Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai phải làm sao?

Hiện nay, có nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai. Bởi tránh thai bằng thuốc là một biện pháp rất tiện lợi, giúp các cặp đôi giữ vẹn nguyên cảm giác thăng hoa trong “chuyện ấy”. Vậy nguyên nhân tình trạng này là do đâu? Làm sao để khắc phục?

Ngay sau đây là những tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam
về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai. Cũng như đưa ra những cách giải quyết giúp chị em lấy lại sự ổn định của vòng kinh.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai?

Thuốc tránh thai thực chất là một hormone sinh dục nữ, sử dụng thuốc là giúp tăng cường lượng hormone sinh dục nữ vào bên trong cơ thể, để ức chế quá trình rụng trứng, khiến cho quá trình thụ thai không diễn ra.

Mặt khác, thuốc tránh thai còn làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung nữ giới đặc lại khiến cho tinh trùng gặp khó khăn khi di chuyển vào tử cung để tụ tinh tạo thành hợp tử.

Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai là tình trạng không ít chị em gặp phải
Rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai là tình trạng không ít chị em gặp phải

Theo các chuyên gia, một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai chính là gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt nó sẽ nghiêm trọng hơn nếu như chị em sử dụng thường xuyên, lạm dụng khiến nồng độ hormone đột ngột thay đổi.

Ngoài ra rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai còn có thể do:

  • Chị em dùng thuốc tránh thai chỉ có progesterone sẽ làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt hơn các thuốc kết hợp có chứa estrogen và progesterone.
  • Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là kết quả của việc quên uống thuốc (với loại thuốc tránh thai hằng ngày) hoặc uống thuốc muộn hơn so với chỉ định.
  • Trong thuốc tránh thai có chứa thành phần gây ức chế hấp thụ canxi. Chính vì thế nếu sử dụng trong thời gian dài thì chị em sẽ bị thiếu canxi, khiến kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn so với bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, khi bị rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai chị em sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như chu kỳ kinh đến muộn hoặc đến sớm. Nhiều chị em còn gặp hiện tượng màu sắc kinh thay đổi, rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều… vô cùng khó chịu.

Bên cạnh đó, bác sĩ Hà cũng nói thêm, rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai nên nó chỉ kéo dài 2-3 tháng rồi sẽ trở lại bình thường nên chị em không nên quá lo lắng.

Rối loạn kinh nguyệt là một tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt là một tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai

Lúc này, chị em chỉ cần dừng  uống thuốc tránh thai sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt dần ổn định trở lại. Khi bạn ngừng dùng thuốc tránh thai thì chu kỳ kinh cũng sẽ ổn định và đều đặn trở lại.

Tuy nhiên, trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài và kèm theo những biểu hiện bất thường như máu kinh có màu đen, vón cục, mùi hôi khó chịu… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc một bệnh lý phụ khoa nào đó như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Lúc này chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có cách giải quyết phù hợp nhất. Một khi các bệnh lý này được chữa khỏi thì chu kỳ kinh cũng sẽ ổn định.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc ngừa thai

Để khắc phục cũng như hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai, chị em nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Cân bằng nội tiết tố bằng chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu phytoestrogen như: Giá đậu xanh, mầm đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên hạt vì những thực phẩm này có cấu trúc hóa học tương tự như hormone nội tiết estrogen sẽ điều hòa sinh lý nữ.
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt để cân bằng nội tiết tố
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt để cân bằng nội tiết tố
  • Năng tập thể dục, thể thao: Chị em có thể đi bộ 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được dẻo dai và kinh nguyệt điều hòa. Ngoài ra, chị em có thể tập yoga để thư giãn và cải thiện cảm xúc.
  • Giảm stress, căng thẳng: Chị em có thể giảm căng thẳng, stress bằng các bài tập thở, tập yoga, nghe nhạc, đi bộ…
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Điều này giúp cho nội tiết tố cân bằng, đặc biệt giảm đau bụng kinh khi đến kỳ hiệu quả.

Nếu như chị em đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai nhưng dùng biện pháp đang áp dụng không mang lại hiệu quả thì cần phải cảnh giác. Trường hợp cần được tư vấn cụ thể về từng phương pháp điều trị chị có thể liên hệ với bác sĩ Đỗ Thanh Hà, mọi vấn đề liên quan đến sản phụ khoa sẽ được bác sĩ giải đáp cặn kẽ.

Ngày Cập nhật 07/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *