Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Viêm tai giữa kiêng ăn gì và cha mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng như thế nào khi trẻ mắc phải bệnh? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa tái phát ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vấn đề trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì để từ đó biết cách xây dựng thực đơn hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Những thực phẩm tuyệt đối tránh xa
Là một căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng, cha mẹ phải loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm gây viêm trầm trọng hơn trong chế độ dinh dưỡng. Hoặc những thực phẩm làm hạn chế khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. Vậy trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Đồ ăn dai cứng
Bệnh nhân bị viêm tai giữa không nên sử dụng các thực phẩm dai cứng trong quá trình bị bệnh. Bản thân người bệnh cũng khó để tiêu thụ nhóm thực phẩm này do tình trạng sưng viêm ống tai thường ảnh hưởng đến cả chức năng nhai nuốt của cơ hàm.
Thêm vào đó, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến khích người bệnh viêm tai giữa hạn chế ăn những đồ cứng như các loại hạt, hoa quả sấy. Vì khớp hàm phải cử động liên tục cũng cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến cho các tế bào bạch cầu hoạt động khó khăn hơn trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn. Trong khi đó trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng và khả năng diệt khuẩn tương đối kém. Việc sử dụng những thực phẩm nhiều đường sẽ gây thêm bất lợi cho quá trình điều trị viêm tai giữa ở trẻ.
Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ bánh kẹo nhiều đường, nước ngọt có ga… Thay vào đó có thể cho trẻ sử dụng bánh kẹo dành cho người ăn kiêng, dạng mềm nếu trẻ thèm ăn vặt.
Thực phẩm gây mưng mủ, dị ứng
Người bị viêm tai giữa mãn tính thường có triệu chứng chảy mủ ở tai. Trong trường hợp này cần phải kiêng những thực phẩm được làm từ gạo nếp như xôi, cơm nếp, bánh chưng…
Nhiều cha mẹ cũng phân vân rằng trẻ bị viêm tai giữa có ăn được thịt gà hay không? Thực tế thì thịt gà, cua, tôm…là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại thường gây dị ứng hoặc mẩn ngứa đối với những người đang có vết thương. Do đó cha mẹ cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường khiến dạ dày khó hấp thụ và làm việc. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ thường đi kèm với chứng rối loạn tiêu hóa nên nhóm thực phẩm này có thể khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ hay tiêu chảy nhiều hơn. Cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, đồ xào dùng nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai chiên, bánh chiên…
Viêm tai giữa nên ăn gì? Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng
Cha mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và năng lượng, giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh.
Thức ăn dạng lỏng
Thay vì ăn những đồ dai cứng trong quá trình điều trị, cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, các loại nước ép trái cây…Thức ăn dạng lỏng sẽ giúp trẻ không phải cử động khớp hàm quá nhiều, đồng thời dạ dày dễ dàng làm việc, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất luôn là lựa chọn hàng đầu cho bất cứ người bệnh nào. Do cơ thể luôn cần nhóm hoạt chất lành mạnh để tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch cũng như phòng chống và ngăn ngừa sự tấn công của các vi sinh vật gây hại.
Trái cây và rau xanh là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn các khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, bệnh nhân viêm tai giữa cần tăng cường các loại rau củ chứa nhiều vitamin A và kẽm như cà rốt, cà chua, cà tím… Những thực phẩm này sẽ giúp hạn chế tình trạng ù tai, chóng mặt, tăng cường thính lực và chữa lành lớp niêm mạc tai bị tổn thương.
Thực phẩm giàu Omega-3
Khác với dầu mỡ từ động vật gây hại cho sức khỏe của con người, Omega-3 là loại axit béo lành mạnh có khả năng chữa lành các tế bào bị tổn thương. Cha mẹ nên bổ sung ngay vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ bị viêm tai giữa các loại cá hồi, cá ngừ, dầu oliu, quả bơ…Vì đây là những thực phẩm chứa nhiều Omega-3 nhất.
Ngũ cốc lành mạnh
Mặc dù không làm cho bệnh viêm tai giữa trầm trọng hơn nhưng những thực phẩm giàu tinh bột xấu như cơm trắng, bánh mì, bánh bao… có thể khiến người bệnh xuất hiện thêm triệu chứng chóng mặt. Thay vào đó, người bệnh nên chuyển sang dùng các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc lành mạnh như hạt lanh, hạnh nhân… Các loại ngũ cốc lành mạnh vừa giàu chất xơ vừa bổ sung tinh bột tốt, sẽ bổ sung nhiều năng lượng cho người bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ vấn đề trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì, ăn gì. Nếu cha mẹ biết cách xây dựng thực đơn lành mạnh thì trẻ sẽ hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt, hỗ trợ nhiều cho quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!