Trẻ Viêm VA Uống Thuốc Gì? Những Điều Cần Lưu Ý
Trẻ viêm VA uống thuốc gì là một trong những thắc mắc của không ít phụ huynh có con em mắc bệnh. Nhiều phụ huynh lo sợ dùng thuốc có thể phát sinh ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vậy trẻ bị viêm VA nên dùng thuốc nào là tốt nhất và cần lưu ý những gì để phòng tránh một số rủi ro? Bài viết dưới đây sẽ cho quý phụ huynh câu trả lời chính xác.
Có nên cho trẻ uống thuốc khi bị viêm VA?
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bé con thường gặp phải một số triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước, đau nhức khoang miệng, ngủ ngáy, thở nhiều bằng miệng thì rất có khả năng con trẻ bị viêm VA. Đây là một trong những căn bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, nhiều nhất là trẻ sơ sinh từ 4 – 7 tháng tuổi và trẻ từ 4 – 7 năm tuổi.
Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm tại bộ phận VA do sự hoạt động quá mức của các mô nhằm chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus gây hại. Khi mắc bệnh, trẻ thường có những biểu hiện như: sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, sốt cao, biếng ăn, thở khó, hơi thở có mùi hôi, ngủ ngáy to, sụt cân nhanh,… Hầu như triệu chứng lâm sàng của bệnh VA thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm mũi họng khác. Do vị trí của bộ phận VA nằm sau phía cửa mũi nên nhiều bác sĩ bỏ qua trong mỗi lần thăm khám.
Đối với các trường hợp nhẹ, cha mẹ hoàn toàn khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Tăng cường bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, một số trường hợp cần điều trị bằng thuốc để loại bỏ nguyên căn bệnh cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng. Việc dùng thuốc đúng cách sẽ hỗ trợ làm giảm kích thước của mô lympho lớn làm cản trở đường hô hấp của trẻ. Không những vậy, thuốc còn có tác dụng cải thiện một số lâm sàng khác như: sốt, sổ mũi, đau họng,…
Trẻ bị viêm VA nên uống thuốc gì?
Điều trị bệnh bằng thuốc là một trong những phương pháp hàng đầu được nhiều phụ huynh lựa chọn cho mọi căn bệnh ở trẻ nói chung và bệnh viêm VA nói riêng. Phần lớn các loại thuốc được bác sĩ kê đơn đều có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trở nặng. Vậy trẻ bị viêm VA nên uống thuốc gì?
1. Thuốc Tây y cho trẻ bị viêm VA
Là một trong những phương án hoàn hảo nhằm giúp nhẹ triệu chứng bệnh viêm VA ở trẻ. Thuốc Tây y không chỉ mang lại tác dụng nhanh chóng mà còn mang lại sự tiện ích khi sử dụng, không tốn nhiều thời gian để bào chế. Trên thực tế, bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn tuân theo nguyên tắc điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Tương ứng với mỗi phác đồ điều trị đều dùng các loại thuốc khác nhau.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ tai mũi họng kê đơn trị viêm VA ở trẻ:
Thuốc Tây y điều trị nguyên nhân
Bác sĩ chuyên khoa thường kê một số loại thuốc với tác dụng loại bỏ và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh viêm VA ở trẻ, đa phần là các loại thuốc kháng sinh betalactam như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin, Erythromycin,… Nhóm thuốc này chỉ được yêu cầu sử dụng không quá 7 ngày. Trong trường hợp con trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể chuyển sang dùng thuốc Cefaclor hoặc Cefuroxim.
Thuốc Tây y điều trị triệu chứng
Khi mắc bệnh viêm VA, trẻ thường có triệu chứng sổ mũi, ho, đau cổ họng, mệt mỏi, sụt cân, sốt cao,… Lúc này, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số loại thuốc cụ thể:
– Thuốc hạ sốt, giảm đau:
Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt từ 38 – 39 độ C, bác sĩ không khuyến cáo cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi nhiệt độ trên 39 độ C. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sốt trên 40 độ C, bạn cần làm mát thân nhiệt nhẹ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Bởi nhóm thuốc này không có tác dụng khi cơ thể trên 40 độ.
Cha mẹ có thể dùng một loại thuốc đơn thuần như paracetamol ở dạng gói hoặc siro đều được, hoặc dùng dạng viên nén chèn hậu môn. Khi dùng loại thuốc hạ sốt cho trẻ, bạn cần chú ý đến liều lượng sử dụng cũng như thời gian dùng thuốc. Trên thực tế, thuốc hạ sốt thường có tác dụng sau 30 phút và kéo dài trong khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ. Liều lượng sử dụng thông thường dao động từ 10 – 15mg/ kg cân nặng, liều dùng tối đa không vượt 4 lần/ ngày.
Bên cạnh việc dùng Paracetamol, bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen với tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh.
– Thuốc giảm ho:
Một số loại thuốc ho thường được bác sĩ kê đơn là nhóm thuốc giảm ho trung ương như: thuốc chứa Codein, Pholcodin, Dextromethorphan,… Nhóm thuốc này có tác dụng gây ức ứng nhẹ trung tâm hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc chứa Codein cho trẻ dưới 2 tuổi và không dùng thuốc trong khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như: Benzonatate, Lidocain, Ambroxol, Bupivacain,… Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng các sản phẩm ở dạng siro hỗ trợ trị ho được chiết xuất từ các thảo dược lành tính trong tự nhiên.
Lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho đã được đề cập cho các trường hợp ho không có đờm.
– Thuốc kháng sinh, kháng viêm:
Loại thuốc kháng sinh này chỉ dùng cho các trường hợp viêm VA nặng và có biến chứng. Nhóm thuốc này chỉ được bác sĩ chỉ dùng không quá 10 ngày để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra.
– Thuốc tiêu đờm, hỗ trợ làm loãng đờm:
Một số loại thuốc tiêu đờm, thuốc làm loãng đờm thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ em như: Rhinathiol, Guaifenesin, Mucomyst,… Đây là những loại thuốc có tác dụng làm tăng tiết dịch giúp tăng thể tích đờm và hỗ trợ làm loãng đờm. Một số trường hợp khác có thể kê thuốc Acetylcystein hoặc Bromhexin để thay đổi cấu trúc của đờm, dễ dàng tống khứ đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng.
– Thuốc tăng cường hệ miễn dịch:
Để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh viêm VA, bác sĩ sẽ kê thêm một số viên uống bổ sung như các loại vitamin B, vitamin C,…
– Thuốc nhỏ mũi:
Khi bệnh dần trở nên hết, nước mũi thường có xu hướng cô đặc và khô lại gây ra triệu chứng khó chịu. Lúc này, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mũi để sát trùng nhẹ cũng như vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý, khi tiến hành nhỏ thuốc cho trẻ, bạn cần kê cao đầu của trẻ và thực hiện thao tác nhanh chóng để tránh hiện tượng bị vùng vẫy mạnh hay quấy khóc.
Thuốc Đông y trị viêm VA ở trẻ em
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều phụ huynh khác còn tìm đến một số loại thuốc Đông để cải thiện bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ. Phần lớn, thuốc Đông y mang bản chất lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Một số bài thuốc cụ thể thường được lương y kê đơn:
- Bài thuốc số 1: Dùng 15g hoàng bá, 10g hương bạch, 9g tân di dương và 7g tô bạc hà. Đem hết vị thuốc đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 500ml nước lọc. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300ml. Gạn lấy phần nước và tiếp tục đun thêm lần 2 để lấy khoảng 200ml. Trộn hai phần nước đun được và chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiên trì cho trẻ uống liên tục trong khoảng 2 tuần.
- Bài thuốc số 2: Dùng 16g thục địa, 6g ngũ vị, 4g bách phục linh, hoài sơn, mạch môn và sơn thù mỗi vị 8g. Mang hết nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 2 bát nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Tiếp tục sắc thêm lần nữa để lấy 1 bát nước. Trộn hai phần bát thuốc vừa sắc được rồi chia nhỏ thành nhiều lần để uống hết trong ngày. Cho trẻ uống thuốc liên tục trong khoảng 2 tuần liền,.
Dù thuốc Đông y mang bản chất lành tính cao nhưng tác dụng tương đối chậm, do đó cần người bệnh kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm đến các nhà thuốc Đông y uy tín để được bốc thuốc đúng bệnh.
Những lưu ý khi cho trẻ uống chữa bệnh viêm VA
Xuyên suốt quá trình dùng thuốc Tây hoặc Đông y trị viêm VA cho trẻ nhỏ, quý phụ huynh cần ghi nhớ một số vấn đề sau để gia tăng công dụng của thuốc cũng như phòng tránh một số rủi ro có khả năng xảy ra:
- Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định dùng thuốc trị viêm VA cho trẻ;
- Nên cho trẻ dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa;
- Trong quá trình cho trẻ uống thuốc, nếu phát hiện trên cơ thể trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ tạm ngưng việc dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được hỗ trợ;
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng đồng thời cùng lúc thuốc Đông y và Tây y. Việc sử dụng như vậy không chỉ không giúp gia tăng công dụng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng phụ xuất hiện;
- Cần kiểm tra bao bì, mẫu mã và hạn sử dụng thuốc khi dùng. Tuyệt đối không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng;
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ cũng cần chú trọng đến việc vệ sinh cá nhân (vệ sinh răng miệng), điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ bệnh tình được khôi phục nhanh chóng. Cụ thể hơn:
- Do VA còn bị viêm nhiễm, dễ tổn thương, mẹ nên cho trẻ ăn các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, cơm nhão,… Tránh ăn các thực phẩm cứng, khó tiêu bởi chúng có thể tác động mạnh lên vết thương;
- Uống đủ lượng nước để tránh tình trạng mất nước và khô họng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại đồ uống từ rau xanh, hoa quả tươi. Loại đồ uống này không chỉ bổ sung nước và còn nạp vào cơ thể những dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức khỏe;
- Trong trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ cần có biện pháp hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng trước đi đưa trẻ đến cơ sở y tế;
- Tập cho trẻ thói quen vệ súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người để phòng lây bệnh đường hô hấp;
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài để phòng tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm, gió lạnh, môi trường ô nhiễm,…
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc một vài thông tin liên quan đến vấn đề trẻ viêm VA nên uống thuốc gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được đề cập sẽ giúp ích cho quý phụ huynh trong việc cải thiện bệnh lý và chăm sóc sức khỏe cho con trẻ khi bị bệnh viêm VA. Để biết chính xác con trẻ của bạn nên uống thuốc Tây y hay Đông y, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc quan tâm: Có nên chữa viêm VA cho bé bằng thuốc Nam?
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!