Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu? Cách nhận biết chính xác

Dạ dày nằm trong ổ bụng nên khi bị tổn thương rất khó để phát hiện. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh cũng dễ gây nhầm với triệu chứng của các bệnh lý khác tại vùng bụng như viêm tụy, thoát vị rốn, sỏi thận,… Vậy làm sao để xác định vị trí đau dạ dày chính xác ? Cách nào giúp điều trị bệnh này hiệu quả? Dưới đây là thông tin chi tiết. 

(Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh tại BV YHCT Trung Ương, Chuyên gia tiêu hóa đầu ngành hơn 40 năm kinh nghiệm)

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày/ bao tử bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày mà rất nhiều người gặp phải. Những thói quen hàng ngày khiến gia tăng tình trạng bệnh gồm:

  • Ăn uống không điều độ và không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa; 
  • Ăn quá no hoặc quá đói 
  • Thường xuyên uống rượu bia; sử dụng các thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ chua, thức ăn bị ôi thiu,… 

Những thói quen này kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu dần acid trong dạ dày tăng lên sẽ gây ra các vết loét ở vùng niêm mạc, từ đó làm gia tăng cơn đau bao tử khó chịu.

Do vi khuẩn HP

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn HP, niêm mạc dạ dày sẽ bị vi khuẩn tấn công làm hình thành các vết viêm loét. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến chảy máu hoặc ung thư dạ dày.

Stress, căng thẳng lâu ngày

Vấn đề tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động co thắt của bao tử. Nếu bị stress và căng thẳng kéo dài sẽ kích thích dạ dày co bóp, làm tăng nhu động ruột dẫn đến tự bào mòn niêm mạc và gây ra tình trạng viêm loét.

Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến đau dạ dày
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến đau dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc thường dùng có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu cho dạ dày như: Thuốc giảm đau không kê đơn (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…); thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau Cholesterol thực phẩm chức năng bổ sung sắt,… Để bảo vệ dạ dày bạn cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Tốt nhất nên sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Do một số bệnh lý khác

Chức năng của dạ dày có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: 

  • Viêm hoặc ung thư tuyến tụy, 
  • Viêm ruột, 
  • Hội chứng ruột kích thích,… 

Bên cạnh đó, nếu gặp vấn đề về tuyến giáp cũng có thể dẫn tới rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày. Vì tuyến giáp là cơ quan có vai trò điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa.

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến
Đau dạ dày cũng là hệ lụy của nhiều bệnh lý kéo dài khác

Bệnh đau dạ dày thường gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đúng cách để không phải chịu đựng những hệ lụy do bệnh gây ra.

Vị trí đau dạ dày là ở đâu? Các dấu hiệu nhận biết bệnh chính xác 

Thông thường đau dạ dày giai đoạn đầu sẽ không có những triệu chứng điển hình và rõ rệt. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, chỉ xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn trong phán đoán bệnh. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng mới dần rõ nét. 

Để tránh nhầm lẫn trong việc phát hiện và điều trị bệnh, người bệnh có thể căn cứ vào việc xác định các vị trí đau dạ dày. Dưới đây là một số vị trí đau dạ dày thường gặp.

Đau vùng thượng vị

Đau tại vùng thượng là vị trí đau điển hình nhất của người bị bệnh dạ dày. Vùng này nằm ở trên rốn và phía dưới xương ức. Nhưng đau ở thượng vị cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm tụy, sỏi mật,… Vậy làm sao để phân biệt đâu là cơn đau dạ dày? 

Đau vùng thượng vị là vị trí đau dạ dày phổ biến nhất
Đau vùng thượng vị là vị trí đau dạ dày phổ biến nhất

Có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau: Đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ ở vùng thượng vị sau đó lan nhanh sang vùng ngực và lưng. Các cơn đau xuất hiện nhiều sau khi ăn và có thể kèm thêm các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát phần bụng trên, chán ăn, sụt cân nhanh chóng,…

Đau vùng giữa bụng

Giữa bụng (vị trí rốn) là nơi tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng và cũng là một trong những vị trí đau bao tử thường gặp. 

Để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý thoát vị rốn, sỏi thận, viêm ruột thừa,… cần chú ý dấu hiệu sau: 

  • Các cơn đau gây ra do đau dạ dày thường sẽ xuất hiện ở xung quanh rốn và ít khi lan về bên phải hay trái bụng. 
  • Ngoài cảm cảm giác khó chịu còn có biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, ợ chua và xuất hiện những cơn đau quặn thắt hay âm ỉ kéo dài.
Vị trí đau dạ dày có thể là giữa bụng
Vị trí đau dạ dày có thể là giữa bụng

Đau phía trên bên trái và bên phải

Một số trường hợp đau dạ dày có biểu hiện đau tại vùng thượng vị trước rồi lan rộng ra 2 bên và khu vực sau lưng. Trong đó, xuất hiện cảm giác đau nhiều tại vùng bụng ở phía trên bên trái. Đôi khi chỉ bị đau một hay hai bên cạnh sườn kèm cảm giác đói, xót ruột, nóng bụng. Đặc biệt, người bệnh lại cảm thấy các triệu chứng thuyên giảm khi ăn no – dấu hiệu khác biệt so với trường hợp đau dạ dày vùng thượng vị. 

Theo BS Tuyết Lan, nhiều người bệnh chủ quan khiến đau dạ dày tiến triển nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, nắm được các biểu hiện ban đầu và xác định chính xác vị trí đau dạ dày là rất quan trọng. Phát hiện bệnh lý càng sớm càng có cơ hội trị dứt điểm cơn đau bao tử, tránh tốn kém thời gian và chi phí điều trị. 

Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở các vị trí trên, người bệnh nên thăm khám, tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm!

Cách giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả

Đau dạ dày thường tái phát nhiều lần, âm ỉ và gây nhiều khó chịu ở vùng bụng. Để giảm bớt tình trạng này, bệnh nhân có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Chườm ấm giảm đau bao tử

Chườm ấm là cách đơn giản nhất giúp bạn nhanh chóng làm dịu cơn đau âm ỉ ở dạ dày. Nhờ hơi ấm, các mạch máu vùng bụng được thư giãn và giảm sự co bóp. Ngoài ra, áp dụng mẹo này còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. 

Người bệnh có thể chườm bụng bằng nước nóng hoặc muối rang nóng. Tuy nhiên chỉ nên chườm bụng trong 10 – 20 phút với nhiệt độ dao động từ 50 – 60 độ C để tránh gây bỏng cho da. 

Xoa bóp vị trí bụng để giảm đau dạ dày

Xoa bóp nhẹ nhàng khi bị đau dạ dày là một phương pháp vật lý trị liệu mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Khi thực hiện đúng cách cơn đau co thắt giảm dần và cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Massage, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng có thể giảm cơn đau dạ dày
Massage, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng có thể giảm cơn đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xoa nóng 2 bàn tay, có thể thêm vài giọt dầu nóng để tăng hiệu quả
  • Bước 2: Áp tay vào bụng, rồi xoa từ trái sang phải và lên xuống hoặc xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện liên tục trong khoảng 10 – 15 phút sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. 

Chú ý: Chỉ nên xoa bóp vùng bụng sau khi ăn khoảng 1 giờ, tránh áp dụng cách này ngay sau khi ăn vì sẽ càng khiến dạ dày đau, khó chịu hơn. 

Uống nhiều nước giúp dạ dày dễ chịu hơn

Uống đủ nước mỗi ngày rất tốt đối với vấn đề tiêu hóa. Nếu không bổ sung đủ có thể khiến hoạt động tiêu hóa trở nên chậm hơn, kém hơn, làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Ngoài ra, việc uống nước cũng giúp người bị đau dạ dày giảm triệu chứng ợ nóng. 

Với người trưởng thành, lượng nước nên bổ sung mỗi ngày là khoảng 1,5 – 2 lít nước. Còn với trẻ nhỏ nên bổ sung một lượng nước dao động từ 950ml – 1,2 lít tùy theo độ tuổi.

Uống nước lọc có thể giúp cơn đau dạ dày dịu đi
Uống nước lọc có thể giúp cơn đau dạ dày dịu đi

Hít thở đều giúp cải thiện cơn đau

Nếu nguyên nhân xuất hiện cơn đau dạ dày do căng thẳng quá mức, hít thở là cách giúp tâm trạng nhanh chóng ổn định và làm giảm cơn đau hiệu quả. Khi hít thở sâu giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên. Do đó, nếu bị đau dạ dày nên tập hít thở 2 lần/ngày, mỗi lần từ 3 – 5 nhịp.

Sử dụng bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ lá bạc hà

Tinh dầu bạc hà được xem là bài thuốc trị đau, giảm sưng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Để làm giảm các triệu chứng đau dạ dày bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần lá bạc hà như trà, kẹo ngậm hoặc dùng lá tươi theo bài thuốc dân gian sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Đun lá với nước sôi trong vòng 5 phút, khi nước chuyển thành màu nâu thì lọc bỏ lá, cho thêm chanh và mật ong vào.
  • Dùng nước sắc lá bạc hà hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Các mẹo dân gian có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày
Các mẹo dân gian có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày

Ngoài ra, vẫn còn một số cách làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả khác mà người bệnh có thể áp dụng như: 

  • Ăn bánh mì, bánh quy.
  • Uống sữa ấm.
  • Dùng gừng,…

Dùng thuốc giảm đau/ thuốc Tây y khi bị đau dạ dày

Việc giảm đau dạ dày bằng thuốc vẫn được đánh giá là tối ưu hơn cả. Thuốc Tây/ thuốc giảm đau có thể giúp cải thiện cơn đau dạ dày từ nhẹ đến nặng, hiệu quả tức thì lại đơn giản, dễ sử dụng. 

  • Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê toa như: Pepcid AC, Zantac 75, Mylanta, Gas-X, các thuốc có chứa acetaminophen,…
  • Hoặc sử dụng các thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ như: Thuốc chứa steroid, thuốc ức chế bơm proton (PPI),…
  • Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, naproxen (Naprosyn, Aleve, Anaprox, Naprelan) hoặc ibuprofen (Advil, Midol, Motrin) có tác dụng giảm đau rất tốt. Nhưng chúng có thể gây kích ứng dạ dày khiến cơn đau nghiêm trọng hơn về sau. Vì thế, hãy cẩn trọng khi sử dụng các thuốc này.
Ưu điểm và hạn chế của Tây y trong điều trị bệnh dạ dày
Ưu điểm và hạn chế của Tây y trong điều trị bệnh dạ dày

Trên đây là thông tin về vị trí đau dạ dày và các cách điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp và sớm điều trị khỏi bệnh. 

Ngày Cập nhật 31/05/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *