Thoái hóa khớp gối có nên tập Gym? Lời khuyên từ bác sĩ
Tập gym là một trong những cách giúp duy trì vóc dáng và tăng cường sức khỏe. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển và vận động của cơ thể. Vậy thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là thắc mắc của rất nhiều người, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương, bào mòn dần hình thành nên các gai xương, khi vận động chúng sẽ chèn ép và gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh được chuyên gia khuyến cáo chỉ nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hạn chế gia tăng áp lực lên khớp gối khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Vậy khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh có nên tập gym không? Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc tập luyện thể dục thể thao có tác dụng rất tốt đến quá trình điều trị và phục hồi tổn thương do bệnh gây ra, trong đó có cả tập gym. Nếu người bệnh tập gỵm đúng cách sẽ giúp cơ bắp hoạt động đều đặn, quá trình lưu thông máu ở các cơ đi đến các xương khớp diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó các khớp xương sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trở nên chắc khỏe, linh hoạt và vận động dễ dàng hơn, hạn chế được các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập gym còn khiến người bệnh duy trì vóc dáng cân đối, đẩy lùi được nguy cơ mắc một số bệnh lý về xương khớp khác như loãng xương, thoái hóa khớp,…Tuy nhiên, khi bị thoái hóa khớp thì chế độ tập luyện của người bệnh sẽ rất khác so với bình thường. Lúc này, bạn chỉ nên thực hiện các bài tập có tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh, hạn chế các động tác và tư thế dễ gây chèn ép, làm tổn thương đến khớp gối khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Một số bài tập gym tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Dưới đây là một số bài tập có tác dụng hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Bài tập nâng thẳng chân
- Nằm lên sàn nhà, dùng khuỷu tay để đỡ lấy phần thân trên.
- Cong đầu gối lại sao cho bàn chân song song với sàn nhà.
- Thực hiện đưa chân phải lên cao hướng mũi chân lên trên và siết chặt cơ đùi.
- Giữ yên như vậy trong khoảng 3 giây rồi từ từ hạ chân xuống đất và vẫn siết chặt cơ đùi.
- Lặp lại động tác này khoảng 10 lần sau đó đổi bên, thực hiện mỗi bên hai lần như vậy trong một lần tập.
– Bài tập Standing calf Sketch Up
- Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng vai, đưa chân phải về phía trước cách chân trái khoảng 2 bước chân.
- Thực hiện gập chân phải thành một góc 90 độ, chân trái để thẳng và gót chân phải chạm sàn nhà.
- Giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng cơ thể, thực hiện tương tự với bên còn lại.
– Bài tập giãn cơ bắp chân
- Tập luyện cùng với một cái ghế, dùng tay vịn vào thành ghế để giữ thăng bằng.
- Chân phải bước lên phía trước và hơi khụy xuống.
- Chân trái đưa ra phía sau và duỗi thẳng ra, nhấn gót chân xuống sàn làm căng vùng bắp chân.
- Giữ yên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi đổi chân, thực hiện lặp lại mỗi bên hai lần.
Một số lưu ý khi tập gym dành cho người bị thoái hóa khớp gối
Dưới đây là một số điều mà người bị thoái hóa khớp gối cần phải lưu ý khi tập gym để đảm bảo an toàn, hạn chế gây chấn thương đến xương khớp và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh:
- Trước khi luyện tập gym bạn cần phải khởi động cơ thể thật kỹ trong khoảng 15 – 20 phút để cơ thể nóng lên và hạn chế một số chấn thương xương khớp không mong muốn.
- Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tập gym đúng tư thế và thực hiện những bài tập tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tránh tập luyện quá sức sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
- Tốt nhất, người bệnh nên luyện tập cùng với huấn luyện viên để đảm bảo an toàn và đúng tư thế khi tập, hạn chế gây tổn thương đến xương khớp.
- Trong thời gian luyện tập nếu cơn đau xuất hiện thì người bệnh nên ngưng lại, thực hiện nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể. Khi cơn đau do thoái hóa khớp gối xuất hiện người bệnh có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên sẽ có tác dụng làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Nên kiểm soát cân nặng của cơ thể nhằm hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì làm gia tăng đè ép lên khớp gối và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tình trạng đứng hoặc ngồi xổm quá lâu gây áp lực lên khớp gối khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và khuân vác vật nặng.
- Bên cạnh việc tập gym, người bệnh cũng có thể tăng cường thực hiện bài tập như đi bộ, yoga, thái cực quyền, bơi lội,… cũng có tác dụng rất tốt đến quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.
- Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu, cá mòi, hạnh nhân, đậu bắp,… Không nên sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, đồ uống có cồn và chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
Như vậy, khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh vẫn có thể tập gym, tuy nhiên không phải bài tập nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, trước khi tập luyện người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn các bài tập và tư thế phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 29/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!