Những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất và lưu ý khi sử dụng
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng, sức khỏe, thậm chí gây bệnh phụ khoa và nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho chị em nếu như không điều trị kịp thời. Vậy nên sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt nào để giải quyết vấn đề này và cần lưu ý gì khi sử dụng? Mời độc giả tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thuốc điều hòa kinh nguyệt là gì?
Thuốc điều hòa kinh nguyệt là những loại thuốc được sử dụng nhằm đưa chu kỳ, vòng kinh về tình trạng ổn định bình thường trong những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời thuốc còn giúp khắc phục những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt như: chậm kinh, rong kinh, màu sắc kinh bất thường, lượng kinh và ngày ra máu thay đổi bất chợt.
Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt giúp nữ giới bổ sung lượng nội tiết tố thiếu hụt, từ đó cân bằng nội tiết trong cơ thể giúp chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại với quỹ đạo như trước đây. Hiện nay, các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt khá phổ biến, đa dạng và sử dụng đơn giản nhưng lại có hiệu quả nhanh chóng nên đã trở thành sự lựa chọn của nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
Những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất
Kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng liệu pháp tự nhiên, thuốc điều kinh,…tùy theo nguyên nhân của nó. Trong đó, dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Thuốc Tây y
Với các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đa số chị em tìm đến các loại thuốc Tây y, thuốc tân dược để điều chỉnh lại vòng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone gồm các estrogen, progestatif, phối hợp estrogen-progestatif với nhiều tên biệt dược khác nhau cải thiện sự thiếu hụt hormone sinh dục nữ, từ đó giúp vòng kinh ổn định hơn, tránh tình trạng kinh nguyệt không đều.
Bệnh nhân khi sử dụng thuốc này cần phải có sự đồng ý kèm theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc sẽ tạo nên hiện tượng kinh nguyệt giả, giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của chị em nhưng không có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở chu kì kế tiếp. Sử dụng thuốc tránh thai điều hòa kinh nguyệt, bạn đồng thời giải quyết được hiện tượng đau bụng kinh, rong kinh và còn giúp tránh thai, trì hoãn ngày hành kinh khi cần thiết,…
Tuy nhiên, khi bạn lạm dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ, dùng với liều lượng không phù hợp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng với thành phần thuốc, rối loạn nội tiết, teo và suy giảm chức năng buồng trứng và cuối cùng là dẫn đến vô sinh – hiếm muộn, rong kinh ra nhiều máu. Dùng thuốc tránh thai không đúng cách, người phụ nữ còn có nguy cơ rối loạn di chuyển trứng, có thai ngoài tử cung và một số tác dụng phụ như: chán ăn, đau tức ngực, mụn nhọt, viêm nhiễm âm đạo, đường tiết niệu,…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tránh thai, bạn cũng có thể dùng một số loại thực phẩm chức năng, kết hợp cùng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho những trường hợp rối loạn kỳ kinh do mất cân bằng nội tiết tố tạm thời, do thay đổi đồng hồ sinh học hay tâm lý bất ổn.
Thuốc Đông y
Đông y chia nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều thành hai dạng chính là khí huyết hư nhược và thận hư huyết ứ. Phương pháp điều trị Đông y là sử dụng một số vị thuốc nguồn gốc thảo dược tác động vào kinh, can, tỳ, thận giúp ổn định chu kỳ, điều hòa kinh nguyệt mà không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong các bài thuốc thường sử dụng những vị thuốc chủ đạo thường gặp, có tác dụng tập trung vào điều kinh, ổn định vòng kinh hiệu quả là: Đẳng sâm, thục địa, bạch truật, đương quy, cam thảo, xuyên khung.
Một số bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt hiệu quả như:
- Bài 1: Đẳng sâm, thục địa, hoàng kỳ, đương quy, bạch linh, bạch thược, bạch truật, xuyên khung. Mỗi loại 12g. Dùng thêm đại táo 5 quả, 3 lát gừng tươi. Sắc ngày uống 1 thang giúp cải thiện chậm kinh, chân tay lạnh, da xanh tái, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu ngủ, máu kinh ít.
- Bài 2: Sinh địa, thục địa, bạch thược, mạch môn đông, địa cốt bì, ngưu tất. Mỗi loại 12g. Dùng thêm 16g đan sâm, 8g tri mẫu, 12g địa cốt bì, 3 quả đại táo. Sắc uống ngày 1 thang, trị kinh trễ, máu kinh ít, đem thẫm, vón cục, đau bụng dưới, mạch sác.
- Bài 3: Ích mẫu 16g, ngải cứu 16g, hương phụ 8g, xích thược 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 6g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, đại táo 3g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, trị trễ kinh, đau bụng dưới, hông, sườn, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch huyền sác.
- Bài 4: hương phụ 10g, đương quy 12g, nga truật 12g, đan bì 12g, ngải diệp 16g, ô dược 8g, xuyên khung 12g, diên hồ sách 10g, tam lăng 10g, sài hồ 12g, hồng hoa 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, trị trễ kinh đến vài tháng, ra nhiều bạch đới, mạch huyền hoạt.
Ứng dụng thuốc Đông y vào điều hòa kinh nguyệt là phương pháp an toàn và có tác dụng sâu, hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì để thấy được hiệu quả khi sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây rối loạn mà hiệu quả điều hòa kinh nguyệt ở mỗi người nhanh, chậm khác nhau, việc kết hợp những vị thuốc, bài thuốc cũng khác nhau. Vì vậy, sử dụng thuốc Đông y bạn cũng cần phải có sự hỗ trợ và chỉ định từ thầy thuốc, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Trong quá trình sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt, bạn đọc cần lưu ý đặc biệt những điều sau:
- Không tự ý dùng thuốc bởi bạn không thể chắc rằng mình có bị dị ứng với thành phần của thuốc hay không, có đúng với nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt không, có gây ra tác dụng phụ hay biến chứng nguy hại nào đến sức khỏe hay không?,…
- Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là trong thời gian dài, tránh gây hại đến sức khỏe, các cơ quan, bộ phận khác hoặc có thể nhờn thuốc và khiến tình trạng phức tạp thêm.
- Cần thăm khám cụ thể trước khi sử dụng thuốc để biết chính xác nguyên nhân là gì, có cần sử dụng thuốc hay không.
- Kết hợp dùng thuốc với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
- Nếu tình hình không quá phức tạp, nguy hiểm, bạn có thể sử dụng thuốc Đông y để tránh tác dụng phụ, đồng thời cải thiện sức khỏe, đề kháng tốt hơn, duy trì vòng kinh ổn định hơn.
- Sau một thời gian sử dụng thuốc mà không thấy vòng kinh được cải thiện, bạn nên đi khám Phụ khoa. Nếu phát hiện bệnh, nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị phù hợp, không nên cố dùng thuốc để cải thiện.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về việc điều hòa kinh nguyệt cũng như sử dụng những loại thuốc nào, lưu ý ra sao khi dùng thuốc. Bạn cũng nên tạo cho mình thói quen khám Phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý nguy hiểm, có biện pháp khắc phục kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe!
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!