Sỏi thận có nguy hiểm không? Bệnh có chữa được không?
Sỏi thận có nguy hiểm không là vấn đề lo lắng của nhiều người. Sỏi thận là những tinh thể kết tinh trong thận có khả năng tăng nhanh về kích thước. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận do các chất khoảng lắng đọng trong nước tiểu. Kích thước sỏi có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn bệnh. Những kích cỡ phổ biến là sỏi thận 3mm, 4mm, 5mm hoặc 7mm… Với kích thước nhỏ sỏi có thể được đào thải qua đường bài tiết. Tuy nhiên nếu có kích thước lớn cần có sự can thiệp của y học để tán sỏi và lấy chúng ra khỏi cơ thể.
Khi cơ thể có sỏi thận, người bệnh có thể thấy những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những cơn đau ở niệu quản, lan dọc theo đường đi xuống dưới gò mu. Nhiều trường hợp đau xuyên qua hông lưng
- Đi tiểu ra máu: Khi sỏi di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái ra máu.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ, đau khi đi tiểu
- Nước tiểu có mùi hôi
- Sốt cao: Là triệu chứng khi bị sỏi thận kèm cảm giác đau hông và lưng
- Buồn nôn và ói mửa
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận ở mức nhẹ với kích thước nhỏ có khả năng được bào mòn dần và đào thải qua nước tiểu. Tuy vậy nếu không được can thiệp đúng cách kích thước sỏi có thể tăng nhanh. Lúc này các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác đau lưng, tiểu buốt, xuất hiện thường xuyên hơn.
Không chỉ dừng lại ở những triệu chứng đơn thuần trên, sỏi thận còn kéo theo biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thường nằm ở vị trí khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Khi tiểu tiện sỏi có thể theo dòng chảy của nước tiểu rơi vào niệu quản gây tắc nghẽn. Khi này nước tiểu có thể ứ đọng tại thận và các vị trí khác gây tình trạng ứ nước, giãn đài thận, niệu quản ứ nước… Kèm theo đó là những cơn đau quặn thận dữ dội tấn công. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến thận bị suy giảm chức năng gây bí tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm tiết niệu)
Người bị sỏi thận nếu thấy hiện tượng tiểu ra mủ, ra máu đồng thời sốt cao thì có thể thận đã bị nhiễm trùng do những hòn sỏi tồn tại bên trong trong thời gian dài. Các vi khuẩn tích tụ có thể lây lan sang khu vực khác như đường tiết niệu, bàng quang gây viêm diện rộng.
Những viên sỏi có kích thước lớn và cạnh sắc nhọn khi di chuyển cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây tổn thương thận, niệu quản dẫn đến viêm bể thận, xơ thận, teo thận…
Biến chứng này có thể được nhận biết qua các dấu hiệu như đau bụng dưới, nóng buốt khi đi tiểu, nước tiểu có màu và mùi hôi khác thường.
Suy thận
Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Thận ứ nước lâu ngày kèm nhiễm trùng khiến các mô thận bị phá hủy. Nếu chỉ số suy thận biểu hiện qua chỉ số lọc cầu thận là dưới 10ml/ phút tức là chức năng thận không thể phục hồi. Khi này biện pháp duy nhất để duy trì sự sống là chạy thận.
Khi bị suy thận, các triệu chứng người bệnh phải đối mặt như:
- Tiểu nhiều lần về đêm
- Nước tiểu có bọt lẫn máu
- Sưng phù tay chân
- Thay đổi vị giác
Vỡ thận
Biến chứng này hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm có thể khiến người bệnh tử vong trong thời gian ngắn. Vách thận thực tế khá mỏng khi đối diện với tình trạng ứ nước phù nề do viêm sẽ bị vỡ đột ngột. Người bị vỡ thận cần được mổ cấp cứu ngay lập tức.
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?
Việc mổ sỏi thận chỉ áp dụng với những tình trạng bệnh nhất định. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng khi các hướng điều trị lâm sàng không có tác dụng hoặc khi bệnh có những biến chứng nặng.
Sau mổ sỏi thận sức khỏe người bệnh có thể bị ảnh hưởng với những biến chứng khó lường như:
- Nhiễm trùng huyết
- Biến chứng tắc mạch chi
- Thận ứ nước…
Trong quá trình mổ, bước đưa ống soi mềm qua niêm đạo có khả năng làm tổn thương đường tiểu tạo thành mô sẹo cản trở việc đi tiểu bình thường.
Trường hợp hy hữu, thận bị tổn thương nặng, sỏi quá lớn, thận mất chức năng, khiến cho biến chứng trong và sau khi mổ sỏi thận nặng nề, có thể không bảo tồn được thận. Những trường hợp này bác sĩ thường phải chỉ định cắt thận.
Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu. Nếu bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu thì có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Trường hợp thường được chỉ định mổ sỏi thận là khi:
- Sỏi thận kích thước >20mm, không thể tự đào thải qua nước tiểu.
- Sỏi kích thước nhỏ hơn 20mm nhưng hình thành ở những vị trí nguy hiểm như niệu quản, niệu đạo…
- Sỏi thận gây nhiều đau đớn, khó chịu khi đi tiểu.
- Xuất hiện các biến chứng nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận, thận ứ nước…
Việc chỉ định mổ sỏi cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe người bệnh.
Sỏi thận có chữa được không?
Việc điều trị sỏi phụ thuộc vào từng mức độ bệnh. Ở trường hợp sỏi nhỏ có thể áp dụng một vài phương pháp tự điều trị để đẩy sỏi ra ngoài. Tuy vậy trường hợp nặng không nên chủ quan mà cần có sự can thiệp của y tế.
Chữa sỏi thận bằng bài thuốc dân gian
Với những dạng sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể đào thải qua đường bài tiết bằng cách uống nhiều nước. Trung bình mỗi người cần uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đào thải ra 2 lít nước tiểu. Để tăng hiệu quả bài tiết, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp dân gian như:
Chữa sỏi thận bằng quả dứa (dứa dại): Dứa là loại quả có tính mát,vị ngọt, tác dụng nhuận tràng, lưu thông ứ trệ, ngoài ra nõn dứa có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt. Người bệnh có thể lấy nước dứa bằng cách rửa sạch, khoét 1 lỗ ở giữa và nhồi phèn chua vào bên trong. Sau đó đem nướng chín. Vắt lấy nước uống hằng ngày. Hoặc người bệnh có thể hấp cách thủy với phèn chua và dùng cả nước lẫn cái.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn gây tranh cãi do trong dứa chứa nhiều vitamin C. Chất này có khả năng chuyển hóa oxalat trong cơ thể tạo thành sỏi thận. Do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và không nên sử dụng quá nhiều.
Rau ngổ chữa sỏi thận: Rau ngổ hay còn gọi là rau om. Loại rau này có vị chua tính mát giúp giãn cơ, lợi tiểu, tăng lọc cầu thận. Có thể dùng rau ngổ để đun nước uống hàng ngày. Cách thực hiện có thể giã nát rau rồi vắt lấy nước cốt để uống hoặc đun sôi với nước. Rau ngổ cũng có thể kết hợp với bông mã đề, râu ngô, mật ong hoặc nước dừa tươi.
Trà húng quế: Người bệnh có thể sử dụng lá húng quế khô hoặc tươi hãm lấy nước uống hằng ngày hoặc xay nhuyễn để uống nước cốt. Trong húng quế có nhiều chất giúp lợi tiểu và giảm nồng độ acid uric trong máu.
Chữa sỏi thận bằng nước dừa Uống nước dừa đều đặn giúp hệ miễn dịch được cải thiện, tăng khả năng diệt khuẩn trong cơ thể. Uống nước dừa giúp lợi tiểu tốt cho người viêm tiết niệu, tiểu dắt, sỏi thận.
Việc sử dụng nước dừa không nên uống với số lượng nhiều. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả, tránh đầy bụng, khó tiêu. Nên uống nước dừa tươi thẳng trong quả dừa và không nên cho thêm đường.
Các cách trên chỉ có tác dụng với sỏi nhỏ. Trường hợp bệnh có chuyển biến nặng người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay tránh những ảnh hưởng khó lường tới sức khỏe.
Điều trị bệnh bằng các phương pháp tán sỏi
Nếu khi phát hiện mà sỏi thận đã có kích thước lớn bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí là mổ nội soi gắp sỏi). Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường gặp như:
- Tán sỏi thận bằng laser: Biện pháp này được chỉ định với sỏi có kích thước dưới 2cm.
- Tán sỏi thận qua da: Bệnh nhân sẽ được phá sỏi một cách không xâm lấn qua 2000-8000 sóng xung kích đi qua da để phá sỏi..
- Phương pháp tán sỏi thận nội soi: Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng nội soi để xác định vị trí sỏi sau đó sử dụng đèn laser để tán nhỏ. Vụn của sỏi sau khi tán có thể được kéo ra ngoài hoặc đào thải qua đường nước tiểu.
Chữa sỏi thận bằng Đông y
Đông y là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân sỏi thận. Các bài thuốc là sự kết hợp của thảo dược quý cho hiệu quả toàn diện và lành tính nhất.
Theo quan niệm Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh là thể thấp nhiệt hay thận hư mà thành phần bài thuốc được gia giảm và điều chỉnh phù hợp.
- Bài thuốc số 1: Râu ngô, Hoa mã đề, Rau om, rễ cây cỏ tranh. Mỗi loại 10-15g đun với 2 lít nước uống hằng ngày. Dùng trong 1 tuần sẽ đào thải ra ngoài.
- Bài thuốc số 2: Cam thảo, Thạch vi, Kim tiền thảo, Mộc thông, Hoạt thạch, Cam thảo, Phục linh, Xa tiền tử, Tang bạch bì, Chi tử. Mỗi vị từ 12-20g. Đun sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống 2 lần sáng chiều. Kiên trì trong vòng 3 tháng sẽ thấy kích thước sỏi giảm đi đáng kể.
- Bài thuốc số 3: Kim tiền thảo , Tỳ giả, Hoa mã đề, Mộc thông, Quế chi, Cam thảo, Ý dĩ. Mỗi loại từ 16g, sao vàng và đun 4 phần nước, sao cho cô đọng lại còn 2 phần. Sử dụng để uống hằng ngày trong vòng 2 đến 4 tháng.
Sỏi thận kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Thói quen ăn uống sinh hoạt cũng là yếu tố quyết định trong việc ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh sỏi thận. Người bệnh nên ghi nhớ một vài lưu ý sau
Nên tránh xa các loại thực phẩm:
- Thịt gia cầm, thịt đỏ: những thực phẩm này thường giàu đạm, oxalate làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và axit uric trong máu.
- Muối: không nên ăn mặn sẽ làm tăng hàm lượng chất khoáng có trong nước tiểu.
- Các thực phẩm chứa oxalate: một số loại rau củ quả chứa chất kích thích tích tụ cặn nước tiểu như rau bina, cafe, socola, nước chè, ca cao…
- Thực phẩm chứa chất Purin: Người bị sỏi nên kiêng ăn các thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
- Rượu bia và đồ uống có cồn: Uống rượu gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Hạn chế đường bổ sung: Đường trong bánh kẹo, nước ngọt và nước trái cây đa số là đường tổng hợp bao gồm sucrose và fructose. Đây là hai chất giúp tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, nên theo dõi và hạn chế hấp thụ lượng đường này trong các thực phẩm chế biến và đồ uống. Nên hạn chế tối đa lượng đường này trong chế độ ăn
Thực phẩm có lợi:
- Uống nhiều nước, nạp lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Có thể kết hợp nước chanh, dầu ô liu, giấm táo.
- Bổ sung thực phẩm chứa canxi như bơ, sữa, phomai.
- Ăn nhiều hoa quả chứa nước như dưa hấu, việt quất…
- Thực phẩm canxi như sữa, pho mai. Những thực phẩm như bơ sữa, pho mai có có khả năng bổ sung canxi cho cơ thể. Nên ăn 1 lượng vừa đủ để cơ thể cân bằng lượng canxi tránh hấp thu thêm oxalat từ đường ruột dễ tạo sỏi thận.
Bệnh sỏi thận vẫn có khả năng cao chữa khỏi nếu được phát hiện và có hướng điều trị đúng đắn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, người bệnh đã có câu trả lời cho vấn đề sỏi thận có nguy hiểm không? để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Xây dựng lối sống lành mạnh và có kiến thức sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!