinh có đáng lo ngại hay không?
Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển ở trẻ, dễ làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, không phát triển toàn diện được. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
- Trẻ có thể bị viêm ruột tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
- Tình trạng tắc ruột có thể xảy ra, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây thủng ruột.
Do đó ngay khi phát hiện những triệu chứng kể trên, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán, điều trị sớm, hiệu quả nhất.
Điều trị giãn đại tràng bẩm sinh như thế nào?
Đối với bệnh phình đại tràng do bẩm sinh thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này mục đích là loại bỏ phần đại tràng ngay từ khi sinh ra đã không có tế bào thần kinh.
Theo đó, đối với phần đại tràng bị bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ lớp niêm mạc. Đồng thời, sẽ tiến hành kéo phần đại tràng bình thường sang bên ống đại tràng ở bên trong để thực hiện việc nối đại tràng với hậu môn.
Tuy nhiên, để đảm bảo phương pháp phẫu thuật thành công, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám, điều trị tại những bệnh viện lớn, uy tín.
Một số biện pháp giúp trẻ giảm triệu chứng của phình đại tràng
Để giảm triệu chứng của phình đại tràng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi phẫu thuật, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đối với trẻ:
- Cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa cho trẻ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Hãy khuyến khích trẻ uống nước nhằm giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm tình trạng táo bón. Mặt khác, còn ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt nước ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, rau củ, nước canh… Không nên cho trẻ dùng nước ngọt có gas, rượu bia, đồ uống có chất kích thích.
- Hãy hướng dẫn và khuyến khích các con vận động. Những động tác vận động nhẹ nhàng hàng ngày là giải pháp lý tưởng giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Như vậy, từ những thông tin trên đây, cha mẹ đã biết rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ. Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ sẽ sớm phát hiện để loại bỏ bệnh nhanh chóng, hiệu quả ở trẻ, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Ngày Cập nhật 06/03/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!