Viêm Dạ Dày HP Âm Tính Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Viêm dạ dày HP âm tính là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày không có sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ở trường hợp này, hiện tượng viêm chủ yếu là hệ quả do ăn uống không điều độ, sử dụng rượu bia, căng thẳng thần kinh kéo dài và lạm dụng thuốc chống viêm.
Viêm dạ dày HP âm tính là gì?
HP (Vi khuẩn Helicobacter pylori) là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sống trong dạ dày người. Loại xoắn khuẩn này là nguyên nhân làm tăng axit dịch vị, kích thích hoạt động co bóp quá mức của dạ dày và gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, ung thư dạ dày, polyp dạ dày,…
Khi chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ sẽ yêu cầu test hơi thở, nội soi, sinh thiết mô hoặc xét nghiệm phân để tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP. Viêm dạ dày HP âm tính được xác định khi tất cả các xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính (không có sự hiện diện của vi khuẩn).
So với viêm dạ dày HP dương tính, bệnh lý này có mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với điều trị. Đối với các trường hợp có kèm vi khuẩn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ riêng biệt để tiêu diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp âm tính với vi khuẩn HP, viêm dạ dày chủ yếu là hệ quả do lạm dụng thuốc, ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
Triệu chứng của viêm dạ dày HP âm tính
Trên thực tế, triệu chứng của viêm dạ dày không có sự khác biệt rõ rệt ở trường hợp âm tính và dương tính với vi khuẩn HP.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày HP âm tính, bao gồm:
- Đau vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn) – cơn đau thường khởi phát sau khi ăn no hoặc khi bụng quá đói
- Ợ hơi, ợ chua
- Buồn nôn và nôn mửa
- Ăn uống kém
- Rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng của viêm dạ dày HP âm tính có thể dẫn đến một số tình trạng toàn thân như mệt mỏi, mất ngủ, uể oải, thiếu tập trung và sụt cân.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày HP âm tính
Viêm dạ dày HP âm tính chủ yếu khởi phát do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Ngoài ra ở một số trường hợp, bệnh còn có thể xảy ra do lạm dụng thuốc chống viêm và căng thẳng kéo dài.
Một số nguyên nhân có thể gây bệnh viêm dạ dày HP âm tính, bao gồm:
- Ăn uống không điều độ: Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hoạt động của dạ dày và đường ruột. Vì vậy, dạ dày có thể viêm loét do có thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều độ, dung nạp thực phẩm chứa gia vị cay nóng, dầu mỡ, axit, đồ uống có gas, cồn và caffeine,…
- Sinh hoạt không khoa học: Ngoài chế độ ăn, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Thống kê cho thấy, người gặp các vấn đề về dạ dày thường có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, vận động ngay sau khi ăn, lao động nặng, hút thuốc lá,…
- Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu hóa. Hệ thần kinh trung ương bị căng thẳng có thể gây rối loạn hoạt động của dạ dày, dẫn đến tình trạng gia tăng dịch tiết quá mức và dẫn đến hiện tượng viêm loét niêm mạc.
- Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc chống viêm như Corticoid, NSAID,… hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase nhằm hạn chế tổng hợp prostaglandin – thành phần trung gian gây viêm. Tuy nhiên cyclooxygenase có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế quá trình xâm lấn của axit dư thừa. Vì vậy nếu lạm dụng các loại thuốc này quá mức, niêm mạc dạ dày có thể viêm, loét hoặc thậm chí là chảy máu.
Viêm dạ dày HP âm tính có nguy hiểm không?
So với viêm dạ dày HP dương tính, viêm dạ dày HP âm tính có mức độ nhẹ hơn, tiến triển chậm và dễ dàng kiểm soát. Nếu kịp thời thay đổi lối sống và tích cực sử dụng thuốc, hiện tượng viêm ở dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên ở những trường hợp chủ quan và không can thiệp điều trị, tình trạng viêm ở dạ dày có thể tiến triển phức tạp và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm là giai đoạn đầu trong quá trình xâm lấn niêm mạc của dịch vị dạ dày. Nếu không kiểm soát kịp thời, dịch vị có xu hướng ăn mòn các mô sâu trong niêm mạc và dẫn đến hiện tượng loét. Ở giai đoạn loét, các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn ói, ợ chua, ợ hơi,… có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất.
- Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng, dẫn đến hiện tượng vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Biến chứng này thường xảy ra do nghiện rượu bia và lạm dụng thuốc chống viêm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày: Viêm dạ dày HP âm tính có thể phát triển dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hẹp môn vị, polyp dạ dày, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Ngoài các biến chứng kể trên, viêm dạ dày HP âm tính còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, gây sụt cân, suy giảm sức khỏe, tác động xấu đến hiệu suất học tập – làm việc và chất lượng giấc ngủ.
Các phương pháp điều trị viêm dạ dày HP âm tính
Với viêm dạ dày HP âm tính, điều trị thường đơn giản hơn so với các trường hợp dương tính với xoắn khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học để phục hồi niêm mạc dạ dày, điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp chính đối với bệnh viêm dạ dày. Mục tiêu của việc sử dụng thuốc là bảo vệ niêm mạc, hạn chế hiện tượng loét và cải thiện triệu chứng lâm sàng.
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày HP âm tính, bao gồm:
- Thuốc bao phủ niêm mạc: Các loại thuốc bao phủ niêm mạc (Gastropulgite) được sử dụng trong điều trị các vấn đề về dạ dày như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày,… Loại thuốc này có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự xâm lấn của axit và hỗ trợ hấp phụ độc tố từ thuốc, đồ uống và một số loại thức ăn.
- Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit thường chứa các thành phần như calci carbonate, muối nhôm và muối magnesium. Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa HCl trong dịch tiết và cân bằng độ pH trong môi trường dạ dày. Thuốc kháng axit được sử dụng nhằm giảm triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn ói do viêm dạ dày gây ra.
- Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 (Ranitidone, Famotidine, Cimetidine,…) có tác dụng ức chế hoạt động bài tiết axit của dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc histamine ở thụ thể H2. Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị viêm dạ dày HP âm tính lẫn dương tính.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI (Esomeprazole, Omeprazole,…) có tác dụng tương tự thuốc kháng histamine H2 nhưng có hiệu quả kéo dài hơn. Nhóm thuốc này được sử dụng khi thuốc kháng histamine H2 không đem lại hiệu quả như mong đợi. Mặc dù có tác dụng vượt trội nhưng PPI có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng nguy cơ loãng xương, tăng chủng vi khuẩn có hại trong dạ dày,…
Với bệnh viêm dạ dày HP âm tính, thuốc kháng sinh không được chỉ định trong quá trình điều trị. Loại thuốc này chỉ được dùng khi viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn HP hoặc các trường hợp viêm dạ dày cấp do nhiễm khuẩn từ thực phẩm, đồ uống. Thuốc sẽ gây tác dụng phụ nên hãy tham vấn ý kiến chuyên gia.
2. Hỗ trợ làm giảm viêm dạ dày với thảo dược
Sau khi các triệu chứng của viêm dạ dày được kiểm soát, bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ giảm viêm và tăng tốc độ phục hồi niêm mạc.
Một số thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày âm tính HP, bao gồm:
- Nghệ vàng chữa viêm dạ dày: Nghệ được xem là vị thuốc quý đối với người gặp các vấn đề về dạ dày. Hoạt chất curcumin có trong thảo dược này đã được chứng minh về hiệu quả giảm viêm, điều hòa hoạt động bài tiết axit dạ dày và kiểm soát hoạt động của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, nghệ còn chứa nhiều vitamin, hợp chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp phục hồi niêm mạc tổn thương và tăng cường sức khỏe. Để giảm viêm dạ dày HP âm tính, bạn có thể bổ sung nghệ vào chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng trà nghệ, viên nghệ mật ong,…
- Chữa viêm dạ dày với cam thảo: Cam thảo là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y. Nghiên cứu khoa học cho thấy, thảo dược này có tác dụng chống viêm, ức chế hoạt động bài tiết dịch vị và cải thiện chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị,… Khi bị viêm dạ dày âm tính HP, bạn có thể sử dụng trà cam thảo hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Gừng tươi hỗ trợ giảm viêm dạ dày: Gừng tươi chứa hoạt chất Gingerol có tác dụng chống viêm và sát trùng. Ngoài ra, tinh dầu từ gừng còn giúp kích thích vị giác, giảm buồn nôn và nôn mửa. Uống 1 tách trà gừng sau khi ăn có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.
Bên cạnh các thảo dược này, bạn cũng có thể sử dụng nha đam, hoa cúc, thì là,… để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm viêm và hạn chế bài tiết dịch vị quá mức. Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc tùy thuộc cơ địa mỗi người, khi dùng bị nặng hơn hoặc không thuyên giảm thì hãy tìm đến phương pháp đặc trị.
Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm dạ dày tái phát
Để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tình trạng tái phát, bạn nên phối hợp giữa các biện pháp y tế với chế độ chăm sóc khoa học.
Các biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm dạ dày HP âm tính tái phát, bao gồm:
- Cần ăn uống điều độ, hạn chế thói quen bỏ bữa hoặc ăn quá no. Nên chia thành 4 – 5 bữa nhỏ nhằm giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế bùng phát các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa,…
- Ăn chậm nhai kỹ và hạn chế vận động sau khi ăn ít nhất 15 – 20 phút.
- Uống nhiều nước giúp trung hòa dịch vị dạ dày, làm dịu niêm mạc và cải thiện hiện tượng viêm.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm và đồ uống có hại cho dạ dày như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn khô cứng, khó tiêu hóa, cà phê, trà đặc, rượu bia,…
- Ưu tiên dùng món ăn có kết cấu lỏng, mềm, ít gia vị và dễ tiêu hóa.
- Tránh hút thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc và lao động nặng trong thời gian điều trị.
- Hoạt động thể chất giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng thể và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Vì vậy bạn nên dành 15 – 20 phút mỗi ngày để tập thể dục.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống viêm khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu phải sử dụng loại thuốc này, nên thông báo với bác sĩ tiền sử bị viêm dạ dày để được chỉ định kèm theo thuốc ức chế bài tiết axit.
Viêm dạ dày HP âm tính có mức độ nhẹ hơn so với viêm dạ dày HP dương tính. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng viêm có thể tiến triển mãn tính, dẫn đến hiện tượng loét và chảy máu dạ dày. Vì vậy sau khi được chẩn đoán, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn nhất.
Tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 03/06/2024
Khổ ghê cơ đang trong thời kỳ nuôi con mà cứ đau dạ dày do viêm loét, chẳng ăn uống được gì cả, người thì mệt mỏi, hầu như tối nào cũng bị acid trào ngược chẳng ngủ yên giấc. các mom nào giống tình trạng của em mách nước giúp em với, chứ vầy khó chịu quá
Thuốc chữ y cũng hay phết đó, mẹ trẻ tham khảo thử xem, thuốc này cả nhà mình hay dùng này.
Dùng thuốc tây thấy hại lắm các mẹ, với lại phải đi khám thì mới chắc dùng được hay không, chứ dùng bừa không được đâu. Trong giai đoạn này cứ tìm mấy cách dân gian hay đông y cho nó an toàn đỡ bị ảnh hưởng, chứ uống thuốc tây sợ không cho con bú được ý chứ
tôi biết cách này hay lắm, bạn đun nước dừa với nghệ uống ngày ba lần là thấy đỡ hơn đó, nghệ cực kỳ tốt cho phụ nữ sau sinh đấy mà uống không lo ảnh hưởng đến em bé.
Mình thì thấy không phải ai dùng các cách này cũng thấy đỡ đâu vì bản thân mình cũng đã có giai đoạn áp dụng rất nhiều cách dân gian nhưng kể cả kiên trì theo cả tháng trời mà hoàn toàn không thấy đỡ nên mình rất nản, hơn nữa những cách này nó cũng chỉ là mẹo chưa hề được kiểm chứng gì người nào hợp thì thấy cải thiện, thế nên theo mình nếu có dùng thì mọi người nên cân nhắc đặc biệt bà bầu, pn sau sinh hay trẻ nhỏ… Như mình đang dùng thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc thì thấy hiệu quả hơn hẳn vì đây là bài thuốc được nghiên cứu đàng hoàng và cũng đã có rất nhiều người dùng khỏi bệnh. Mọi người có thể tìm hiểu thông tin về thuốc này trên mạng có rất nhiều, mọi người hỏi mua và cũng chia sẻ hiệu quả khi dùng. Mình mới dùng được hơn tháng mà thấy cơ thể dễ chịu lắm, an uống bình thường được rôi, thấy bớt đau bụng và nóng ruột, tình trạng buồn nôn gần như không thấy có nữa bác sĩ cũng bảo tiến triển tốt thế này thì chỉ cần duy trì uống thuốc độ 1, 2 tháng nữa là ổn chứ trước mình dùng cách dân gian, cả tháng mà thấy cải thiện gì đâu. Với lại thuốc này dựa trên tình trạng cơ thể mình để kê, nên dùng thuốc thấy yên tâm lắm. Cứ bảo mấy cách dân gian an toàn nhưng dùng không đúng liều lượng cách dùng thì vẫn hại như thường thôi. Hơn nữa thuốc này bác sĩ bảo hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc cho con bú và thực tế mình dùng sữa vẫn về dư và bé nhà mình vẫn bú đều, trộm vía con ăn ngủ rất ngoan, đi ị không có vấn đề gì hết
Chị dùng thuốc này lúc sinh con được mấy tháng vây, em tầm 3 tháng là uống được chưa?
Mình uống thuốc này tầm tháng thứ tư nàng ạ, mình cũng không chắc 3 tháng uống được chưa nữa, tốt nhất nàng gọi đến số hotline của trung tâm thuốc dân tộc hỏi thử cho chắc, không nàng xem có gần địa chỉ nào của trung tâm không đến tận noi, khám bác sĩ tư vấn cho nó kỹ
Trung tâm này họ làm việc đến mấy giờ vậy nhỉ để em còn sắp xếp thời gian qua khám xem, chứ con nhỏ cũng không có thời gian cho lắm
Bên này họ làm việc từ 8h – 17h 30 tất cả các ngày trong tuần nha bạn. Nhưng mình nghĩ bạn nên chủ động đặt lịch trước như vậy mình chủ động được thời gian, tiện hơn đó bạn.
Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày cũng gần 10 năm nay rồi, sau khi sinh con bệnh càng trở nặng hơn khiến sức khỏe giảm sút, ăn uống không được do hay bị nôn ra nên cũng không có sữa tốt để chăm con. Nay con cũng hơn 3 tuổi rồi mà mẹ vẫn bệnh tật, uống đủ loại thuốc rồi vẫn không chữa được hết bệnh, người lúc nào cũng mệt mỏi kiểu suy nhược ấy. Không biết với bệnh của tôi thì cần dùng đến mấy liệu trình thuốc sơ can bình vị này mới khỏi hẳn bệnh vậy?
Thời gian chữa trị bệnh của mỗi người mỗi khác vì mức độ bệnh nặng nhẹ không giống nhau, cái này chị nên đi nội soi xem bệnh tình thế nào rồi thì bác sĩ người ta sẽ dựa vào đấy để đưa ra liệu trình sử dụng thuốc phù hợp cho .
Liệu trình thuốc này để mà biết rõ nhất thì phải do bác sĩ họ khám cho xong rồi sẽ tư vấn cho mình. Liên đến trực tiếp trung tâm khám đi, khám xong biết cụ thể thời gian điều trị thì tính toán mua thuốc cũng dễ hơn.
Như em mới bị dạ dày, tình trạng viêm đau chưa đến mức nặng thì uống thuốc này có 2 tháng là khỏi hẳn luôn, mấy năm nay sức khỏe vẫn ổn định.
Mình đang dùng thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc này , đang dùng đc 1 tháng thấy triệu chứng giảm đi nhiều, nhưng hình như mình hấp thu thuốc không tốt lắm thì phải, mấy người bạn của mình dùng 1 tháng đã gần như khỏi rồi
Tui cũng bị hấp thu chậm thì phải, 3 tuần thấy giảm nóng rát, ợ hơi ợ chua, nhưng vẫn hơi buồn nôn, thỉnh thoảng vẫn bị tiết nước bọt, nhưng ăn thấy ngon hơn rồi, không bị đắng miệng nữa, ngủ cũng ngon hơn nên tui vẫn dùng tiếp. Cứ chậm mà chắc khỏi được bệnh là được hehe
Cũng tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh nữa mà, chứ đâu phải ai cũng như ai đâu bạn, như tớ dùng đến tận gần 4 tháng mới hết hẳn bệnh cơ. Căn bản đợt đấy hay phải thức khuya làm việc nên có khi hiệu quả của thuốc cũng giảm đi.
Thuốc này có vẻ lâu nhỉ, bình thường dùng thuốc tây bác sĩ kê có 15, 20 ngày.
Thuốc tây thì chỉ điều trị triệu chứng cho mấy thuốc giảm tiết dịch dạ dày nên nhanh đỡ nhưng mà dễ bị tái lại lắm, dùng thuốc đông y thì mới điều trị vào nguyên nhân của bệnh bạn ơi.
Bé nhà mình được 7 tuổi nhưng do mới đi học lớp 1 chương trình học nhiều rồi đang tuổi ăn tuổi chơi giờ đi vào khuân khổ bạn ấy bị căng thẳng dẫn đến bị đau dạ dày, ăn uống không ngon, cảm thấy thương bé quá muốn sử dụng thuốc đông y để chữa cho bé vì không muốn bé uống thuốc tây sợ bị ảnh hưởng đến đường ruột, mình có tìm hiểu trên facebook , qua mạng biết đến bài thuốc sơ can bình vị tán không biết các thành phần thuốc như thế nào , có mom nào biết chỉ mình với ạ
Tuyết ơi!mình đang đọc có thấy bài viết về thành phàn bài thuốc nè, bạn cũng vào tìm hiểu xem sao http://www.chuatribenhdaday.com/so-can-binh-vi-tan-khong-ngung-cai-tien-de-dap-ung-nhu-cau-cua-nguoi-benh-viem-loet-da-day.html
Ui, bé nhà chị cũng vậy đó còn nhỏ tuổi hơn bé nhà em cơ, còn bị viêm loét nữa cơ, chị lo lắm nhìn con càng ngày càng gầy mà xót hết ruột , nhưng may quá được chị cùng làm công ty giới thiệu biết đến bài thuốc sơ can bình vj tán của trung tâm thuốc dân tộc, may sao nhà cũng ở gần phòng khám nên chị đã cho bé qua trực tiếp khám , được bác sỹ kê cho 3 loại thuốc uống đó là cao bình vị, giải độc, và sơ can bình vị viêm loét nhé em
Em cũng bị trào ngược dạ dày nhưng do em có cả 1 số bệnh phụ khác nên được bác sỹ kê bài thuốc sơ can bình vị tán ở dạng thang sắc uống em thấy trong bài thuốc có các vị như là bạch thược, ô tặc cốt, tam thất, đương quy… em thấy toàn các vị thuốc rất mắc, và bổ đó ạ
Cơ bản mình thấy thuốc này có cái tốt là nó tác dụng nhanh nên giảm đau nhanh lắm, với là trong lúc uống thuốc này thì số cơn đau do viêm loét dạ dày cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Điểm trừ là khi uống hết thuốc thì khoảng 1 tuần sau các cơn đau do viêm loét và trào ngược sẽ quay trở lại. Đây là ý kiến cá nhân của mình sau khi dùng 3 hộp này thôi, còn trẻ con uống được hay không thì mình không biết
Trẻ con 2 tuổi thì vẫn uống được nhưng đừng nên cho uống nhiều, tầm khoảng 4 tuần thì nên dừng lại tạm nghỉ để cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi, chứ uống liên tục thời gian dài dễ gây ra tác dụng phụ lắm. Còn liều lượng thì cứ mỗi ngày 1 gói thôi, ra quầy thuốc mua là dược sĩ họ hướng dẫn chi tiết cho mình ấy mà
Đúng rồi chỗ tôi còn chả có xe mà ra Hà Nội nữa, nhưng gọi điện là bác sĩ sẽ tư vấn kê thuốc gửi về cho, tiện lắm. Ông gọi sớm đi chứ tình hình thế này thì còn lâu mới hết dịch, để hết dịch mới chữa thì bệnh có mà nặng thêm dăm ba phần rồi…
Em cũng chỉ đến khám mỗi lần đầu, những lần sau cứ phản hồi với bác sĩ qua facebook xong họ gửi thuốc về cho. Nhận được thuốc thì trả tiền nên cũng không lo.
Tôi muốn gửi kết quả nội soi cho bác sĩ xem nữa. Link facebook bác sĩ là gì bạn ha?
https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/ Đây là fanpage của trung tâm, có bác sĩ trực và tư vấn kể cả buổi tối, họ cũng hay chia sẻ các bài thuốc kinh nghiệm dân gian hiệu quả hay chế độ ăn sinh hoạt nữa. Nhiều kiến thức hay lắm. Em theo dõi cũng khá lâu rồi mới tin tưởng đến khám lấy thuốc.