Viêm họng uống thuốc gì? TOP 10 thuốc hiệu quả cao tin dùng

Viêm họng uống thuốc gì là câu hỏi được mọi bệnh nhân đặt ra khi họng bị tổn thương, viêm nhiễm. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được câu trả lời chính xác vì hiện nay có quá nhiều loại thuốc được quảng cáo tràn lan. Vì vậy hãy tham khảo những nội dung dưới đây để biết 10 loại thuốc trị viêm họng phổ biến nhất được nhiều người tin dùng. Đồng thời bài viết sẽ gợi ý thêm giải pháp chữa bệnh an toàn lành tính từ bài thuốc thảo dược y học cổ truyền nhằm giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn phù hợp.

Viêm họng uống thuốc gì? 5 loại thuốc phổ biến nhất

Việc kiểm soát viêm họng là điều nên làm để giúp làm giảm cảm giác khó chịu vùng hầu họng, tránh ảnh hưởng lâu dài đến khả năng nói chuyện, nuốt và ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra. Sau đây là những loại thuốc chủ yếu được áp dụng cho người bị viêm họng.

Paracetamol

Paracetamol là thuốc được dùng phổ biến, được sử dụng trong điều trị viêm họng để làm giảm các triệu chứng như đau họng, sốt, khó nuốt. Nếu đang phân vân bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì thì bố mẹ hoàn toàn có thể dùng thuốc này cho con nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Paracetamol
Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Paracetamol

Paracetamol có nhiều dạng khác nhau như: Viên uống, thuốc lỏng, viên nén sủi, thuốc tiêm… Trong đó dạng thuốc thường được sử dụng nhất là viên uống dạng viên nén bao phim. Liều dùng của thuốc phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 2 viên nén 500mg trong 4 – 6 giờ để giảm sốt; Dùng 1 viên nén 500g trong 4 – 6 giờ để giảm đau.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Liều dùng cần được kiểm soát chặt chẽ theo chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc phát huy tác dụng sau khi sử dụng khoảng 30 phút. Hiệu quả kéo dài trong 3 – 4 giờ tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người.

Mặc dù paracetamol là thuốc dễ sử dụng nhưng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ mà người bệnh cần chú ý: Nước tiểu đậm màu, vàng da, khó thở, sốt và buồn nôn, đau dạ dày, ăn không ngon, phát ban, sưng mặt lưỡi, môi… Những tác dụng phụ này đều nguy hiểm nên cần liên hệ sớm với bác sĩ. Paracetamol cũng có thể tương tác với các thuốc khác như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, naproxen, Tylenol sertraline,… nên cần thận trọng.

Viêm họng uống thuốc gì? Amoxicillin

Amoxicillin là một trong những loại kháng sinh thường được chỉ định trong các đơn thuốc chữa viêm họng do nhiễm khuẩn. Thuốc này thuộc nhóm kháng sinh Penicillin, có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì? - Amoxicillin
Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì? – Amoxicillin

Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh:

  • Người lớn: Sử dụng 250 – 500 mg/lần/ mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: 125 – 250mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
  • Trẻ nhỏ, trọng lượng dưới 20kg: 20 – 40 mg/kg trọng lượng/ngày.

Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất sau khi uống từ 1 – 2 giờ. Tình trạng nhiễm trùng có thể bắt đầu giảm sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày.

Amoxicillin có thể gây buồn nôn, phát ban. Ngoài ra, thuốc còn có những tác dụng phụ như tiêu chảy, vàng da ứ mật, tăng động, chóng mặt và co giật, tăng bạch cầu ưa acid…

Thuốc không áp dụng cho người bị dị ứng penicillin, người mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Những người bị suy thận cần giảm liều cho phù hợp. Phụ nữ có thai và người đang cho con bú cũng cần thận trọng vì độ an toàn của thuốc chưa được chứng minh. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài ngày cần kiểm tra định kỳ chức năng gan.

Ibuprofen

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, được dùng trong điều trị viêm họng nhằm giảm sưng, đau, sốt và ngăn sản xuất các chất tự nhiên gây viêm.

Ibuprofen giúp giảm viêm đau, sưng họng hiệu quả
Ibuprofen giúp giảm viêm đau, sưng họng hiệu quả

Liều lượng sử dụng tùy vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể. Thuốc thường được chỉ định ở liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh tác dụng phụ và nguy cơ xuất huyết dạ dày. Liều khuyến cáo của thuốc như sau:

  • Người lớn: Sử dụng 200 – 400 mg x 3 – 4 lần/ngày. Dùng tối đa 3,2g/ngày.
  • Trẻ em: Trẻ trên 3 tháng dùng 3 – 4 lần mỗi ngày, 5 – 10mg/kg/lần. Trẻ em dưới 3 tháng dùng 3 – 4 lần/ngày, 5 mg/kg/lần.

Ibuprophen không áp dụng cho  những trường hợp:

  • Bệnh nhân dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Dị ứng với aspirin và thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Có tiền sử hoặc đang bị loét đường tiêu hóa.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng cuối.
  • Người bị tăng huyết áp, suy tim, rối loạn chức năng thận cần thận trọng.

Thuốc ibuprofen có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Hội chứng Stevens – Johnson, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, vàng da, viêm gan…

Prednisolon

Prednisolon thuộc nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid, thường được sử dụng để chữa viêm họng ở tình trạng nặng. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, ức chế miễn dịch và chống dị ứng.

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Prednisolon
Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Prednisolon

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và đáp ứng của người bệnh. Liều khuyến nghị là:

  • Người lớn: Khởi đầu dùng 5 – 60mg/ngày, chia ra 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em: 0,14 – 2mg/kg/ngày, uống trong 4 lần.
  • Liều dùng chính xác cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu dùng thuốc kéo dài, cần uống thuốc cách nhật, dùng 1 liều duy nhất vào mỗi sáng, khi dừng điều trị cần dừng thuốc dần dần.

Không phải ai cũng có thể dùng thuốc Prednisolon. Những đối tượng chống chỉ định thường là: Người bị nhiễm Herpes simplex, bị thủy đậu, bệnh giác mạc, kết mạc, viêm chảy mủ cấp tính ở mắt, nhiễm khuẩn nặng, lao màng não, quá mẫn với Prednisolon.

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc này vì thuốc dễ gây tác dụng phụ như: Loãng xương, suy tim, tiểu đường, tăng nhãn áp, hội chứng cushing, suy thận cấp, rối loạn tâm thần, viêm loét dạ dày tá tràng…

Đau rát họng uống thuốc gì? Dorithricin

Dorithricin là thuốc ngậm có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức họng được áp dụng cho viêm họng, viêm thanh quản, viêm lợi và viêm niêm mạc miệng. Thuốc bao gồm 3 thành phần chính:

  • Benzocaine: Chất gây tê, giúp làm dịu niêm mạc miệng và họng khi ngậm.
  • Benzalkonium Cl: Kháng khuẩn rộng, bao gồm vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
  • Tyrothricin: Kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gram dương, nhất là Streptococci và Staphylococci – những tác nhân gây viêm họng, niêm mạc miệng và thanh quản.
Đau rát họng uống thuốc gì? Dorithricin
Đau rát họng uống thuốc gì? Dorithricin

Liều lượng dùng của thuốc như sau:

  • Người lớn: Ngậm 1 – 2 viên/lần, ngậm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng.
  • Trẻ em: Cẩn trọng khi dùng cho trẻ nhỏ. Liều lượng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Thuốc không gây nguy hiểm khi sử dụng theo chỉ định. Một số trường hợp lạm dùng thuốc có thể gây tăng methemoglobin máu.

Viêm họng uống thuốc gì? Cephalexin

Cephalexin là thuốc kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân viêm họng do nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm, vi khuẩn gram dương và một số chủng vi khuẩn gram âm. Thuốc không phù hợp với nhiễm khuẩn nặng. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để chữa nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn sản – phụ khoa, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương, bệnh lậu…

Cephalexin là thuốc kháng sinh được chỉ định cho viêm họng do nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm
Cephalexin là thuốc kháng sinh được chỉ định cho viêm họng do nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm

Liều dùng được khuyến nghị cho bệnh nhân viêm họng như sau:

  • Người lớn: 500mg/lần, cách 12 giờ một lần. Liều duy trì 1 – 4g/ngày chia theo liều.
  • Trẻ em: 250mg mỗi 6 giờ. Liều duy trì là 1 – 4g/ngày chia theo liều.
  • Người bị suy thận điều chỉnh liều theo chỉ định của bác sĩ.

Cephalexin chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh penicilinm, nhóm cephalosporin…

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy. Ít khi thuốc gây chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, giảm tiểu cầu, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, nổi ban, mày đay…

Cephalexin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Dùng Cephalexin liều cao kết hợp với các thuốc khác có thể gây độc trên thận. Người bệnh không nên tự ý kết hợp Cephalexin với thuốc khác nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh nhóm macrolide, có thành phần chính là Erythromycin stearate. Thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Bên cạnh đó, Erythromycin còn được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm, cơ quan sinh dục – tiết niệu, đường tiêu hóa.

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh Erythromycin
Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh Erythromycin

Thuốc cũng được sử dụng thay thế penicilin trong dự phòng dài hạn thấp khớp cấp. Erythromycin được dùng kết hợp với Neomycin để phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật ruột, dùng thay thế cho các kháng sinh btalactam nếu bệnh nhân dị ứng với penicilin.

Liều dùng khuyến nghị từ nhà sản xuất như sau:

  • Người lớn: 500mg -1000mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: 30 – 50mg/kg/ngày x 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc được sử dụng theo đơn của bác sĩ và liều lượng có thể thay đổi tùy tình trạng nhiễm khuẩn.

Erythromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Ngoại ban, tiêu chảy, nôn, đau bụng… Thuốc ít khi gây nổi mày đay và hiếm khi gây loạn nhịp tim, điếc có hồi phục, tăng bilirubin, tăng transaminase.

Thuốc Erythromycin không được chỉ định nếu:

  • Mẫn cảm, dị ứng với thành phần thuốc
  • Đang sử dụng Astemizole, Terfenadine
  • Có tiền sử dụng Erythromycin gây rối loạn gan, tiền sử điếc, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Những bệnh nhân có bệnh gan, suy gan, loạn nhịp, bệnh tim, người cần vận hành máy móc, xe cộ thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Viêm họng uống thuốc gì? Mybacin

Mybacin là thuốc ngậm thuộc nhóm thuốc điều trị nấm. Thành phần chính của Mybacin là Neomycin sulfate, bacitracin zinc, amylocaine. Vì thế viên ngậm này có tác dụng tiêu diệt phần lớn các chủng vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương. Thuốc cũng có tác động đến hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa.

Mybacin là thuốc ngậm trị viêm họng thuộc nhóm kháng nấm
Mybacin là thuốc ngậm trị viêm họng thuộc nhóm kháng nấm

Thuốc Mybacin được chỉ định điều trị viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan, viêm lợi.

Liều dùng được khuyến nghị là: 8 – 10 viên/ngày, mỗi lần 1 viên. Khi sử dụng thuốc, không nên nhau hoặc dùng nước để nuốt thuốc.

Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân chưa đủ 3 tuổi, người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

Mybacin có thể khiến niêm mạc miệng bị kích ứng, làm mất vị giác nếu sử dụng liên tục.

Lysopain

Lysopain là thuốc có nguồn gốc từ Pháp, dùng điều trị các bệnh nhiễm viêm nhiễm liên quan đến hầu họng và khoang miệng  trong đó có viêm họng. Ngoài ra thuốc được sử dụng điều trị trước và sau phẫu thuật đối với bệnh nhân cần rạch áp xe, phẫu thuật thanh quản, cắt amidan, nhổ răng.

Lysopain là thuốc ngậm có chứa kháng sinh
Lysopain là thuốc ngậm có chứa kháng sinh

Các hoạt chất trong Lysopain có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời thuốc giúp tăng cường miễn dịch, làm giảm quá trình sản sinh histamin – chất gây dị ứng. Một số thành phần thuốc cũng có tác dụng chống viêm, làm sạch, làm lành tổn thương ở niêm mạc.

Liều khuyến nghị từ phía nhà sản xuất: 3 – 6 viên/ngày, 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ.

Lysopain có chứa chất sorbitol nên cần thận trọng vì có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng. Theo khuyến cáo của nhiều bác sĩ, chỉ nên dùng thuốc này trong khoảng 1 tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những rủi ro có thể gặp.

Hexaspray

Hexaspray là thuốc xịt được chỉ định để điều trị triệu chứng cục bộ do rối loạn cấp tính ở miệng và họng. Thuốc có thành phần như sau:

  • Hydrocortisone: Một glucocorticosteroid giúp chống viêm.
  • Tyrothricin: Ức chế hoạt động vi khuẩn, điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
  • Lidocaine: Làm tê niêm mạc.
  • Tá dược khác: Dequalinium chloride, Beta-glycyrrhetinic acid,…

Nhờ đó Hexaspray có tác dụng trong điều trị các nhiều vấn đề trên đường hô hấp như viêm họng, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm amidan.

HexaSpray điều trị viêm họng cấp
HexaSpray điều trị viêm họng cấp

Liều dùng chữa viêm họng được khuyến nghị như sau:

Đối với người lớn

  • Liều điều trị: Xịt 3 lần/ ngày, 2 – 3 giờ xịt 1 lần.
  • Liều điều trị dự phòng: Xịt 1 lần/ ngày, 6 giờ các lần.

Đối với trẻ em

Liều điều trị:

  • Trẻ em trên 14 tuổi: Liều tương đương của người lớn.
  • Đối với trẻ 30 tháng: Xịt 3 lần/ ngày.
  • Trẻ dưới 30 tháng tuổi: Chưa có chỉ định liều dùng.

Hexaspray có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Dị ứng trong vòm miệng, đau rát lưỡi, đỏ rát lưỡi. Không sử dụng quá 5 ngày để tránh tác dụng phụ.

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người dị ứng với thành phần thuốc, không sử dụng cho trẻ nhũ nhi.

Như vậy, 10 loại thuốc chữa viêm họng kể trên đều mang lại hiệu quả cao, giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng. Một số thuốc được kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên những thuốc này đều có những tác dụng phụ nhất định, sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc lâu dài dễ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, những thuốc này không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Do vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngày Cập nhật 03/06/2024

Bình luận (35)

  1. Nguyễn Tuyết Vân says: Trả lời


    Cho tớ hỏi địa chỉ cụ thể của phòng khám bán thuốc thanh hầu bổ phế thang và thời gian làm việc của họ với

    1. Nhi Nhi says: Trả lời


      Trung tâm hiện có 2 chi nhánh:
      HN: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
      Hotline: (028) 710 99 838 – 0964 129 962
      TPHCM: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh , TP. Hồ Chí Minh
      Hoiline: (024) 710 99 838 – 0974 026 239
      Thời gian làm việc: từ Thứ hai – Chủ nhật
      Lịch làm việc: Sáng 8h – 12h, Chiều 13h30 – 17h30

    2. Minh says: Trả lời


      Tui ở đà nẵng, xa 2 phòng khám quá, không có điều kiện đi khám, mà suốt ngày ho đến ná thở, hổng biết làm sao.

    3. Khôi Nguyên says: Trả lời


      Có khám bệnh từ xa, lh số holline ở trên đó, thuốc thang ở xa ngta cũng gửi dv chuyển phát nhanh về cho bạn. Tớ cũng ở xa có đến khám được đâu, cứ thông qua điện thoại, nhưng bên đó họ lưu thông tin hết rồi, cứ 1 thời gian là điện đến hỏi thăm tình hình chuyển biến của bênh, tận tâm cực.

  2. Ánh Trang says: Trả lời


    Con mình bị viêm họng hạt mãn tính thì nên dùng thuốc nào vậy ạ?

    1. Thủy Liên says: Trả lời


      Ra tiệm thuốc tây người ta bán cho, con mình hay uống siro với Paratamol, Cephalxin…

    2. Thy Trúc - hưng yên says: Trả lời


      Mấy loại thuốc tây này dùng bệnh cấp tính or vừa mới bị thôi, chứ bệnh mãn tính rồi thì nhằm nhò gì nữa. Thử chuyển qua thuốc đông y giống mình xem sao bạn. Mình cũng đang dùng thuốc đông y Thang hầu bổ phế thang sau mấy năm vật vã với thuốc kháng sinh đây.

    3. Ánh Trang says: Trả lời


      Con mình mới 4 tuổi thôi bạn ơi, nhỏ vậy dùng thuốc Thang hầu đấy có sao không?

    4. Diễm MyLê says: Trả lời


      Thuốc này già trẻ, lớn bé gì cũng dùng được hết bạn. Bs sẽ kê thuốc theo độ tuôi và tình trạng cơ thể mà. Muốn biết chi tiết hơn thì liên hệ sdt này nek (024) 710 99 838 để được tư vấn kỹ hơn nhé

    5. Quỳnh Chi (mẹ Sóc) says: Trả lời


      Bé nhà mình cũng tuổi như con bạn, đã từng uống mấy đợt kháng sinh nhưng vẫn khó chịu, ho quấy khóc liên tục. Mình có đưa con đi khám phòng khám của bs Lê Phương và được kê cho 2 loại thuốc kết hợp là thuốc uống và thuốc ngậm. Thuốc uống có 2 loại ở dạng cao đóng gói viên và thuốc ngậm đóng lọ dạng cao lỏng. Lúc đầu mình tưởng bé khó uống nhưng được cái thuốc này bé lại dễ uống. Con mình dùng hết thuốc đã 3 tháng, trộm vía hết ho và quấy khóc các bác ạ. Chia sẻ đến các bác để tìm hiểu thêm thông tin về thuốc này điều trị được cho trẻ rất hiệu quả đó https://www.tapchidongy.org/thanh-hau-bo-phe-thang-co-su-dung-duoc-cho-tre-nho-khong.html

    6. bao toan tran says: Trả lời


      Thuoc dong y dang ma con ban van uong duoc nhi,minh cung muon mua cho con nhung ngai khoan thuoc dang be lai khong uong duoc thi phi lam

    7. Lê Thị Hạnh says: Trả lời


      Không đâu bác, con em cũng dùng thuốc bày, con em nó khó tính thế mà vẫn uống ngon lành, không khó ngửi gì đâu, cũng dễ uống, pha ít nước sôi hòa tan là uống liền mà, ngày 2 lần, cứ sáng cho cu cậu ăn xong uống thuốc, tối về lại thêm 1 bận nữa là xong. thời gian đầu con em thấy hơi khó uống nên em phải cho thêm 1 chút đường phèn cho bé dễ uống hơn, thời gian đầu bác có thể cho thêm chút đường phèn với lượng giảm dần theo từng ngày

  3. Ngọc Lan says: Trả lời


    Viêm họng hạt thì nên uống thuốc gì mọi người

    1. Tiến Duật says: Trả lời


      Bạn ra tiệm thuốc tây người ta kê cho nhé, mà tốt hơn hết là đến bệnh viên khám đi, để bác sĩ kê thuốc cho phù hợp, dùng hết liệu trình cho dứt hẳn chứ nhiều khi ra tiệm thuốc cũng không ổn lắm

    2. Nhật Bảo Long says: Trả lời


      Tui bị viêm họng hạt mãn tính như bạn, đi khám và được bác sĩ kê cho thuốc kháng sinh thường dùng là cephaxin, erythomycin, amoxillin,… và thuốc xịt hexapray

    3. Nguyễn hải An says: Trả lời


      Bạn nên đi đến những bệnh viện, phòng khám lớn để kiểm tra kỹ lại, nếu để lâu ngày thành dạng mãn tính thì sẽ rất khó chữa trị. Các loại thuốc như Paracetamol, Amoxicillin…. có tác dụng điều tri triệu chứng như đau họng, sốt, khó nuốt và kháng viêm, thường được kê khi bệnh nhân bị ho nhưng sẽ không có hiệu quả lâu daì nhé, thường chỉ có tác dụng lúc đấy rồi sau lại tái phát

    4. Nguyễn Duy says: Trả lời


      Nguyễn DuyTớ bị ho lâu ngày, đi khám thì được bs cho mấy thuốc này nek: kháng sinh Penicillin, Cephalexin, Erythromycin, thuốc giảm đau hạ sốt Ibuprofen và thuốc xịt họng bạn nhé. Tác dụng thì đa phần kháng viêm, trị ho cảm sốt, liên quan đến đường hô hấp các kiểu đó

    5. Hàn Lan Thanh says: Trả lời


      Mình bị ho lâu mà dễ ngưi, có kháng sinh tấp vô, cuối cùng biến chứng đủ thứ, mà thuốc kháng sinh nóng làm rối loạn nội tiết tố nữa, mụn nổi đầy quai hàm luôn đây. Chán dễ sợ bây giờ ho chủ yếu ngậm tý chanh đào ngâm mật ong chứ chảm dám tống kháng sinh vào nữa

  4. Chấn Hưng says: Trả lời


    Vậy ngoài uống thuốc tây, cần phải sinh hoạt và kiêng khem như thế nào đề bệnh nhanh khỏi vậy?

    1. Chí Dũng says: Trả lời


      Theo lời khuyên của các chuyên gia: không nên ăn cay nóng, đồ cứng, giòn, uống bia rượu, chất kích thích, ăn nhiều hải sản, uống nước lạnh quá nhiều. Hạn chế thức khuya, lao lực sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và điều tiết cơ thể, suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể không có khả năng chống chọi với bệnh tật.

    2. Thanh Minh says: Trả lời


      Ngoài ra cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, thức ăn chứa các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, sống lành mạnh và tập thể dục mỗi ngày bạn nhé.

  5. Chi Anh says: Trả lời


    Tôi bị viêm amidan hốc mủ đến năm đã 5 năm, thuốc kháng sinh tôi dùng không biết bao nhiêu loại, từ dạng nhẹ như Paracetamol, Amoxicillin… cho đến các thuốc nặng hơn như Prednisolon, Lysopain…. nhưng thuốc vẫn dùng và bệnh vẫn cứ tái đi tái lại. Tôi thực sự quá mệt mỏi và lo sợ những biến chứng. Mong trung tâm có thể tư vấn cho tôi một cách để chữa trị triệt để. Cảm ơn!

  6. Ngọc Hân says: Trả lời


    Tôi bị viêm họng hạt mãn tính, được bs kê đơn điều trị bằng các loại thuốc Amoxicillin, Erythromycin…. đã uống rất nhiều đợt kháng sinh như vậy, nhưng bệnh cứ một thời gian lại tái phát lại. Xin mọi giúp đỡ cho tôi một phương pháp điều trị tốt nhất.

    1. Tuyết Vân says: Trả lời


      Dùng thử các cách dân gian xem sao bạn, uống chanh mật ong nóng, diếp cá rửa sạch giã nát đun sôi với nước vo gạo rồi gạn ra uống…. bạn tìm các cách ông bà ta để lại xem có khả quan không

    2. Hoàng Dũng Bũi says: Trả lời


      Tôi đã từng bị bệnh như bạn, dùng đủ loại thuốc tây, siro, chanh mật ong, các cách dân gian nhưng vẫn không khỏi, họa hoằng thì dứt được vài ba bữa lại đâu vào đó. Vô tình một ngày tôi được ông bạn mách cho trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y VN ở đây điều trị viêm họng rất hiệu quả, tôi nghiên cứu tìm hiểu rất lâu, sau đó đặt lịch khám của bs Lê Phương ở trung tâm này. Qua quá trình thăm khám, tư vấn tôi được kê cho thuốc Thanh hầu bổ phế thang với 2 loại thuốc ngậm (Ngậm từ 1-3 lần/ngày, mỗi lần 1/2 thìa cà phê hoặc theo chỉ định của bác sỹ) và thuốc viên (Uống 2-3 lần/ngày sau ăn 30 phút. Mỗi lần 1 viên pha với 200ml nước nóng). Sau tháng điều trị đầu tiên thì thấy ấm giọng và đỡ ngứa cổ hơn. Hết tháng thứ 2 thì không thấy ho và khó chịu nữa, cuối cùng căn bệnh lâu năm này của tôi đã chữa khỏi hoàn toàn. Và đến nay đã năm không thấy bị tái phát lại nữa. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây nếu muốn điều trị bằng thuốc này https://drbacsi.net/benh-viem-amidan-man-tinh/

    3. Thành Nhân 28 tuổi says: Trả lời


      Ủa vậy thuốc bổ phế thang mà không cần sắc thuốc ak bác, cũng thuốc viên với thuốc ngậm giống như thuốc tây vậy ak

    4. Lê Nguyễn Bá Phước says: Trả lời


      ban đầu là thuốc sắc đó bạn, sau vì tiện lợi cho người dùng, trung tâm đã nghiên cứu và điều chế thành dạng viên và dạng ngậm. bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức nấu như lúc trước nữa

    5. Khải chi Nguyễn says: Trả lời


      Đảm bảo sau 2 tháng là khỏi bệnh hoàn toàn hay như thế nào vậy mọi người?

    6. Trần Bảo Hiển says: Trả lời


      Đảm bảo khỏi bệnh, nhưng bao lâu thì phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa của bạn nữa. Có người hơn 1 tháng đã khỏi, có người phải 3 tháng mới khỏi. Như tôi tình trạng bệnh viêm amidan hốc mủ dạng thể nhẹ, tôi dùng thuốc chưa đến 2 tháng đã khỏi bệnh bạn ạ

  7. Nga anh says: Trả lời


    Con em ms 2 tuổi nhưng bị viêm họng mãn, vậy giờ nên điều trị theo thuốc tây hay đông y đây mn? Trong mấy loại thuốc trên thì dùng thuốc nào hiệu quả nhất

    1. Nhã Yến says: Trả lời


      Thời gian đầu bạn thử áp dụng mấy cách dân gian như húng chanh đường phèn, quất mật ong, hẹ hấp đường phèn… thử xem sao, nếu mấy hôm thấy không hiệu quả thì mua thuốc kháng sinh cho bé uống trẻ nhỏ mình nghĩ nên áp dụng mấy cách dân gian thì sẽ tốt hơn đó

    2. Nhật Hạ 1970 says: Trả lời


      Tui thấy mấy cách dân gian như húng chanh chưng đường phèn rất tốt, nếu bị nhẹ hoặc mới bị thì áp dụng thử xem, chắc là có tác dụng nặng thì mình nghĩ nên đi khám bác sĩ

    3. Lê Nguyên Hồng says: Trả lời


      Mấy cách dân gian này tốt thì có tốt nhưng bị nhẹ hoặc mới chớm bệnh bị thì dùng mới khỏi, chứ kéo dài lâu thì bắt buộc phải uống thuốc, nhưng trẻ con mà cho uống kháng sinh thì nóng người lắm nên mình nghĩ uống thuốc đông y vẫn là tốt nhất, bạn tìm hiểu thêm về thuốc đông y đi

    4. Bình Như Quân says: Trả lời


      Mình nghĩ mỗi loại thuốc điều có ưu điểm riêng, nhưng thuốc tây thực sự liều lượng mạnh, nó chỉ ngăn chứ không ngừa được, tức là hết bệnh và dễ bị lại. COn mình là minh chứng rõ nét, cháu bị bệnh như con bạn, đã trị nhiều đợt kháng sinh và kết hợp những mẹo dân gian, nhưng được đâu vài tuần lại bị lại, cứ tái đi tái lại thành mãn tính, nên mình chuyển sang đông y Thang hầu bổ phế thang cho con dùng, trộm vía 2 tháng thì khỏi bênh, đã hơn 1 năm không thấy dấu hiệu tái phát.

    5. Trần Anh Quốc says: Trả lời


      Con tôi trước cũng đã uống nhiều kháng sinh mà tình trạng cứ khỏi rồi lại tái phát. Sau chuyển sang dùng thuốc đông y thanh hầu bổ phế thang thì mới hết hẳn tôi nghĩ nếu con bạn đã dùng kháng sinh không hiệu quả thì chuyển sang dùng thanh hầu, rất tốt đấy, điều trị thuốc đông y sẽ dứt điểm được và phòng tái phát

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *