Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là tình trạng nguy hiểm, bởi nó có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường, thậm chí dẫn đến sảy thai, sinh non. Chính vì thế chị em cần nâng cao kiến thức bệnh từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến cách điều trị, từ đó ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung (CTC) là bệnh lý xuất hiện khi các tế bào tuyến bị viêm nhiễm, sau đó phát triển và xâm lấn ra bên ngoài bề mặt cổ tử cung, từ đó tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, trường hợp đã từng sinh đẻ, từng nạo phá thai hoặc tiến hành các thủ thuật y tế tại tử cung sẽ dễ mắc bệnh.
Đặc biệt, phụ nữ có bầu với sự thay đổi về nội tiết tố, tâm sinh lý cũng khó tránh khỏi nguy cơ này. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu gây viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai cụ thể hơn là gì?
Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh ra sao?
Đây là thông tin quan trọng chị em nhất định phải biết để phòng tránh hoặc sớm phát hiện dấu hiệu bất thường để đi thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Bác sĩ Ngô Thị Hằng (bác sĩ chuyên khám và điều trị bệnh phụ khoa tại nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường; Cố vấn y khoa chương trình Vì sức khỏe của bạn đài Hà Nội; thành viên Hội đồng nghiên cứu được thành lập bởi Viện Y dược dân tộc) cho hay, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lộ tuyến CTC cho chị em trong giai đoạn mang thai, điển hình là:
- Quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian “bụng mang dạ chửa”
- Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai nhưng không điều trị dứt điểm
- Nội tiết tố thay đổi khiến khí hư ra nhiều, làm vùng kín trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công sâu vào cổ tử cung và gây viêm nhiễm
- Phụ nữ đã từng sảy thai, sinh non hoặc nạo phá thai nhưng không chú ý chăm sóc sức khỏe vùng kín
- Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh khiến cho độ pH vùng kín mất cân bằng, “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần lót quá chật
- Việc sinh nở quá nhiều lần cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tử cung
Dấu hiệu của bệnh là gì?
Thông thường bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai thường có những dấu hiệu điển hình như:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh khi vùng bị tổn thương chiếm ⅓ diện tích bề mặt cổ tử cung. Thời điểm này, mẹ bầu sẽ nhận thấy hiện tượng huyết trắng ra nhiều, khí hư có mùi hôi, màu sắc bất thường kèm theo tình trạng ngứa vùng kín, rối loạn kinh nguyệt.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2: Bước sang giai đoạn 2, vùng bị tổn thương đã xâm chiếm ⅔ diện tích bề mặt CTC với một loạt các dấu hiệu như khí hư ra nhiều nghiêm trọng; khí hư vón cục; cổ tử cung sẽ bị sưng và loét, có thể xuất hiện mủ, chảy máu khi quan hệ tình dục
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh, các triệu chứng của giai đoạn trước vẫn xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, đau nhức vùng xương chậu, cơ thể mệt mỏi, đau khi đi tiểu, đau rát khi quan hệ tình dục.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có thể bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, nấm âm đạo hay viêm cổ tử cung. Do đó, để cho chắc chắn, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, chị em cần đi thăm khám càng sớm càng tốt bởi bệnh này tương đối nguy hiểm.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo BS Hằng, viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chính là thời điểm nhạy cảm nhất, nên các mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà nó còn gây ra nhiều rủi ro cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Cụ thể, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1, 2 hay 3, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với một số tình trạng nguy hiểm như:
- Sảy thai
- Thai nhi phát triển dị dạng
- Sinh non
- Bé sinh ra bị suy dinh dưỡng
- Cổ tử cung đã bị tổn thương, sưng và loét do đó khi kích thước thai nhi lớn dần lên trong bụng, đồng thời cũng làm phình to kích thước của CTC, chính vì thế việc chảy máu tử cung có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- Nhiều bác sĩ nhận định rằng, việc mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bất kể là viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm âm đạo, nấm âm đạo trong thời gian mang thai đều có thể dẫn đến viêm nhiễm nhau thai, từ đó khiến cho trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh về mắt, da, đường hô hấp.
- Viêm lộ tuyến CTC làm đảo lộn kết cấu của cổ tử cung, giảm tính đàn hồi và khiến chị em gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
Với những tác động tiêu cực mà bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây ra cho mẹ và thai nhi, không ít mẹ bầu băn khoăn, thắc mắc không biết nên sinh thường hay sinh mổ để hạn chế tối đa rủi ro cho bé yêu.
Viêm lộ tuyến CTC khi mang thai nên sinh thường hay sinh mổ?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nếu gần đến giai đoạn chuyển dạ, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mức độ nhẹ, tức là mới ở thời kỳ chớm hình thành hoặc cấp độ 1 và được điều trị bằng liệu pháp phù hợp, mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường.
Nhưng trong trường hợp, dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cuối giai đoạn 2 hoặc 3, bác sĩ bắt buộc chỉ định tiến hành sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
Tốt nhất trong thời gian “bụng mang dạ chửa”, các mẹ bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, từ đó “chặn đứng” nguy cơ hình thành bệnh. Với những trường hợp mẹ bầu không may bị viêm lộ tuyến CTC, mọi người sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp.
Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cho mẹ bầu
Việc chữa trị viêm lộ tuyến CTC cho phụ nữ mang thai phải đặc biệt cẩn thận để tránh làm tổn thương đến thai nhi. Nếu như các phương pháp ngoại khoa như đốt điện viêm lộ tuyến, áp lạnh, dùng dao leep thường được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2, độ 3 thì với trường hợp mẹ bầu lại khác.
Theo BS Hằng, sự can thiệp của các thủ thuật y khoa hiện đại không nên áp dụng cho mẹ bầu vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, với nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, tốt nhất các bạn chỉ nên dùng thuốc theo đường uống hoặc đường đặt theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm lộ tuyến CTC
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc Tây dạng uống và thuốc đặt âm đạo giúp chữa viêm lộ tuyến CTC. Thuốc có thành phần kháng sinh mạnh nên nhanh chóng thu hẹp vùng CTC bị tổn thương, hạn chế khí hư ra nhiều, giảm ngứa vùng kín.
Tuy nhiên với mẹ bầu – đối tượng cần phải thận trọng khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, các bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần phải có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
Với thuốc đặt âm đạo, mẹ nên hạn chế sử dụng, nếu không mỗi lần đặt thuốc, mẹ hãy đến cơ sở y tế nhờ bác sĩ thực hiện để tránh trường hợp đặt thuốc quá sâu vào âm đạo và gây tác động tiêu cực cho thai nhi.
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai bằng thuốc Nam
Với cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn, không xâm lấn, không gây đau đớn và không tác dụng phụ, nhiều bài thuốc Nam hiện nay được chứng nhận an toàn, hiệu quả cho cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Hơn nữa, các thành phần dược tính có trong từng nguyên liệu xuất hiện trong bài thuốc Nam, điển hình là trinh nữ tử, sa sàng tử hay trinh nữ hoàng cung,… đều có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Đồng thời sự tổng hòa của nhiều dược liệu quý sẽ tạo thành một thể thống nhất vừa giúp trị dứt điểm bệnh vừa bổ huyết, tăng cường chức năng gan, thận và cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng cho người bệnh. Một khi mẹ bầu có sức đề kháng tốt sẽ tạo thành một lớp rào chắn kiên cố ngăn chặn lại sự tấn công của mọi mầm bệnh, từ đó bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.
Như vậy, viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà tác động không nhỏ đến sự hình thành của thai nhi. Do đó, việc sớm nhận biết dấu hiệu, đi thăm khám và tìm cách điều trị thích hợp là điều thực sự cần thiết.
Ngày Cập nhật 30/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!