Những loại thuốc hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã dùng thuốc gì là mối quan tâm của nhiều người, bởi nếu điều trị sai cách bệnh dễ chuyển biến mãn tính. Bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về các loại thuốc chữa viêm da tiết bã tốt nhất hiện nay.
Viêm da tiết bã hay viêm da dầu là hiện tượng rối loạn tuyến bã nhờn dưới da tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm da.. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do di truyền, rối loạn hormone, một số loại nấm như malsssezia, suy giảm hệ miễn dịch,… Điều trị bệnh cần tập trung vào đẩy lùi các triệu chứng và ngừa vi khuẩn xâm nhập. Một số nhóm thuốc tân dược được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã có thể kể đến như:
Viêm da dầu dùng thuốc gì kháng viêm?
Bước đầu điều trị viêm da dầu, điều trị viêm được thực hiện bằng các loại thuốc corticoid hoặc chất ức chế canxi – thần kinh (cakcineurin) tại chỗ. Đối với vùng da đầu người bệnh có thể được điều trị bằng các loại dầu gội đặc trị và kem bôi da với các vùng da khác:
- Dầu gội chứa corticoid
- Kem bôi ngoài da: thường sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ được kê toa như Fluocinolone, Desonide (DesOwen,Desonide), kem bôi Dipolac. Các loại thuốc này có hoạt chất chống viêm và ức chế quá trình sinh tổng hợp ở biểu bì và bì. Trong điều trị viêm da tiết bã, thuốc được dùng với nồng độ thấp (0,05%).
- Chất ức chế calcineurin: phổ biến dùng mỡ tacrolimus (Protopic), kem pimecrolimus (Elidel). Được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng được với corticoid nhằm cải thiện tình trạng viêm trên da.
Thuốc điều tiết bã nhờn
Thông dụng nhất trong nhóm thuốc này là Isotretinoin. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, kiểm soát dầu thừa trên da. Với thuốc này cần duy trì sử dụng trong ít nhất 8 tháng để có được hiệu quả lâu dài. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
- L-cytine
- Derma forte
- Korcin
- Thuốc Gentrisone
Bên cạnh đó một số loại thuốc bổ như vitamin B3, B6, kẽm… được bác sĩ kê trong phác đồ điều trị. Các hoạt chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng tái tạo làn da bị viêm.
Viêm da tiết bã dùng thuốc gì chống nấm?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiết bã là do nhiễm nấm malasssezia. Do đó điều trị bệnh cần sử dụng một số loại thuốc chống nấm phổ rộng như ketoconazol dạng gel kết hợp với thuốc bôi chứa corticoid. Bôi mỗi ngày từ 1-2 lần và điều trị kéo dài trong khoảng 2 tuần.
Đối với đối tượng viêm da tiết bã trên da đầu, điều trị có thể sử dụng các loại dầu gội:.
- Dầu gội selenium sulfid: có tính kháng nấm phổ hẹp. Dùng cho viêm tiết bã da đầu (và bệnh khác như lang ben) với dịch treo có nồng độ thấp 2 – 3%. Cách dùng: dùng nước nóng thấm ướt tóc. Lắc kỹ dịch treo và đổ vào lòng bàn tay 1 – 2 thìa cà phê dịch treo xát nhẹ vào da dầu (không làm dây vào mắt). Để 2 – 3 phút rồi gội đầu bằng nước sạch. Làm lại như trên một lần nữa. Dùng 2 – 3 lần như thế mỗi tuần.
- Dầu gội chứa ketoconazol dùng cho viêm tiết bã da đầu, mỗi tuần dùng 3 lần cream (dạng gel) ketoconazol có thể dùng kết hợp với desonid tại chỗ trong viêm tiết bã da mặt, mỗi ngày một lần, dùng trong 2 tuần.
Bên cạnh những loại thuốc bôi, bác sĩ còn có thể kê thêm các loại thuốc uống kháng nấm như terbinafin.
Nhóm thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng nặng hoặc tổn thương gan.Thuốc bôi chứa corticoid còn khiến da bị bào mòn. Do đó việc điều trị cần hết sức cẩn thận và tuân thủ chỉ định bác sĩ.
Thuốc tiêu sừng
Chất tiêu sừng (keratolytic) được dùng trong các phác đồ điều trị viêm da tiết bã cổ điển. Điều trị viêm da dầu, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc có chứa các hoạt chất như:
-
Pyrithion – zinc: là dẫn chất mercapto – pyridin. Vừa có tính tiêu sừng vừa có tính kháng nấm. Trong viêm da đầu tiết bã nhờn, dùng dạng dầu gội 1,7%, nên để dầu gội trên tóc ít nhất là 5 phút cho dầu gội thấm vào da đầu, mỗi tuần có thể gội 2 lần. Trong viêm da tiết bã nhờn, dùng dạng nhũ tương 0,5%, mỗi tuần 2 – 3 lần. Loại này có thể dùng cho vùng da mặt nhưng không được làm dây vào mắt.
-
Acid salicylic: làm tiêu lớp sừng trên da, dùng dưới dạng dầu gội đầu cho viêm da đầu tiết bã mỗi tuần 2 – 3 lần, hay bôi lên viêm da tiết bã ở vùng da khác mỗi ngày 2 – 3 lần.
Viêm da tiết bã dùng thuốc gì giảm ngứa?
Ngoài tình trạng rối loạn tuyến bã nhờn, da đóng vảy,bong tróc và viêm đỏ thì ngứa ngáy, khó chịu cũng là triệu chứng điển hình của bệnh. Để đối phó với cơn ngứa do bệnh gây ra bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc sau
-
Thuốc kháng histamin: Histamin là hoạt chất gây nên các triệu chứng dị ứng ngoài da.Ứng chế histamin trong cơ thể giúp tình trạng ngứa được cải thiện.Một số loại thuốc được sử dụng rộng rãi như Benadryl hoặc zytec. Tuy vậy chúng rất dễ gây buồn ngủ.
-
Kem bôi ngoài da như Calamine, thuốc mỡ giảm ngứa, làm mềm bề mặt da.
Trong điều trị bằng Tây y, người bệnh lưu ý cần uống, bôi thuốc theo đơn của bác sĩ. Dùng thuốc trong thời gian dài và không đúng liều lượng dễ gây nhờn thuốc và để lại tác dụng phụ không đáng có. Tác dụng phụ nguy hại thường gặp là tình trạng teo da, rạn da, giãn mạch, nguy cơ kháng thuốc và tái phát bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da dầu
Nhiều người bệnh chủ quan khi bệnh mới khởi phát thường tự ý điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà hoặc dùng thuốc bừa bãi. Điều này không những không chữa khỏi bệnh mà còn làm bệnh trở nặng hơn. Do vậy để điều trị đạt hiệu quả cao, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Chữa viêm da dầu hướng vào việc chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều phương pháp chữa bệnh điển hình là thuốc tân dược và các bài thuốc YHCT. Điều trị bằng thuốc thường áp dụng dưới các dạng thuốc uống trong và thuốc bôi ngoài da. Một số vấn đề người bệnh cần chú ý:
- Không tùy tiện sử dụng thuốc nếu không có đơn của bác sĩ
- Chống chỉ định với những người dị ứng với thành phần của thuốc
- Trong quá trình điều trị nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng ngay và đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
- Dùng đúng liều không dùng quá đơn được kê, nếu quên uống thuốc thì bỏ luôn liều đó và uống bình thường vào liều tiếp theo.
Với mọi phương pháp hay loại thuốc điều trị viêm da dầu, người bệnh đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng với các thông tin tham khảo trên bài, người bệnh đã có được giải đáp cho vướng mắc viêm da tiết bã nên dùng thuốc gì?
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!