Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị
Trào ngược dạ dày ở trẻ em khiến bé gặp đau đớn, khó chịu. Bệnh có nguy cơ biến chứng cao nếu không được xử lý kịp thời. Cha mẹ hãy cùng chuyên gia tiêu hóa Trần Mạnh Xuyên tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị bệnh, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Phân biệt trào ngược dạ dày bệnh lý và sinh lý ở trẻ em
Theo phân tích của lương y Mạnh Xuyên, có khoảng ⅔ trẻ em, ở mọi lứa tuổi khác nhau mắc phải hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, bố mẹ không cần lo lắng, nếu trẻ được áp dụng liệu trình hỗ trợ điều trị thích hợp.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có hai dạng, phụ huynh cần phân biệt rõ để tìm phác đồ xử lý bệnh thích hợp cho bé.
- Trào ngược dạ dày sinh lý: Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bé bị nôn trớ do ăn no, ăn nhiều, ăn nhanh. Biểu hiện này xuất hiện với tần suất thưa thớt và không ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng, chiều cao của bé. Tình trạng này có thể biến mất khi bé 1 tuổi.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bệnh lý này xuất hiện ở trẻ từ 1 tuổi trở lên. Bé thường xuyên nôn trớ dù ăn ít hoặc chưa ăn, viêm họng, thở khò khè, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân…
Trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo lương y Mạnh Xuyên, trào ngược thực quản ở trẻ em có nguy cơ gây ra 3 biến chứng dưới đây:

- Biến chứng về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày chia thành nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và hệ tiêu hóa của trẻ. Biến chứng nặng nhất là barrett thực quản. Tình trạng thực quản hẹp khiến thức ăn lưu thông xuống dạ dày gặp khó khăn.
- Biến chứng về hô hấp: Acid trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản và các cơ quan hô hấp. Trẻ sẽ gặp tình trạng nuốt đau, viêm họng, ho khan, thở khò khè. Tổn thương kéo dài có thể khiến trẻ mắc bệnh lý về tai, mũi, họng và hen suyễn.
- Cơ thể chậm phát triển: Trẻ mắc trào ngược sẽ biếng ăn khiến cơ thể gầy gò, chậm phát triển về trí tuệ.
Vậy bố mẹ cần làm gì để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm này? Lương y Mạnh Xuyên khuyên rằng, phụ huynh nên nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, hạn chế sai lầm trong thói quen sống để bảo vệ sức khỏe cho các con.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em
Theo thống kê trong nhiều nghiên cứu khoa học, có khoảng 50% trẻ sơ sinh dưới tháng tuổi có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ:
- Dạ dày của trẻ chưa phát triển toàn diện: dạ dày hẹp, nhỏ, vị trí dạ dày cao hơn so với bình thường tạo điều kiện cho thức ăn và sữa trào ngược vào thực quản.
- Cơ thắt thực quản hoạt động chưa tốt, giúp thức ăn dễ dàng trào ngược khi dạ dày co bóp.
- Nồng độ acid dạ dày cao hơn so với bình thường
- Dạ dày bị tổn thương khiến hệ tiêu hóa kém chất lượng, khi trẻ ăn nhanh, ăn nhiều một lúc cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược.
Nắm rõ dấu hiệu bệnh là điều điều bố mẹ nên làm. Phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, phòng tránh biến chứng trong tương lai.
Nằm lòng biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ em có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt, kéo dài trong một thời gian. Bên cạnh đó, ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những dấu hiệu trào ngược dạ dày bệnh lý riêng biệt.

1/ Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Bé có hiện tượng cong lưng và cổ như bị đau. Con không chịu bú và khóc về ban đêm. Đồng thời, acid trào ngược gây nên tổn thương niêm mạc họng khiến trẻ mắc viêm họng, hen suyễn, thở khò khè.
2/ Dấu hiệu trào ngược ở trẻ em từ 1-10 tuổi
Trẻ bị đắng miệng hay ợ hơi, đau rát họng, biếng ăn. Nếu theo dõi sát sao, bố mẹ sẽ phát hiện trẻ có ít tăng cân, chiều cao kém hơn trẻ bình thường.
3/ Dấu hiệu trào ngược ở trẻ em trên 12 tuổi
Trẻ càng lớn, triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ càng rõ ràng hơn. Trẻ thường bị đắng miệng vào buổi sáng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nóng rát vùng thượng vị.
Ở bất cứ độ tuổi nào, khi phát hiện con trẻ có những dấu hiệu trên bố mẹ cần thăm khám và hỗ trợ điều trị ngay.
Phương pháp hỗ trợ chữa trị trào ngược dạ dày ở trẻ em bố mẹ cần biết
Xử lý bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là vấn đề hàng đầu được nhiều bố mẹ quan tâm. Tư vấn về phương pháp, lương y Mạnh Xuyên cho biết:
“Như đã phân tích ở trên, trẻ em ở độ tuổi khác nhau mắc những triệu chứng trào ngược dạ dày bệnh lý khác biệt. Vì vậy, phác đồ trị bệnh cũng được chia làm 3 phân khúc: trẻ sơ sinh, trẻ độ tuổi mẫu giáo, trẻ vị thành niên từ trên 12 tuổi.
Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa”.
1/ Cải thiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, cơ thể chưa hoàn thiện về mọi mặt và hạn chế sử dụng thuốc. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp bảo tồn để giải quyết triệu chứng bệnh cho bé.
- Nên chia cữ bú của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi cữ chỉ nên dùng một lượng sữa vừa phải. Đồng thời, mẹ nên theo dõi và xoa lưng nhẹ để tránh trường hợp bé nuốt nhiều hơi, gây ọc sữa.
- Không nên cho bé nằm ngay khi vừa bú xong
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá…
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn mẹ phải được dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Thời gian hỗ trợ điều trị từ 1-2 tuần bệnh vẫn không thuyên giảm thì phụ huynh nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.
2/ Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ mẫu giáo
Trẻ em ở giai đoạn này bố mẹ có thể áp dụng phương pháp xử lý trào ngược dạ dày bằng thực phẩm. Thiết lập một chế độ ăn phù hợp ngăn chặn acid dư thừa, giảm thiểu tình trạng trào ngược.

- Bổ sung rau vào thực đơn ăn uống hàng ngày: Loại thực phẩm này có nhiều chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt những loại ra màu đậm có nhiều vitamin U giúp làm lành tổn thương dạ dày, cải thiện triệu chứng trào ngược.
- Bổ sung thêm tinh bột để làm giảm lượng acid dư thừa, hạn chế trào ngược làm tổn thương đường hô hấp. Bố mẹ có thể cho con dùng súp, cháo, thức ăn dạng lỏng…hàng ngày.
- Bổ sung protein có từ sữa. Khi đi vào dạ dày, protein kết tủa với hoạt chất trong dạ dày tạo thành màng phủ bảo vệ niêm mạc. Đồng thời sữa giúp nâng cao sức đề kháng của bé, chống tác nhân gây hại cho dạ dày.
- Hạn chế đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ
- Không cho trẻ uống nước có gas, nhiều đường. Thay vào đó, bố mẹ có thể bổ sung nước ép hoa quả cho con.
Lưu ý: Chế độ ăn uống và thuốc giúp thúc đẩy quá trình hỗ trợ điều trị bệnh của bé. Bố mẹ nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về những thuốc có thể xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Trong bài viết này, lương y Mạnh Xuyên đã đưa ra nhiều thông tin chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. Đồng thời mở ra gợi ý cho các bậc phụ huynh để lựa chọn đúng và hiệu quả hơn cho con. Khi nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, bố mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và dựa vào độ tuổi của con để lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu.
ArrayCÓ THỂ BẠN CẦN:
Ngày Cập nhật 31/05/2024