Viêm Ống Tai Ngoài Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị
Viêm ống tai ngoài ở người lớn tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến chức năng nghe. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Không những vậy, điều này còn giúp phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm do bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng.
Viêm ống tai ngoài ở người lớn là gì? – Tìm hiểu những thông tin cần biết
Viêm ống tai ngoài (hay còn được gọi là viêm tai ngoài) là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai do vi khuẩn, vi nấm hay các tác nhân khác xâm nhập và phát triển thành viêm nhiễm. Căn bệnh này có thể gặp phải ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn và người cao tuổi. Thông thường, tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở một bên tai và ít trường hợp gặp ở cả hai bên.
Viêm tai ngoài tuy không phải là bệnh thuộc hệ tai mũi họng nguy hiểm nhưng việc nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh.
Viêm ống tai ngoài ở người lớn nguyên nhân do đâu?
Theo thống kê của giới y học, các đối tượng thường xuyên bơi lội rất dễ mắc phải bệnh viêm ống tai ngoài. Vì khi đó, ống tai và một số bộ phận khác thường xuyên tiếp xúc với hơi ẩm và nguồn nước mang theo nhiều vi khuẩn hay vi nấm xâm nhập vào bên trong ống tai. Sau khoảng thời gian nhất định, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày dùng để tắm cũng có thể mang mầm bệnh.
Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh viêm tai ngoài như:
- Việc vệ sinh ống tai không đúng cách hay gây trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập;
- Có vật lạ mắc kẹt trong ống tai khiến người bệnh gãi mạnh và gây ra tình trạng chảy máu tai;
- Đeo tai nghe quá thường xuyên hoặc tai nghe không đảm bảo độ vệ sinh;
- Mắc các bệnh về da ở giai đoạn mãn tính như bệnh chàm, bệnh vảy nến,…
Triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài
Ở từng giai đoạn bệnh viêm ống tai ngoài khác nhau sẽ có những biểu hiện cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc, giai đoạn nhẹ ít gây đau nhưng khó có thể nhận biết và ngược lại với trường hợp bệnh nặng.
– Bệnh viêm tai ngoài ở giai đoạn đầu:
- Ngứa ngáy ở độ nhẹ;
- Có cảm giác có vật gì đó hiện diện trong ống tai;
- Tai sưng đỏ gây khó chịu;
- Đôi khi có xuất hiện chất dịch chảy ra ngoài hoặc khi ngoáy tai có dịch ướt màu vàng nâu.
– Bệnh viêm ống tai ngoài ở giai đoạn toàn phát:
- Bị ù tai và giảm thị lực do lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm, lâu ngày khô dần và gây tắc nghẽn ống tai cũng như che lấp mặt màng nhĩ;
- Tình trạng sưng tấy tăng lên khi ấn bình tai hoặc kéo vành tai;
- Cơn đau tai gia tăng, thậm chí đau lên đầu, một số bệnh nhân có thể có cảm giác đau nửa đầu. Cơn đau càng gia tăng khi thực hiện hành vi nhai hoặc ngáp;
- Một số trường hợp khác có thể xuất hiện sốt cao hay sưng tấy một bên tai đau.
Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp
Các chuyên gia tai mũi họng nhận định, viêm ống tai ngoài là một trong những căn bệnh rất dễ tái phát nếu không được tiến hành điều trị triệt để. Trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đối diện với một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:
- Bệnh tình chuyển sang giai đoạn mãn tính: Bản chất của bệnh viêm tai ngoài là do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm nên bệnh rất dễ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém hơn và thậm chí kéo theo các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng nghe;
- Suy giảm chức năng nghe: Các chất dịch mủ trong ống tai bị khô lại có thể gây ra tình trạng nghe kém, ù tai, phản xạ âm thanh bên ngoài kém,… Tình trạng này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng chức năng nghe;
- Viêm tai ngoài hoại tử (viêm tai ngoài ác tính): Một số ít trường hợp có thể dẫn đến tình trạng hoại tử. Và đây cũng chính là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến chức năng nghe.
Nếu không mong muốn bản thân gặp phải các biến chứng trên, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám. Từ đó có những giải pháp khắc phục phù hợp.
Viêm ống tai ngoài ở người lớn – Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?
Viêm ống tai ngoài ở giai đoạn cấp tính có thể có khả năng tự khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu không có dấu hiệu chuyển biến tích cực sau khoảng 5 – 7 ngày hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao.
Tại các phòng khám, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài thông qua việc tra hỏi bệnh nhân để biết rõ các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Song song, có thể sử dụng đèn chuyên dụng để soi tai. Một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để quan sát kỹ bên trong. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị viêm ống tai ngoài ở người lớn
Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, bệnh viêm ống tai ngoài ở người lớn có thể tự khỏi nếu có biện pháp chăm sóc phù hợp sau khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác bệnh tình có thể không thể tự khỏi, thậm chí có chuyển biến nghiêm trọng hơn thì lúc này người bệnh nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc tận dụng bài thuốc dân gian tùy vào từng trường hợp cụ thể.
1. Điều trị viêm ống tai ngoài ở người lớn bằng thuốc Tây y
Trước khi kê đơn thuốc cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành soi tai để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất về tình trạng viêm ống tai ngoài đang mắc phải. Nếu cần thiết, có thể lấy chất mủ trong tai làm xét nghiệm để tìm rõ vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc nhỏ tai hoặc thuốc uống nếu cần thiết.
Thông thường, thuốc nhỏ tai điều trị bệnh viêm ống tai ngoài được bác sĩ chỉ định có chứa các chất kháng sinh, tiêu viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khoảng 10 – 14 ngày là tạm ngưng. Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, bạn có thể trao đổi vấn đề này với bác sĩ.
Bên cạnh đó, một số trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng hoặc thuốc có chứa corticosteroid để giảm viêm. Trường hợp khác, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau (Acetaminophen, Ibuprofen,…) để cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng tai bị tổn thương.
Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không được tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép hay tự ý bỏ ngang việc điều trị. Bởi những vấn đề này có thể gây ra nhiều bất lợi cho kết quả điều trị.
Điều trị viêm ống tai ngoài ở người lớn bằng mẹo vặt dân gian
Đối với một số trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng một số mẹo vặt dân gian thay vì sử dụng thuốc Tây y. Phương pháp điều trị này được đánh giá tương đối an toàn, lành tính và hầu như không gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo vặt điển hình được nhiều người bệnh biết đến, quan tâm và tin tưởng áp dụng:
– Chữa viêm ống tai ngoài ở người lớn bằng sáp ong
Không khác mật ong quá nhiều, sáp ong cũng chứa một số thành phần dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Trong những vậy, trong một số tài liệu y học hiện đại đã chỉ ra, thành phần hoạt chất bioflavonoids có trong nguyên liệu này có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Từ đó giúp làm dịu các triệu chứng đau nhức tai và cải thiện tình trạng sưng viêm.
Để khắc phục tình trạng viêm nhiễm ống tai ngoài ở người lớn, người bệnh cần chuẩn bị một miếng sáp ong nhỏ, vắt ráo. Sau đó đem nguyên liệu này đun nóng cho tan hết rồi quét đều lên cuộn giấy nhỏ và cuộn tròn. Khi sử dụng, đốt đầu giấy sao cho khói thổi vào tai như cách xông hơi tai. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 10 người. Người bệnh cần tránh làm rơi sáp ong hay tàn giấy vào trong ống tai.
– Dùng tinh dầu tỏi chữa viêm ống tai ngoài tại nhà
Là một trong những cách điều trị viêm ống tai ngoài được nhiều người bệnh áp dụng do trong tinh dầu tỏi có chứa lượng lớn thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Từ đó giúp ức chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho ống tai. Hơn thế nữa, các dưỡng chất còn giúp làm ẩm môi trường trong tai và giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
Trong trường hợp không thể tìm mua được tinh dầu tỏi, bạn có thể lấy 2 – 3 tép tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch và đập dập. Sau đó nhanh tay bọc tỏi vào trong miếng vải mỏng sao cho nước ép tỏi có thể thấm qua khăn. Áp khăn sát vào bên tai bị viêm sao cho nước thấm dần vào bên trong. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ giúp bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm ống tai ngoài ở người lớn
Xuyên suốt quá trình điều trị bệnh viêm ống tai ngoài, bên cạnh việc chữa trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề để việc điều trị được suôn sẻ cũng như phòng tránh tình trạng tái phát trở lại. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:
- Sau khi bơi hoặc tắm xong, bạn nên dùng khăn hoặc vải mềm để lau khô phần nước ứ đọng trong ống tai;
- Hạn chế sử dụng vật dụng cứng, nhọn để ngoáy tai. Đồng thời, bạn cần đảm bảo dụng cụ phải sạch sẽ trước khi sử dụng;
- Đối với một số đối tượng có sở thích bơi lội nhưng đang trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên sử dụng vật dụng chèn ống tai chuyên dụng. Điều này sẽ giúp phần nước lan vào trong ống tai gây viêm nhiễm;
- Tuyệt đối không bơi lội hay tắm trong môi trường có nguồn nước bẩn để hạn chế thấp nhất các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong ống tai;
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để khắc phục triệu chứng của bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
- Nếu cần thiết, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được vệ sinh ống tai khi ống tai có quá nhiều ráy tai hay ráy tai khó lấy nhằm đảm bảo sự an toàn, phòng tránh tình trạng gây tổn thương thành tai;
- Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời, điều chỉnh lối sinh hoạt lành mạnh, nhất là các hoạt động tác động mạnh đến ống tai;
- Không nên đeo tai phone vào bên tai bị viêm nhiễm khi không cần thiết. Song song, điều chỉnh âm lượng ở mức vừa phải để tác động nhiều lên vùng bị tổn thương.
Viêm ống tai ngoài ở người lớn không phải là căn bệnh nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp hoặc không được quan tâm kịp thời, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nghe. Chính vì vậy, nếu không mong muốn bản thân gặp phải tình trạng này, bạn nên chủ động thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!