Vảy nến da đầu có lây không? Điều trị bệnh như thế nào?

Vảy nến da đầu có lây không là nỗi lo lắng không những của người bệnh mà còn của người thân xung quanh. Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, khi đã nắm được rõ về nguyên nhân người bệnh sẽ tìm được hướng điều trị phù hợp với lời khuyên của Chuyên gia – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bác sĩ Tuyết Lan đứng đầu ban chuyên đề nghiên cứu bài thuốc
Bác sĩ Tuyết Lan đứng đầu ban chuyên đề nghiên cứu bài thuốc

Có đến 90% người mắc vảy nến thông thường có nguy cơ chuyển biến sang vảy nến da đầu. Triệu chứng bệnh được nhận diện bởi những mảng da khô như vảy cá xếp chồng lên nhau có màu hơi đục. Mảng vảy nến dễ bong tróc và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Da đầu thường nứt nẻ, dễ chảy máu, thậm chí gây rụng tóc…

Với những biểu hiện viêm đỏ ngoài da nhiều người bệnh cũng như người xung quanh đều ái ngại bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc thông thường. Để xác định vảy nến da đầu có lây không, trước hết cần nắm rõ căn nguyên gây ra bệnh.

Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu

Nguyên nhân gây ra vảy nến

Vảy nến da đầu có chuyển biến phức tạp cũng như mang tính chất mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố cơ địa bên trong hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. 

Tác nhân gây bệnh từ bên trong

  • Do di truyền: Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh vảy nến đặc biệt khi cha mẹ mắc bệnh, con cái sinh ra có tỷ lệ mắc vảy nến da đầu cao lên đến hơn 40%. Các tiền sử bệnh viêm da dị ứng, hen suyễn, … cũng ảnh  hưởng đến khả năng nhiễm bệnh. 
  • Rối loạn hệ miễn dịch, nội tiết tố: Phụ nữ trong thai kỳ, tiền mãn kinh, trẻ trong độ tuổi dậy thì là những đối tượng dễ mắc vảy nến da đầu do nội tiết tố thay đổi. Một số trường hợp đang điều trị bệnh khác bằng thuốc hoặc hệ miễn dịch suy yếu cũng dễ nhiễm bệnh. Khi này các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập gây ra vảy nến da đầu.
  • Căng thẳng mệt mỏi: Stress kéo dài khiến sức đề kháng suy giảm, chức năng thải độc của cơ thể cũng hoạt động kém đi. Sức khỏe sút kém tạo điều kiện thuận lợi cho vảy nến da đầu xuất hiện.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Người khỏe mạnh cần được bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin A, C, E hay thiếu nước, làn da sẽ yếu ớt, dễ sinh bệnh

Yếu tố ngoại sinh

Các tác nhân bên ngoài cũng là yếu tố làm vảy nến da đầu bùng phát:

  • Môi trường ô nhiễm: Lông động vật, khói bụi, phấn hoa trong không khí dễ bán vào da đầu khi người bệnh ra đường mà không che chắn cẩn thận. Từ đó các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập lên da đầu. 
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột trở nên quá nồm ẩm hoặc quá hanh khô, làn da chưa kịp thích ứng trở nên mất nước hoặc đổ dầu. Vảy nến da đầu từ đó xuất hiện.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Dầu gội đầu chứa nhiều chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm kích ứng làm da đầu kích ứng.
  • Da đầu tổn thương: Sai lầm trong việc vệ sinh tóc và da đầu khiến da đầu bị tổn thương gây ra viêm nhiễm tạo tiền đề cho bệnh vảy nến. 
Tiếp xúc với hóa chất độc hại hay sử dụng dầu gội đầu gây kích ứng là nguyên nhân gây bệnh
Tiếp xúc với hóa chất độc hại hay sử dụng dầu gội đầu gây kích ứng là nguyên nhân gây bệnh

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Với những nguyên nhân bệnh vảy nến được nêu ở trên, có thể thấy vảy nến da đầu không phải là bệnh lây nhiễm. Y học không liệt kê bệnh vào nhóm truyền nhiễm qua đường tiếp xúc. Bởi vậy có thể chăm sóc cho bệnh nhân bình thường mà không lo về khả năng truyền bệnh qua việc động chạm hay dùng chung đồ đạc.

Tuy không lây nhưng vảy nến da đầu lại tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, nếu chăm sóc da đầu không đúng cách, tổn thương có thể lan rộng ra các vùng da khác như lan xuống cổ hoặc mặt. Tình trạng bội nhiễm hay nhiễm trùng dễ xảy ra. Khi này việc chữa bệnh sẽ tốn kém nhiều chi phí và cần nhiều thời gian hơn. 

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Tương tự các dạng vảy nến khác, bệnh vảy nến da đầu rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Các triệu chứng có thể tự thuyên giảm sau một vài ngày đến vài tuần nhưng ngay khi gặp điều kiện thích hợp có thể bùng phát nhanh chóng. Khi trở lại bệnh có biểu hiện nghiêm trọng hơn cũng như những biện pháp cũ sẽ giảm hiệu quả điều trị. 

Người bệnh cũng không quá lo lắng bởi nếu chọn lựa cách chữa bệnh phù hợp cũng như tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng tái phát của vảy nến da đầu. Ngay khi phát hiện bệnh, cần đi khám ở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh chính xác và có được phác đồ điều trị đúng cách. 

Vảy nến da đầu không có lây qua đường tiếp xúc nhưng dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh của người bệnh
Vảy nến da đầu không có lây qua đường tiếp xúc nhưng dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh của người bệnh

Điều trị bệnh vảy nến da đầu 

Điều trị vảy nến da đầu có thể áp dụng các phương pháp phổ biến như cây thuốc dân gian, thuốc Tây y hay Đông y. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những bất cập riêng. 

Mẹo dân gian chữa vảy nến da đầu

Nhiều loại cây quen thuộc trong vườn nhà có tác dụng làm giảm nhẹ cảm giác bong tróc, ngứa ngáy da đầu:  

  • Trị vảy nến da đầu bằng dầu dừa: Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ, sau khi gội đầu và để tóc cũng như da đầu khô hẳn có thể bôi dầu dừa lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong 15 phút. Để dầu dừa trên da qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau để tóc không bị bết dính.
  • Trị vảy nến da đầu bằng trầu không: Chuẩn bị 10-20 lá trầu không, rửa sạch và ngâm trong nước muối 10-15 phút. Để ráo nước và đem giã nhuyễn. Có thể chắt lấy nước cốt để thoa lên da đầu hoặc đắp phần bã lên vùng da bị vảy nến. Có thể đun lá trầu không với khoảng 1 lít nước trong lửa vừa đến khi sôi. Để nước nguội bớt và dùng để uống. Phần nước đun này cũng có thể dùng để gội đầu, vệ sinh vùng da đầu
  • Chữa vảy nến da đầu bằng lá lốt: Dùng lá lốt để đun nước ngâm rửa thực hiện giống như với lá trầu không. Phần bã lá lốt có thể tận dụng để chà nhẹ lên vùng da đầu bị vảy nến. 

Cách này có ưu điểm là thuận tiện nhưng chỉ giúp làm nhẹ triệu chứng khi bệnh mới khởi phát, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Việc thực hiện cần đảm bảo vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng vết thương.

Lá lốt có tác dụng trong điều trị vảy nến
Lá lốt có tác dụng trong điều trị vảy nến

Thuốc trị vảy nến da đầu bằng Tây y  

Tìm đến Tây y chữa bệnh là lựa chọn của nhiều người. Thuốc Tây y giúp bệnh vảy nến da đầu thuyên giảm ngay sau khi sử dụng. Nhưng nếu dùng trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc, bệnh vẫn có thể tái lại. Bác sĩ thường kê cho người bệnh các loại thuốc sau:

  • Điều trị tại chỗ bằng Calcipotriol kết hợp với corticoid: Công dụng kháng sinh, chống viêm. 
  • Nhóm thuốc hoặc dầu gội chứa Salicylic acid: làm bong lớp vảy gàu bên ngoài da, loại bỏ da chết, da trở nên mịn màng hơn. 
  • Chất ức chế hệ miễn dịch: Nhóm thuốc này tác động vào hệ miễn dịch giúp cân bằng và cải thiện sức khỏe. 
  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm lành tính có thể làm mềm da, giảm tình trạng khô ráp dao vảy nến gây ra.

Thuốc Tây có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn như tăng nguy cơ nhiễm trùng, mất sắc tố da, viêm nang lông, đau dạ dày,…

Đông y chữa vảy nến da đầu 

Y học cổ truyền quan niệm, vảy nến da đầu xuất hiện là do phong hàn, phong nhiệt, khí huyết không lưu thông tích tụ trong máu dưới da gây nên hiện tượng viêm, ngứa, hệ miễn dịch rối loạn… 

Dựa trên nguyên lý chữa bệnh trên, thuốc Đông y là tập trung điều trị từ bên trong, cải thiện chức năng thải độc của cơ thể từ đó ngăn ngừa tái phát. Với thành phần 100% thảo dược quý, gia giảm theo thể trạng từng bệnh nhân, thuốc Đông y phù hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Thuốc Đông y chữa vảy nến gồm các thảo dược đem lại hiệu quả cao như: 

  • Bồ công anh, hạ khô thảo, hoàng cầm, khổ sâm, kinh giới…Tập trung cải thiện chức năng gan thận, tiêu viêm, thanh nhiệt giải trừ ứ khí, nâng cao đề kháng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tái phát. Cơ thể được đào thải độc tố giúp bệnh được đánh lùi.
  • Cây sơn, nghệ, lá trầu không, lá dâu tằm, ô liên rô,… Chủ trị giảm sừng, làm mềm da, từ đó giảm cảm giác đỏ rát, khô da, cải thiện tiết bã nhờn…
  • Mò trắng, tinh dầu ô liên rô, lá trầu không… giúp sát khuẩn vùng da tổn thương, làm sạch lượng dầu trên da. Thuốc thẩm thấu nhanh vào da, tái tạo lớp biểu bì, ngăn vùng tổn thương lan rộng.

Lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh vảy nến da đầu

Để ngừa bệnh và hạn chế sự bùng phát rộng của vảy nến da đầu, nên ghi nhớ một vài lưu ý sau:

  • Không tự lạm dụng thuốc đặc biệt các loại kháng sinh, chống dị ứng…
  • Không ăn thực phẩm gây dị ứng như hải sản, rượu bia, cua đồng…
  • Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi
  • Bảo vệ da đầu khỏi tác nhân gây bệnh
  • Tránh làm da tổn thương, viêm nhiễm

Qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình câu trả lời về việc vảy nến da đầu có lây không? Nếu bệnh chuyển biến nặng, tốt hơn hết nên đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị. 

ArrayArray

Ngày Cập nhật 08/06/2024