Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có lây không, CÓ CHỮA KHỎI được không?
Bệnh viêm họng hạt trở thành nỗi ám ảnh của không ít bệnh nhân vì gây ra nhiều triệu chứng cực kỳ khó chịu như: Vướng họng, đau rát họng, khó nuốt, người bệnh thường xuyên muốn khạc nhổ, ho… Bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vậy viêm họng hạt có nguy hiểm không, bệnh có lây lan không? Cần làm gì khi mắc bệnh? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời ngay trong những nội dung sau đây.
Viêm họng hạt là bệnh lý viêm họng mạn tính quá phát. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện những hạt nhỏ với nhiều kích thước từ li ti cho đến vài centimet ở cuống họng. Bệnh mang lại cảm giác vướng víu, khó chịu, ngứa rát, gây ho dữ dội, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Vậy, viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Bản chất viêm họng hạt là sự tấn công ồ ạt của các vi sinh vật gây hại, khiến các tế bào lympho niêm mạc họng hoạt động quá sức, phình to ra thành các hạt lớn. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, viêm họng hạt có nguy hiểm không phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Căn bệnh này diễn tiến theo hai cấp độ cấp tính và mãn tính.
- Viêm họng hạt cấp tính: các tế bào lympho hoạt động quá sức, phình lên thành các hạt nổi ở kích thước nhỏ, gây ngứa ngáy, người bệnh ho khạc nhiều, chưa có nhiều triệu chứng rõ rệt.
- Viêm họng hạt mãn tính: Các tế bào lympho bị viêm nhiễm, mất chức năng miễn dịch. Các hạt phình to với kích thước lớn hơn, trở thành nơi cư trú của vi sinh vật gây hại, gây viêm nhiễm nghiêm trọng, gây sốt nhẹ, đau rát họng, khản giọng, trường hợp nặng có thể có mủ rất hôi.
Viêm họng hạt mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Trả lời cụ thể hơn về vấn đề “viêm họng hạt có nguy hiểm không?”, bác sĩ Lê Thị Phương cho biết: “Bệnh viêm họng hạt, nhất là viêm họng hạt mãn tính không chỉ mang lại các triệu chứng gây phiền toái cho cuộc sống người bệnh, bệnh còn dễ lan sang các vùng lân cận, để lại các biến chứng nguy hiểm như áp xe họng, áp-xe quanh amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, nặng hơn là viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim,…
Một biến chứng khác gây ảnh hưởng đến cuộc sống là các hạt lympho không tiêu biến khi đã chữa hết bệnh. Phần lớn người bị viêm họng hạt mãn tính đã hết các triệu chứng đau rát, ho, đờm nhưng các khối lympho vẫn nổi, cản trở ăn uống, giao tiếp, khả năng phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ.
Đặc biệt với viêm họng hạt mãn tính, họng bị sưng to, niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng và kéo dài. Do đó tĩnh mạch bên dưới niêm mạc cũng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân thường bị ho kèm theo máu tươi và có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng.
Do vậy người bệnh không nên chủ quan khi bị viêm họng hạt. Nếu nhận thấy có dấu hiệu của căn bệnh này thì cần đi kiểm tra sớm để xử lý, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm không đáng có”.
Viêm họng hạt có lây không?
Nhiều người thắc mắc liệu viêm họng hạt có lây không, bản chất viêm họng hạt không truyền từ người này sang người khác, nhưng các tác nhân gây viêm họng hạt có thể dễ dàng lây lan. Những tác nhân này gồm vi sinh vật, virus, khói, bụi,… tồn tại tự do trong môi trường không khí hoặc các cá thể trung gian khác.
Một số con đường lây lan của tác nhân gây viêm họng hạt:
- Tiếp xúc với vi khuẩn, virus trong không khí, đặc biệt trong các môi trường ô nhiễm, đông đúc.
- Tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, dịch đờm nhầy của người bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung đồ dùng với người bệnh: Khăn lau, bát đũa, cốc uống nước,… có mang vi sinh vật gây bệnh.
Hàng rào miễn dịch là bộ phận chịu trách nhiệm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Do vậy nếu hệ miễn dịch suy yếu và thua cuộc trước các vi sinh vật thì bệnh viêm họng hạt sẽ dễ khởi phát. Do vậy bệnh viêm họng hạt có lây không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Người không mắc bệnh nên chú ý tránh những con đường dễ lây nhiễm tác nhân gây bệnh, chủ động tự phòng tránh để tránh bị lây nhiễm hoặc bị tái lại nhiều lần.
Viêm họng hạt có tự khỏi được không? Có chữa được không?
Trả lời cho vấn đề bệnh viêm họng hạt có tự khỏi được không, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Viêm họng hạt có thể tự khỏi được các triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn, sau đó sẽ tái phát trở lại. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh không thể tự khỏi do cơ địa yếu, thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, môi trường sống ô nhiễm hoặc tiếp xúc nhiều với người bị bệnh.”
Đối với những bệnh nhân đang băn khoăn về vấn đề viêm họng hạt có chữa được không hoặc viêm họng hạt mãn tính có chữa khỏi được không thì câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên điều trị căn bệnh viêm họng hạt thường không dễ dàng, bệnh rất dễ tái phát. Bác sĩ Lê Phương khuyên rằng, người bệnh nên chủ động đi khám sớm, ở giai đoạn nhẹ bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng hơn, đồng thời có lối sống lành mạnh để nâng cao đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tùy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh, các phương pháp được sử dụng điều trị sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm, thuốc đông y hoặc thậm chí đốt hạt nếu bệnh quá nặng. Để biết phương pháp điều trị viêm họng hạt nào phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn kịp thời.
Một số điều cần lưu ý khi bị viêm họng hạt:
Bên cạnh điều trị viêm họng hạt, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề dưới đây để hỗ trợ chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất:
- Bảo vệ đường hô hấp trước môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là mũi và họng.
- Ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động quá sức, bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tuyệt đối không hút thuốc, khói thuốc lá có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn trong thời gian rất ngắn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để đẩy mạnh lưu thông dịch huyết trong cơ thể
- Tránh xa các thực phẩm có hại cho bệnh và cổ họng như đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào,
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không, có lây lan không phụ thuộc vào thể trạng và sự chủ động điều trị bệnh của người bệnh. Bệnh có tự khỏi hay không, người bệnh hãy sớm điều trị bệnh ngay từ khi ở giai đoạn nhẹ để bệnh sớm khỏi, không mắc phải các biến chứng khó chữa về lâu dài.
Ngày Cập nhật 16/08/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!