Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có các triệu chứng tương tự như tổ đỉa ở người lớn. Không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà tình trạng sốt cao còn xuất hiện kèm theo. Khi không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể phát triển thành hàng loạt các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Tổ đỉa là một bệnh lý ngoài da xảy ra do nấm, với biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm ở lớp thượng bì. Bệnh tổ đỉa có thể phát triển ở mọi đối tượng, trong đó trẻ em cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Tổ đỉa không phải triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên khi xảy ra ở trẻ em sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé và tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng nguy hiểm với trẻ.
Tổ đỉa ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Tương tự như tổ đỉa ở người lớn, tổ đỉa ở trẻ xảy ra khi trẻ em bị nhiễm nấm gây viêm nhiễm lớp thượng bì. Tổ đỉa khiến trẻ bị ngứa toàn thân, hoặc ngứa tại vị trí cục bộ mọc mụn. Do trẻ em có sức đề kháng yếu ớt, khi mắc bệnh tổ đỉa trẻ bị ảnh hưởng của bệnh gây biếng ăn, gầy sụt cân và thường xuyên bị cảm sốt.
Tổ đỉa ở trẻ em xảy ra do yếu tố di truyền, dị ứng thời tiết, do trẻ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc thực phẩm xúc tác dị ứng. Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là mụn nước nổi thành từng đám, phổ biến là các vùng mọc mụn nước ở tay trẻ. Mụn có xu hướng cứng và chuyển thành màu vàng khi xẹp.
Bệnh tổ đỉa có thể lan rộng khắp cơ thể khi không được điều trị sớm. Đối với người lớn, bệnh tổ đỉa có thể được điều trị tại nhà trong thời gian đầu. Tuy nhiên với đối tượng trẻ nhỏ bị tổ đỉa, cần được thăm khám kịp thời tại những cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân để phòng tái phát cho bé.
Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính trạng trẻ em. Tuy nhiên những biến chứng của bệnh gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng liên lụy đến thể chất và cân nặng của trẻ. Vì thế phụ huynh không nên chủ quan trong điều trị tổ đỉa cho trẻ em.
Những trường hợp trẻ em bị tổ đỉa dạng nặng, vùng da bị cào rách nhiễm khuẩn xảy ra bội nhiễm. Khi vùng da này tụ mủ, trẻ có nguy cơ bị viêm mô tế bào và nổi hạch bạch huyết… Tổ đỉa thường gặp ở những trẻ nhỏ từ 6 tháng – 6 tuổi và có xu hướng tái phát khi trẻ dậy thì.
Bệnh tổ đỉa không được điều trị tận gốc sẽ phát triển thành triệu chứng mãn tính, bệnh quay lại gây nhiều phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Tổ đỉa ở trẻ em là những tổn thương xảy ra ở lớp thượng bì của da. Triệu chứng có diễn biến kéo dài và điều trị mất nhiều thời gian, kết quả điều trị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân xúc tác gây bệnh. Do đó để đạt được hiệu quả điều trị tổ đỉa cho trẻ tích cực nhất, phụ huynh nên tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh. Chủ yếu tổ địa xảy ra do các nguyên nhân sau:
1. Do di truyền
Nguyên nhân do di truyền chiếm khoảng 8% trường hợp tổ đỉa ở trẻ. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều có tiền sử bị tổ đỉa thì khả năng di truyền cho con là 41%. Trong gia đình có ông bà, anh chị em mắc bệnh tổ đỉa thì mức độ di truyền thấp hơn, nhưng tỷ lệ cao vẫn có thể xảy ra.
Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu tổ đỉa, phụ huynh nên kiểm tra tiền sử gia đình có người mắc bệnh hay không để trình bày với bác sĩ điều trị. Đối với trường hợp trẻ bị tổ đỉa do di truyền thường có khả năng tái phát thành mãn tính, phương pháp điều trị được áp dụng khác so với tổ đỉa cấp tính.
2. Do tác nhân dị ứng
Tổ đỉa ở trẻ em cơ bản là triệu chứng dị ứng ngoài da, bệnh được tạo cơ hội phát triển khi người bệnh gặp phải các tác nhân xúc tác gây kích ứng. Bệnh tổ đỉa có xu hướng bùng phát mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết hanh khô, chuyển mùa, không khí ẩm mốc.
Ngoài ra tình trạng trẻ dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có tổ đỉa. Những trẻ em từ bị dị ứng thời tiết sẽ rất dễ mắc bệnh tổ đỉa khi thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm gây kích ứng như các loại hải sản, trứng, đậu nành,… cũng có khả năng cao xuất hiện các nốt mụn tổ đỉa trên da.
3. Những nguyên nhân khác
Tổ đỉa có thể phát triển khi cơ thể bị nhiễm nấm từ động vật. Bởi vì làn da của các bé còn non nớt và nhạy cảm với những dị nguyên từ môi trường nên những tiếp xúc nhỏ gây kích ứng cũng có thể khiến bệnh tổ đỉa ở trẻ em bùng phát.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tổ đỉa ở trẻ em như: phòng ốc ẩm mốc, cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc động vật hoặc tiếp xúc với bụi bẩn, dị ứng sữa tắm…. Phụ huynh cần lường trước những yếu tố có thể gây kích ứng da ở trẻ để loại từ nguy cơ phát bệnh tổ đỉa.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở trẻ em tương tự như bệnh ở người lớn. Điểm đặc trưng là những mụn nước màu trắng nhỏ, mọc dày và không có mủ. Vùng da tại vùng bị mọc mụn thường khô và sần sùi. Sau thời gian, mụn khô và tự bong tróc, sau đó triệu chứng tái phát nhiều lần gây khó chịu cho trẻ.
Ngoài biểu hiện đặc trưng trên, tổ đỉa ở trẻ có thể phát triển thành những tổn thương ở bàn tay và bàn chân. Do làn da trẻ em khá mỏng manh và nhạy cảm, phụ huynh cần nhận diện sớm các triệu chứng khuy hiểm như:
- Bàn tay hoặc bàn chân trẻ có những mụn nước liti mọc thành cụm khoảng 1 – 2mm. Mụn nước có màu trắng đục, bề mặt dày sừng, rắn chắc, không nặng được.
- Mụn nước khó vỡ và có khuynh hướng teo dần, sau đó sang màu vàng. Khi mụn bong da sẽ để lại vùng da màu hồng và có vảy bao quanh gây ngứa ngáy khó chịu.
- Tổ đỉa gây ra những cơn ngứa âm ỉ tại vùng da nổi mụn, khi càng gãi thì trẻ sẽ càng ngứa và các vùng da tổn thương lan rộng ra thêm.
- Cần thận trọng với nguy cơ bội nhiễm, nhận biết bằng mắt thường thấy các mụn nước này đục hơn kèm theo tình trạng sưng tấy đỏ.
- Khi trẻ gãi và làm xây xát vùng da gây ra nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết tại vùng da lân cận, kèm theo đó trẻ có thể bị sốt cao do phản ứng nhiễm trùng.
Những dấu hiệu của tổ đỉa dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng rôm sảy thông thường. Để kiểm tra chính xác nguyên nhân, phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán chính xác. Từ đó mới có phương hướng điều trị giúp làn da của trẻ trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Các cách điều trị tổ đỉa ở trẻ em an toàn
Điều trị tổ đỉa cho trẻ em bằng thuốc Tây
Trái ngược với những phương pháp điều trị tổ đỉa ở người lớn, vì trẻ em có làn da nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác dụng phụ của thuốc. Vậy nên phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc bôi trị tổ đỉa cho trẻ tại nhà.
Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ với những trường hợp được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc/kem bôi trị tổ đỉa cho trẻ em chỉ có tác dụng làm dịu da, thành phần thuốc bao gồm steroid, kháng sinh được dùng trong điều trị các triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,…
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh để bổ sung độ ẩm, tái tạo lớp sừng tại vùng da bị tổn thương. Phương pháp này không mang tính điều trị, nhưng phần nào có thể làm dịu đi cơn ngứa cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc uống trong điều trị tổ đỉa cho trẻ em khi không có đơn kê từ bác sĩ.
Những phương pháp điều trị tổ đỉa bằng thuốc Tây thường không được khuyến khích sử dụng cho trẻ. Cách này cũng không thể áp dụng trong điều trị tổ đỉa mãn tính, hoặc dùng trong điều trị tái phát nhiều lần. Vì thế phụ huynh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để phòng tránh các nguy cơ xấu xảy ra.
Điều trị tổ đỉa cho trẻ em theo dân gian
Sử dụng thuốc tân dược điều trị tổ đỉa tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thay vào đó, phụ huynh nên tham khảo các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng dân gian để áp dụng an toàn cho bé. Một số phương thuốc được lưu truyền trong Y học cổ truyền mang lại hiệu quả gồm có:
Chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không kết hợp với rau răm là phương pháp điều trị tổ đỉa cho trẻ em an toàn được nhiều phụ huynh áp dụng. Phương pháp này cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ với hiệu quả tuyệt vời.
Theo Đông Y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, công năng chính của lá trầu là kháng khuẩn, tiêu viêm. Ngoài ra rau răm cũng là nguyên dược liệu có thể sát khuẩn hiệu quả. Khi kết hợp cả hai nguyên liệu cùng nhau sẽ giúp vùng da bị viêm nhiễm nhanh chóng cải thiện.
Cách thực hiện: Phụ huynh chuẩn bị một nắm trầu không và một nắm lá rau răm tươi. Đem hai nguyên liệu này đi rửa sạch và sau đó vò nát rồi đem đun sôi trong tầm 5 phút. Đợi đến khi nước nguội thì đem ngâm rửa vùng tay, chân bị tổ đỉa trong vòng 10 – 20 phút.
***Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt hơn, phụ huynh nên dùng bã lá chà xát hoặc đắp lên vùng da bị bệnh. Các hoạt chất sẽ thẩm thấu sâu vào da và tăng cường tiêu diệt các mầm mống gây bệnh.
Chữa bệnh tổ đỉa cho trẻ em bằng lá bàng
Lá bàng có công dụng điều trị các bệnh ngoài da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng. Đối với trẻ em, sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa thay thế các loại thuốc kháng sinh, hoạt dược chất có trong lá bàng giúp điều trị mụn nước công hiệu.
Phụ huynh có thể dùng nước lá bàng để tắm hoặc đắp lá bàng trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Không chỉ có công dụng điều trị tổ đỉa thông thường, lá bàng còn giảm nhẹ tình trạng sưng viêm có mủ khi trẻ bị nhiễm trùng da, từ đó phòng tránh được nguy cơ bội nhiễm.
Cách thực hiện: Phụ huynh sử dụng khoảng 10 lá bàng và 2 muỗng muối biển đem đun trong nồi nước đến khi sôi. Đợi hỗn hợp nước nguội, phụ huynh sử dụng gạc thấm vào vùng da bị viêm nhiễm và bôi đều lên vùng da bị bệnh của trẻ.
***Lưu ý: Kết hợp song song với ngâm rửa bằng nước lá bàng, phụ huynh sử dụng lá bàng đã đun chín đắp lên vùng da bị bệnh của trẻ. Thực hiện kiên trì sẽ nhận thấy tình trạng tổ đỉa có cải thiện tích cực.
Chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng lá khế
Lá khế là phương thuốc điều trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, trong đó công dụng điều trị tổ đỉa của lá khế được nhiều phụ huynh áp dụng cho trẻ em. Trong lá khế có dược tính sát khuẩn, có thể sử dụng lá khế trong điều trị sưng viêm, khôi phục các tế bào da bị tổn thương.
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 100 gram lá khế đem giã nát cùng với nước cốt chanh. Dùng bã lá đắp lên vùng da bị bệnh. Sau đó dùng băng gạc y tế cố định bã lá khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm .
***Lưu ý: Trước khi đắp lá khế lên vùng da bị bệnh, phụ huynh nên rửa sạch vùng da bị tổ đỉa rồi mới đắp lá lên. Bằng cách này giúp vùng da thẩm thấu dược chất tốt hơn.
Chữa tổ đỉa cho trẻ bằng tỏi
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Bên cạnh các công dụng điều trị bệnh dạ dày, tỏi cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh sử dụng tỏi chữa tổ đỉa theo cách sau:
Cách thực hiện: Sử dụng tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch và đem đi giã nhuyễn cùng với một ít muối. Đem hỗn hợp tỏi vừa giã nát đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Dùng băng gạc cố định tỏi trên da trẻ trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm và lau khô da cho trẻ.
***Lưu ý: Dùng tỏi chữa bệnh tổ địa có thể gây kích ứng trên làn da một số trẻ. Phụ huynh không nên áp dụng phương pháp này cho những trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị tổ đỉa
Chăm sóc cho trẻ bị tổ đỉa cần lưu ý một số nguyên tắc nhất định. Khác với người trưởng thành, trẻ em có làn da tương đối mỏng manh, nếu điều trị không cẩn thận dễ gây ra các tổn thương ngoài dự tính. Để điều trị tổ đỉa nhanh chóng có thuyên giảm, phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn uống đẩy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt, từ đó có thể giúp trẻ chống chọi lại bệnh tật.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, không cho trẻ dùng nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ,…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như hải sản, các loại đậu, trứng gà, nếu vẫn còn nuôi con bằng sữa mẹ phụ huynh cũng nên tránh nhóm thực phẩm này…
- Cắt móng tay, móng chân và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, phụ huynh không nên để bé tự do gãi ngứa gây trầy xước da, khi các mụn nước bị vỡ ra dễ dẫn đến viêm nhiễm, lở loét.
- Không nên sử dụng các loại sữa tắm hoặc kem dưỡng có chất tẩy rửa cao, nên dùng dung dịch chuyên dùng cho trẻ để hạn chế gây kích ứng trên da.
- Phụ huynh không nên cho trẻ mặc quần áp dày, hoặc quá chật trong thời tiết nóng nực.
- Khi cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, nên lau người cho trẻ hoặc thay quần áo mới.
- Đảm bảo không gian sinh hoạt của trẻ thoáng mát, độ ẩm cân bằng, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa,…
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một triệu chứng phổ biến, tuy nhiên phụ huynh không nên lơ là trong điều trị vì bệnh có thể phát triển thành những biến chứng đáng ngại ảnh hưởng xấu đến bé. Để phòng ngừa và điều trị tổ đỉa ở trẻ em đúng cách, phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện Da liễu thăm khám. Tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ tại nhà.
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Bệnh tổ đỉa cần phải bôi thêm dưỡng ẩm nhưng mình không biết trẻ 6 tháng thì nên bôi loại dưỡng ẩm nào tôt ?
Ai đã dùng thuốc an bì thang chữa khỏi được tổ đỉa cho con chưa ah, em thấy giờ thuốc này nhiều mẹ dùng cho con nhưng em lo bệnh da liễu dùng thuốc không đúng nó còn nặng hơn nhất lại là da trẻ con, thuốc có an toàn tuyệt đối không ah ?
An bì thang là thuốc nam hoàn toàn đã qua kiểm định của bộ y tế an toàn với trẻ nhỏ, con mình 2 đứa đều bị tổ đỉa chữa khỏi bằng thuốc này đấy, trước cả 2 thằng nó lên khắp 2 bàn chân, ngứa gãi ghê lắm nó toét hết các mụn nước ra, hết đám này lên đám khác mà dùng thuốc 2 tháng đã khỏi rồi
Thuốc an bì thang giá thế nào vậy, cần mua gấp cho con dùng, con mình ban đầu chỉ bị vài nốt có mấy ngày mà lan rộng khắp cả 2 chân 2 tay rồi
Thuốc an bì thang là thuốc kê đơn của bác sĩ viện da liễu đông y, nó gồm nhiều loại, thuốc của con mình chưa đến 2 triệu có thuốc uống và thuốc rửa, thuốc bôi tùy vào bệnh của bé thế nào bác sĩ sẽ kê thuốc cho phù hợp
Bệnh tổ đỉa có nên cho trẻ tắm không và có được tắm bằng xà phòng hay sữa tắm không ah, nhiều người mách mình bệnh này nên kiêng nước
Bệnh tổ đỉa nếu không tắm rửa sạch sẽ thì bệnh càng nặng, toàn nghe thông tin không chính thống
Bạn nên tắm thường xuyên cho con, vì bệnh tổ đỉa sẽ nặng hơn khi tiếp xúc với nững yếu tố bụi bẩn da sẽ gây kích ứng, bạn có thể thay xà phòng và sữa tắm bằng lá trầu không, vừa sạch lại an toàn, mình cũng đang dùng lá trầu tắm hon con hàng ngày
Chữa bệnh bằng lá khế có hiệu quả không, mình cũng muốn tìm những cách dân gian như thế này chữa cho con, không muốn bôi thuốc tây nhiều tác dụng phụ
Mình chẳng thấy ăn thua, mình tắm lá khế cho con cả mấy tuần trời mà chỉ đỡ đôi chút, chắc do con mình bị khá nặng, tay chân ngứa và chảy dịch nhiều, có lúc gãi chảy cả máu. Sau cho con dùng thuốc an bì thang lại thấy hiệu quả, thành phần cũng là thuốc nam cả, uống và bôi rửa bên ngoài 2 tháng là da lành hoàn toàn, khỏi cũng được năm nay rồi đó
Thuốc an bì thang bạn mua ở đâu thế, tôi cũng muốn dùng thuốc y học cổ truyền điều trị cho con vì da của con còn nhỏ nên rất nhạy cảm, bác sĩ không khuyến khích dùng thuốc bôi tây y dài ngày, giờ chân tay lở loét hết cả chắng biết làm sao
Bạn đưa con đến viện da liễu đông y 123 hoàng ngân, nhân chính, thanh xuân, hà nội,con mình khám với bác sĩ Nhuần ở đây, bác sĩ điều trị thuốc chỉ 2 tháng thôi, hôm đưa con đi khám cũng gặp rất nhiều bé bị tình trạng giống con mình, thuốc này chữa được nhiều bệnh viêm da không phải chỉ mình tổ đỉa thôi đâu https://www.tapchidongy.org/bai-thuoc-an-bi-thang.html
Xa thế nhờ, mình tận Long An giờ sao ta, không biết thuốc này viện có gửi về cho điều trị ở nhà được không hay phải đưa con đến tận nơi khám
Viện có ship thuốc cho bệnh nhân ở xa, khách tỉnh còn không mất ship, bạn gọi điện đến số 02471091668, sẽ có bác sĩ tư vấn cụ thể giúp con về liệu trình điều trị như thế nào cho phù hợp
Tổ đỉa có cần ăn uống kiêng gì không, con mình mấy hôm nay da thấy nổi ít mụn nước và ngứa, sợ cho con ăn uống thả phanh nó bị nặng lên thì chết
Bệnh tổ đỉa ăn uống không cẩn thận là nặng lên đấy, trước do mình không biết nên cho con ăn hải sản, chỉ ngày hôm sau thôi nó lan rộng khắp bàn chân đỏ và ngứa lắm, phải đem khám bác sĩ gấp.
Tổ đỉa nên kiêng hải sản, các loại đậu, trứng gà, đồ ăn cay nóng và các loại đồ chua lên men, bệnh này là bệnh mãn tính nên chế độ ăn nên cẩn trọng vì lỡ cái là nó bị nặng lên liền
Mình có thấy nhiều người nói bệnh tổ đỉa phải kiêng cả sữa có đúng không ah con mình cũng bị nhưng giờ cháu mới 8 tháng đang bú sữa mẹ thì làm sao được không thể cai sữa cho cháu sớm vậy được
Các bạn tư vấn giúp mình xem con mình có phải bị tổ đỉa không, con bị khoảng 1 tháng nay, chỉ có vài mụn bé li ti mình nghĩ ngứa thông thường nên không dùng thuốc gì cả, nhưng mấy hôm nay chỗ đó có cả mủ, giờ mình đang rửa nước muối cho con chứ chưa biết nên dùng thuốc gì
Chảy cả mủ thì có vẻ bé bị nặng rồi, bạn nên đưa con đi khám xem thế nào, để càng lâu nó lở loét ra thì chữa khó lắm lại còn đau đớn nữa
Chắc do con gãi nhiều quá làm nhiễm trùng rồi, bạn rửa nước muối cho con hàng ngày và mua thêm kháng sinh về cho con uống, cháu mình cũng bị vậy thấy đi khám bác sĩ có cho thuốc kháng sinh
Con mình cũng bị y chang vậy, đang rửa bằng nước trầu không cũng thấy đỡ đỡ, nó bớt mủ đi nhưng vẫn còn ngứa và đau nhiều, cứ thế này chắc phải đưa con đi khám chứ không tự chữa ở nhà được nữa, cứ nghĩ bệnh tổ đỉa nó đơn giản không ngờ bị nặng đến vậy
Có cách nào để chữa khỏi được tổ đỉa của trẻ em không, con mình 3 tuổi, cháu chỉ bị ở mỗi bàn chân nhưng rất ngứa nên cháu gãi nhiều rỉ nhiều dịch màu vàng, bôi thuốc của bác sĩ kê đơn nhưng không khỏi
Thuốc tây bôi ngoài không được đâu, mình thử qua rất nhiều loại thuốc bôi cho con rồi, cả thuốc của bệnh viện da liễu trung ương kê cũng không được, lúc bôi thì chỉ vài ngày đỡ ngừa và da bắt đầu lành nhưng chủ cần dừng bôi là nó bị lại ngay. Con mình năm nay 4 tuổi, con bị tổ đỉa 2 năm nay, cả chân và tay mọc nhiều mụn, càng gãi càng lan rộng.Vì sử dụng thuốc tây nhiều không được nên mình mới tìm sang thuốc đông y, trên mạng nói rất nhiều đến viện da liễu đông y VN nên mình đưa con đến khám, sau khi được bác sĩ khám và soi da chuẩn đoán tổ đỉa, bác sĩ kê 2 tháng liệu trình thuốc an bì thang cho con điều trị.Thuốc bác sĩ kê là gồm cả thuốc uống, bôi và lá rửa. Tuần đầu bôi thuốc chưa thấy tiến triển gì, đến tuần thứ 2 các nốt ngứa của con bắt đầu khô và đóng vảy, con có vẻ đỡ ngứa vì không gãi nhiều như trước và dần dần hết 2 tháng thuốc con khỏi da không còn một nốt nào nữa mình đưa con quay lại trung tâm da liễu khám bác sĩ cho con kết thúc liệu trình vì đã khỏi hoàn toàn, bạn muốn tìm hiều thêm về bài thuốc này bạn có thể vào diễn đàn này xem này https://vhea.org.vn/bai-thuoc-chua-to-dia-an-bi-thang-28479.html
Thuốc an bì thang này giờ có vẻ nổi, con mình bị tổ đỉa cũng được mấy chị bạn giới thiệu thuốc này cho dùng, mới 3 tuần mà các nốt mụn nước đã khô teo, không còn chảy dịch chảy nước như trước, trước chưa biết đến thuốc cứ dùng thuốc bôi linh tinh mãi chẳng khỏi
Thuốc an bì thang có thể mua bên ngoài được không, đây là thuốc bôi đông y hay thuốc uống, mình có cần phải sắc gì không hay đã đóng lọ sẵn ?
An bì thang là thuốc của Viện da liễu đông y việt nam, bạn đưa con đến khám ở viện bác sĩ soi da sau đó kê đơn thuốc phù hợp, thuốc này gồm có thuốc uống, thuốc tắm, bôi, xịt đều đã được đóng lọ và túi sẵn về dùng cho con luôn không phải sắc
Bệnh tổ đỉa cũng di truyền ah, tôi cứ nghĩ đây là bệnh ngoài da do mình tiếp xúc môi trường bên ngoài rồi gây nên, tôi bị tổ đỉa nặng ở 2 bàn chân, bôi nhiều loại thuốc rồi nhưng không khỏi nay vợ chuẩn bị đẻ, bố bị thì có sợ con cũng di truyền từ bố không ?
Mình nghĩ nếu mẹ bị thì có lẽ xác suất con bị sẽ cao hơn nhưng cũng không nên chủ quan đâu, mình bị tổ đỉa từ bé đến nay chữa mãi không khỏi, chân tay nổi rất nhiều mụn nước và ngứa, cũng may là bé nhà mình 2 tuổi rồi nhưng không bị, chắc bệnh này cũng không lây
Như con mình bố nó bị tổ đỉa do cơ địa, mà đến lúc 5 tuổi nó mới bắt đầu phát, không phải sinh ra đã bị luôn đâu, giờ mụn ngứa mọc li ti trong bàn tay và bàn chân rất ngứa nên con gãi cả ngày, mình đưa con đến khám ở bệnh viện nhi trung ương và cả bệnh viện da liễu trung ương cứ bôi thuốc thì khỏi dừng thuốc 1 thời gian là bị lại