Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm vì bệnh khởi phát nhanh và dễ dàng lây lan sang các cơ quan khác gây biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của ngành Y tế, trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 2.200 trẻ sơ sinh bị viêm phổi tử vong do không được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần sớm nhận biết các triệu chứng bất thường của bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, điều trị nhằm ngăn chặn các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bé.
Viêm phổi là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào ở trẻ sơ sinh?
Viêm phổi là một trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm căn bệnh này cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ em trên thế giới, trong đó có khoảng 153.000 trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 19%.
Viêm phổi là căn bệnh gây tổn thương phế nang – nơi diễn ra quá trình trao đổi trao đổi không khí trong cơ thể khiến bệnh nhân bị khó thở, thậm chí là suy hô hấp. Bệnh cũng hình thành dịch mủ tại phổi và tạo thành những ổ nhiễm trùng. Từ đó, các virus và vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng sang các cơ quan khác, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi: Mô phổi tồn tại quá nhiều dịch mủ sẽ dẫn đến việc nhiễm trùng nặng và mô phổi bị hoại tử.
- Nhiễm trùng huyết: Các tác nhân vi sinh gây hại theo đường máu lan khắp cơ thể dẫn đến các cơ quan đều bị tổn thương và khiến cơ thể suy yếu nhanh.
- Tràn dịch màng phổi: Dịch mủ tích tụ quá nhiều, vượt mức cho phép khiến bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi.
- Viêm màng não: Làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh, khả năng nhận thức giảm và có thể gây ra mù, câm, điếc…
- Suy thận: Chức năng thận bị suy giảm khiến khả năng bài tiết và loại bỏ độc tố trong cơ thể giảm nghiêm trọng.
- Suy tim: Tim mất khả năng bơm máu, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể và bệnh nhân bị suy tim thì hầu như không chữa trị được.
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Ở giai đoạn đầu của viêm phổi, trẻ sơ sinh có các biểu hiện tương đồng với chứng cảm lạnh như ho, sốt, đau họng, chán ăn hoặc bỏ bú. Sau một vài ngày ủ bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình khác của bệnh:
- Khó thở hoặc thở nhanh bất thường
- Thở khò khè
- Ho có đờm màu xanh
- Môi tím xanh
- Sốt vừa đến sốt cao (38 độ – 39 độ)
- Người tím tái
Thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Chẳng hạn trẻ bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) sẽ có 4-6 ngày ủ bệnh rồi mới xuất hiện các triệu chứng. Nếu viêm phổi do virus cúm gây ra thì thời gian ủ bệnh chỉ khoảng 18 giờ – 72 giờ.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Phần lớn bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh xuất phát từ việc nhiễm các loại virus và vi khuẩn:
- Virus: virus cúm (cúm A hoặc cúm B), virus hợp bào hô hấp (RSV), virus Á cúm (parainfluenza type 3), Virus Adeno (adenovirosis)
- Vi khuẩn: khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là phổ biến nhất, Mycoplasma pneumoniae và trực khuẩn Legionella pneumophila hiếm gặp hơn.
Các loại virus, vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm giao mùa hoặc phát triển từ bệnh cảm lạnh, sởi, thủy đậu… Viêm phổi do vi khuẩn thường ảnh hưởng đến một phần của phổi. Còn viêm phổi do virus sẽ lan rộng và gây tổn thương toàn bộ phổi.
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm phổi ngay từ khi sinh ra do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Ở trường hợp này, các triệu chứng sẽ thường xuất hiện sau khoảng 12 giờ và bệnh có diễn tiến nhanh. Mặc dù được điều trị bằng thuốc kháng sinh thì nguy cơ tử vong vẫn rất cao.
Ngoài các nguyên nhân chính thì còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh như:
- Trẻ sinh non
- Hít phải khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất
- Đã mắc các bệnh mãn tính từ trước: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho gà, hen suyễn…
- Biến chứng do các bệnh sởi, thủy đậu hay tác dụng phụ của thuốc
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn phương pháp điều trị viêm phổi cho trẻ. Trẻ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tái phát nếu không được điều trị tận gốc.
Chữa viêm phổi theo kinh nghiệm dân gian
Dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm, trị ho như tỏi, gừng, tía tô để điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Tỏi: tỏi tươi sau khi lột vỏ đem giã nát, nấu cùng với 200ml. Khi nước tỏi cô đặc chỉ còn một nửa thì thêm chút đường phèn vào hòa tan. Cho trẻ uống hỗn hợp này sau khi ăn 3 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 thìa cafe.
- Gừng: Gừng cạo sạch vỏ, thái sợi trộn cùng ít đường phèn, thêm chút nước rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Cho bé dùng hỗn hợp này lúc còn ấm, mỗi lần dùng 1 thìa cafe, 2-3 lần/ngày, sau khi ăn.
- Tía tô: Tía tô tươi có thể dùng để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn. Hoặc cha mẹ mua bột tía tô pha với nước sôi cho bé uống, mỗi lần dùng 2,5ml, một ngày uống 2-3 lần.
Các biện pháp dân gian chỉ dùng được trong trường hợp trẻ bị viêm phổi nhẹ, ít triệu chứng và bác sĩ chỉ định chữa bệnh tại nhà. Cha mẹ có thể dùng bài thuốc dân gian kết hợp với các liệu pháp: cho trẻ uống nhiều nước/bú sữa mẹ, vỗ lưng giúp trẻ tống đờm ra ngoài dễ hơn, vệ sinh tai-mũi-họng sạch sẽ, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp…
Với những trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng, triệu chứng phức tạp thì cha mẹ cần cho trẻ điều trị bằng các liệu pháp chuyên sâu, tránh điều trị bệnh không dứt điểm chuyển thành mãn tính.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi uống thuốc gì?
Điều trị viêm phổi theo tây y, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ riêng biệt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với viêm phổi do virus thì bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng như: giảm đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen, thuốc ho, thuốc tan đờm do thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Trường hợp bị khó thở, suy hô hấp nặng sẽ dùng thêm phương pháp trị liệu ôxy.
Nếu bệnh là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đờm, xác định chủng vi khuẩn rồi mới tìm loại kháng sinh phù hợp. Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn bao gồm: Amoxicillin, penicillin, clindamycin, meropenem, ampicillin/sulbactam hay moxifloxacin…
Trẻ bị viêm phổi cấp thì chỉ cần điều trị kháng sinh trong khoảng 5-10 ngày. Với những trường hợp xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc bệnh chuyển biến nặng thì bệnh nhân cần nhập viện điều trị lâu dài, trung bình từ 2-6 tháng tùy vào diễn tiến bệnh.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ. Khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm cũng không được dừng thuốc ngay mà phải dùng hết liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh trẻ bị tái phát và kháng thuốc về sau.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu nên cha mẹ cần cân nhắc kỹ việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trẻ có thể gặp các tác dụng phụ như dị ứng thuốc, suy thận, suy gan, kích thích niêm mạc dạ dày, suy giảm chức năng hệ miễn dịch…Rối loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy nặng là tác dụng phụ dễ gặp nhất ở trẻ. Nhiều trường hợp không được bù nước và điện giải kịp đã dẫn đến tử vong.
Điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh theo đông y
Với những người có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tham khảo việc điều trị viêm phổi bằng phương pháp đông y. Đông y điều trị bệnh bằng các thảo dược tự nhiên, dược tính đặc trị hiệu quả như thuốc kháng sinh nhưng an toàn và lành tính hơn rất nhiều. Đông y cũng chữa bệnh dựa trên nguyên tắc giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh, hồi phục chính khí và cân bằng âm dương. Bệnh được chữa trị tận gốc nên giảm nguy cơ bị tái phát, đem lại hiệu quả dài lâu cho người bệnh.
Trong đông y, viêm phổi thuộc chứng phong ôn, tạng Phế và vệ khí suy yếu, phong nhiệt xâm nhập qua mũi, miệng vào phế, nhiệt làm phế khí bị uất trệ, tân dịch bị ngưng lại thành đàm. Vì vậy việc chữa trị sẽ tập trung:
- Hồi phục chức năng phế
- Thanh nhiệt giải độc
- Tiêu viêm trừ mủ
- Giảm ho trừ đờm
Trẻ sơ sinh đã bị viêm phổi mãn tính chỉ nên sử dụng thuốc đông y để trị bệnh. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ không thể dùng thuốc tân dược trong thời gian quá dài, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngược lại,dùng thuốc đông y trong thời gian dài không hề gây tác dụng phụ mà càng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh triệt để và ngăn ngừa tái phát. Cha mẹ hãy tìm đến các nhà thuốc đông y uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm để bốc thuốc trị bệnh cho con.
Phòng tránh nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé, do đó, bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho con yêu. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh từ chính việc thay đổi trong thoái quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là:
- Giữ vệ sinh phòng của bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, đủ ánh sáng, thoáng mát
- Không để trẻ hít phải khỏi thuốc lá
- Không cho bé tiếp xúc với người bệnh viêm phổi để tránh nguy cơ bệnh lây lan, diễn tiến.
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ để trẻ phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt. Bổ sung thực đơn đủ chất để trẻ phát triển toàn diện.
- Cần che chắn và điều trị ngay khi trẻ có dấu hiệu bị ho, hắt hơi
- Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang và tránh những nơi nhiều khói, bụi bẩn.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của trẻ bất cứ lúc nào. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Ngày Cập nhật 05/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!