Bệnh suy nhược thần kinh tự khỏi được không? Chữa bằng cách nào?
Có rất nhiều thắc mắc về vấn đề suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây người đọc sẽ được giải đáp các thông tin về bệnh cũng như những phương pháp chữa bệnh khoa học và hiệu quả nhất.
Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không?
Suy nhược thần kinh là bệnh lý thuộc nhóm rối loạn thần kinh chức năng. Bệnh do những rối loạn chức năng vỏ não cùng các trung khu dưới vỏ gây nên. Giới chuyên gia đánh giá bệnh là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu.
Bệnh suy nhược thần kinh theo các chuyên gia đánh giá là khó có thể tự khỏi. Trường hợp bệnh nhẹ, nếu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, bệnh có thể được cải thiện. Tuy vậy điều này không áp dụng được với tình trạng nặng hơn. Khi các triệu chứng trở nặng và kéo dài không giảm nhẹ người bệnh cần được điều trị bằng các biện pháp y khoa theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trong đó phổ biến nhất là do:
- Stress, lo âu, chấn thương tâm lý kéo dài
- Áp lực công việc và cuộc sống
- Hệ thần kinh của người bệnh suy yếu
- Lao động trí óc với cường độ mạnh
- Môi trường kích thích do tiếng ồn
- Nghiện rượu bia
- Thiếu dinh dưỡng dẫn đến kiệt sức
Bệnh khá phổ biến và còn được gọi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ở Việt Nam số người mắc bệnh chiếm đến gần 5% dân số. Đối tượng mắc bệnh thường là ở độ tuổi 20-45, nằm trong độ tuổi lao động. Khi mắc suy nhược thần kinh, người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Cảm giác mệt mỏi, tâm trạng xuống dốc
- Dễ bị kích thích, tinh thần hoảng loạn
- Mất ngủ, đau đầu
- Suy giảm trí nhớ
Là một căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm hay các bệnh về hệ thần kinh và tim mạch.
Điều trị suy nhược thần kinh trong thời gian bao lâu?
Suy nhược thần kinh khó có thể tự khỏi do đó việc điều trị cần được thực hiện sớm giúp tăng khả năng khỏi bệnh. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, nguyên nhân hay tâm lý người bệnh. Thông thường việc điều trị có thể kéo dài từ 3-4 tuần. Với trường hợp phức tạp quá trình này có thể kéo dài.
Trong thời gian điều trị cần tích cực theo dõi, nếu có chuyển biến bất thường, cần tái khám và làm theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp người bệnh tránh được các biến chứng như suy nhược cơ thể, các bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa…
Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, nhức đầu liều cao nếu không được kê đơn. Các loại thuốc này dễ gây những tác dụng phụ ngoài mong muốn và có thể khiến bệnh nặng hơn.
Điều trị suy nhược thần kinh bằng Y học
Điều trị suy nhược thần kinh sớm giúp tăng hiệu quả chữa bệnh và tránh các trường hợp chuyển biến nặng của bệnh dẫn đến cấp cứu nguy hiểm. Các phương pháp chữa bệnh hiện nay thường được lựa chọn là thuốc tân dược, mẹo dân gian và thuốc Đông y. Chi tiết về các phương pháp này người đọc có thể tham khảo:
Thuốc điều trị suy nhược thần kinh bằng Tây y
Với thuốc tân dược, người bệnh có thể được kê các loại thuốc như:
- Thuốc an thần, bổ não giúp giảm lo âu, giảm triệu chứng mất ngủ: seduxen, elenium, mimoza…
- Thuốc giảm đau đầu : aspirin, paracetamol, efferalgan…
- Nhóm thuốc chống trầm cảm : stablon, amitriptyline….
- Thuốc tăng cường hệ toàn hoàn máu: Tanakan, arcalion, asthenal…
Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tùy ý sử dụng đặc biệt là các loại thuốc trầm cảm. Nghiêm cấm việc tự ý dùng thuốc vì có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y
Trong Đông y, nguyên nhân gây suy nhược thần kinh được quan niệm là do cơ địa người bệnh tiên thiên không đầy đủ, khiến công năng tạng phủ bị rối loạn. Thuốc Đông y giúp điều hòa nhịp tim, bổ âm, hoạt huyết cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo lắng mất ngủ… Điều trị bệnh tập trung và Tâm, Can, Tỳ, Thận dùng các bài thuốc có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm,..
Với mỗi đối tượng người bệnh nhân,mà bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, an thần…
Điều này cho thấy, Đông y tập trung vào điều trị đúng căn nguyên gây ra bệnh mất ngủ, điều trị tận gốc bệnh, điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng nên mang lại hiệu quả lâu dài. Hệ thần kinh không chỉ được cải thiện mà thể trạng cũng tốt lên. Bên cạnh đó, những vị thuốc Đông y được đánh giá là lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng an thần, điều trị mất ngủ như:
-
Bài thuốc 1: Sài hồ, mạch môn, bán hạ, sinh địa, bạch truật, bạc hà, hàng cầm mỗi, táo đỏ; cam thảo; gừng nướng chín, trần bì. Chủ trị mất ngủ do can khí uất (Can khí uất gây ra tâm phiền dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đồng thời còn kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt)
-
Bài thuốc 2: Chủ trị mất ngủ do thận âm hư: Khi bị thận yếu ngoài mất ngủ người bệnh còn cảm thấy đau đầu chóng mặt, đau mỏi lưng, buồn bực, hồi hộp, lo lắng, táo bón. Dùng bài thuốc bổ thận âm, hạ hỏa để dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Thành phần gồm: Hòa sơn, ngưu tất, bạch linh, phục thần, trạch tả, mạch môn, sơn thù, thục địa, đan bì.
-
Bài thuốc 3: Bạch Truật, hạt sen, quế nhục, cam thảo, mộc hương mỗi, thục địa, đương quy, mạch môn, táo nhân, phục thần, đẳng sâm, hoàng kỳ, long nhãn. Chủ trị mất ngủ do tâm tỳ hư (chữa mất ngủ bằng cách bổ tâm tỳ, tăng khí huyết)
Biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp cho bệnh suy nhược thần kinh
Để cải thiện các triệu chứng bệnh, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Một vài điều sau có thể giúp ích được cho người bệnh:
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ sớm, mát-xa nhẹ trước khi đi ngủ. Tránh sử dụng thiết bị điện tử, điện thoại trước khi ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ thần kinh thư giãn, tránh căng thẳng. Do đó chất lượng giấc ngủ ảnh hướng lớn đến hiệu quả điều trị suy nhược thần kinh.
Một số hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng giúp người bệnh dễ thiếp vào giấc hơn. Chăm sóc sức khỏe thể chất là một trong những cách để cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh
- Giảm căng thẳng, áp lực
Bạn có thể tạm gác những công việc hay lo toan bên ngoài để dành thời gian tự thư giãn cho bản thân. Một số hoạt động nhẹ nhàng có thể khiến thần kinh bớt căng thẳng như nghe nhạc, đi dạo, trồng hoa…
- Vận động thường xuyên
Các hoạt động thể dục nhẹ nhàng vừa giúp cải thiện sức khỏe, tăng tuần hoàn máu đồng thời giúp người bệnh giáp áp lực. Một số môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp người bệnh như yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe, đi bộ…
- Liệu pháp tâm lý
Người bị suy nhược thần kinh có thể tìm đến một vài chuyên gia tâm lý để được chia sẻ và có biện pháp điều trị hợp lý. Thậm chí ngay trong cuộc sống,bạn cũng có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành, chia sẻ những lo âu. Việc này giúp bệnh nhân ổn định tâm lý, suy nghĩ tích cực và cân bằng cuộc sống hơn.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các thực phẩm giàu protein, chất xơ và vitamin có tác động tốt đến não bộ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó thực phẩm cần hạn chế là rượu, bia, đồ uống có cồn khiến hệ thần kinh bị kích thích, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học cũng ngăn chặn chứng bệnh bùng phát.
Hy vọng với những thông tin trong bài, người bệnh đã có được cho mình giải đáp về phương pháp chữa bệnh cũng như trả lời cho câu hỏi “suy nhược thần kinh có tự khỏi không?”.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!