Bệnh viêm tai trong: Triệu chứng nhận biết và điều trị
Viêm tai trong là một căn bệnh về tai không quá phổ biến và khó có thể xác định được nguyên nhân. Chính vì thế mà không ít người mắc bệnh sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm phương án điều trị phù hợp. Nhằm giúp người bệnh nắm được vài thông tin cơ bản cũng như cách phòng viêm tai trong, bài chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích.
Bệnh viêm tai trong là gì?
Tai trong là bộ phận nhỏ trong cấu tạo tai, có hình dạng hình bán nguyệt. Phía bên trong có chứa chất lỏng, dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh tiền đình. Cũng như phần tai ngoài và tai giữa, tai trong cũng có thể bị viêm nhiễm do một số nguyên nhân cụ thể.
Viêm tai trong còn được gọi là viêm dây thần kinh tiền đình là tình trạng viêm của vùng tai trong. Căn bệnh này hiếm khi xảy ra và chỉ chiếm khoảng 0,1 – 0,2 % các bệnh về tai. Cũng chính vì vậy mà rất ít người biết đến.
Các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, viêm tai trong là một căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng bất lợi cho sức khỏe người mắc phải. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai trong
Nguyên nhân điển hình gây ra bệnh viêm tai trong là sự xâm nhập của virus hay vi khuẩn. Trong đó có thể kể đến virus cúm, herpes, epstein barr, virus bệnh bại liệt,… Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác cũng tác động khởi phát bệnh viêm tai trong, như:
- Mắc các bệnh viêm phế quản hoặc bệnh lyme;
- Viêm tai giữa do nhiễm khuẩn;
- Viêm màng não do do hoặc do não mô cầu;
- Gặp các tác dụng phụ của thuốc do dùng không đúng cách hoặc lạm dụng;
- Dị nguyên bên ngoài: bụi bẩn, gió khô, chất độc hại, khói thuốc lá,…;
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng quá mức;
- Không chú trọng đến việc vệ sinh tai hoặc vệ sinh tai không đúng cách.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh viêm tai trong như: bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, nhiễm trùng roi,…Tuy nhiên, nguyên nhân này thường hiếm gặp.
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Để xác định chính xác dị nguyên, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa tai mũi họng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai trong
Triệu chứng của bệnh viêm tai trong không được cảnh báo từ trước, khó phát hiện, thậm chí bị nhầm lẫn với các bệnh về tai khác. Trong vài trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài tuần rồi tự khỏi mà không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, không tự tiêu biến và gây ra nhiều biến chứng xấu.
Bạn có thể nhận biết bản thân đang mắc bệnh viêm tai trong thông qua các triệu chứng sau:
- Thính lực bị suy giảm;
- Dễ bị ù tai, có cảm giác trong tai có vật cản trở;
- Có cảm giác cơ thể lâng lâng, mất thăng bằng;
- Sốt nhẹ, đôi khi nôn ói.
Mặt khác, xét theo nguyên nhân gây bệnh, viêm tai trong có thể chia thành 2 dạng chính với các triệu chứng cụ thể, bao gồm: viêm tai trong do virus và viêm tai trong do vi khuẩn. Cụ thể hơn:
- Viêm tai trong do virus: Phần lớn các đối tượng bị viêm tai trong đều do bị nhiễm virus. Triệu chứng thường gặp phải có thể là chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, đôi khi bị giảm thính lực;
- Viêm tai trong do vi khuẩn: Hầu như viêm tai trong do vi khuẩn có thể có khả năng lây lan sang các khu vực xung quanh và khởi phát bệnh. Khi đó, tai trong xuất hiện mủ, đồng thời kèm theo nhiều triệu chứng khác như ù tai, suy giảm thính lực và rung giật nhãn cầu.
Khi nhận biết bản thân có những triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để có câu trả lời chính xác bản thân có bị mắc bệnh không.
Viêm tai trong có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?
Một trong những vấn đề được phần đông người bệnh quan tâm là bệnh viêm tai trong rất khó để bệnh biết ở giai đoạn nhẹ nếu không được kiểm tra tai tại phòng khám tai mũi họng. Người bệnh chỉ cảm nhận bản thân mắc bệnh khi cơn đau tai dồn dập nhiều hoặc bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.
Viêm tai trong càng kéo dài và không được điều trị triệt để càng gây ra nhiều triệu chứng bất lợi cho sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị tổn thương hệ thống tiền đình vĩnh viễn. Không những vậy, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng chóng mặt lành tính, từ đó làm gia tăng nguy cơ té ngã.
Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh viêm tai trong, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn bệnh nhẹ. Bởi việc điều trị càng sớm sẽ giúp người bệnh loại bỏ được nguy cơ tác động xấu đến chức năng nghe. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm tai trong, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra thính lực, xác định dấu rung giật nhãn cầu và phát hiện những triệu chứng bất thường. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ dị não để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tình trạng u não hay không.
Dựa vào kết quả thăm khám và triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ được ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, cho bạn một số lời khuyên trong việc chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh.
Các phương pháp điều trị viêm tai trong phổ biến và hiệu quả
Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm cũng như ngăn chặn các biến chứng có cơ hội khởi phát, người bệnh cần có những phương pháp điều trị bệnh viêm tai trong tích cực. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc Đông y hoặc tận dụng một số mẹo vặt dân gian. Cụ thể hơn:
1. Điều trị viêm tai trong bằng thuốc Tây y
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn, bệnh viêm tai trong cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Thuốc Tây y sẽ giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Từ đó, giúp người bệnh giảm thiểu những cơn đau khó chịu và tìm lại cảm giác dễ chịu, không còn bị cơn đau làm phiền.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng kê đơn điều trị bệnh viêm tai trong như:
- Nhóm thuốc kê đơn:
- Thuốc kháng viêm: Prednison hoặc Steroid;
- Thuốc trị nhiễm trùng và tiêu diệt virus: Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus;
- Thuốc cải thiện tình trạng buồn nôn: Promethazine hydrochloride, Diazepam, Lorazepam,…
- Nhóm thuốc không kê đơn:
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen hoặc Acetaminophen (Tylenol);
- Thuốc cải thiện tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn: Diphenhydramine (Benadryl).
Dù mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng có thể khiến người bệnh phải đối diện với nhiều tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Nếu không mong muốn mắc phải, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trao đổi thẳng thắn với bác sĩ các triệu chứng đã gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hơn thế nữa, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm tai trong cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người có vấn đề đường tiêu hóa
2. Dùng thuốc Đông y chữa bệnh viêm tai trong
Vì không mong muốn gặp phải những tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe, nhiều người bệnh cũng tìm đến phương pháp điều trị bệnh viêm tai trong bằng bài thuốc Đông y cổ truyền. Phương pháp này được đánh giá cao về mức độ an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và hoàn toàn phù hợp cho việc điều trị lâu dài.
Theo quan niệm của Đông y, nhiệt độc và phong độc ứ trệ sinh ra huyết hư tụ ở tai và gây ra tình trạng viêm nhiễm khu vực bên trong tai. Từ đó, gây ra các cơn đau nhức khó chịu và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.
Về nguyên tắc điều trị, loại bỏ triệu chứng của bệnh thông qua việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát trở lại. Phần lớn, bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm tai trong thường quy tụ nhiều vị thuốc khác nhau. Chúng vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa giúp bảo vệ gan thận khỏi các tác nhân gây hại.
Tuy nhiên, công dụng của bài thuốc thường khá chậm và cần nhiều thời gian để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định. Không những vậy, tính hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh tình cụ thể. Các đối tượng có thể trạng yếu kém thì thời gian điều trị bệnh viêm tai trong bị kéo giãn. Vì thuốc Đông y không đem lại hiệu quả tốt bằng thuốc Tây y.
3. Tận dụng mẹo vặt dân gian hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm tai trong
Đối với các trường hợp cấp tính, bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tận dụng một số mẹo vặt trong dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là phương pháp điều trị sử dụng chủ yếu các nguyên liệu từ thiên nhiên mang bản chất lành tính, an toàn nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thực hiện tại nhà:
– Trị viêm tai trong bằng lông nhím:
Có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ khi nói đến việc sử dụng lông nhím để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm tai trong. Mẹo vặt này không chỉ lại giúp loại bỏ cảm giác đau rát vùng tai mà còn mang lại cảm giác dễ chịu. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị một vài nhánh lông nhím, đem rửa sạch rồi sao vàng;
- Tiếp đến, tiến hành xay nhuyễn nguyên liệu thành bột mịn rồi cho một lượng vừa đủ vào trong một tờ giấy nhỏ, cuộn lại bằng kích thước của lỗ hai;
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ rồi đút cuộn giấy vào trong, tiến hành thổi bột từ từ vào sâu bên trong;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng kiên trì liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ ràng.
– Dùng phèn chua chữa viêm tai trong:
Trong Đông y, phèn chua mang bản chất của vị thuốc có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau rát, sát khuẩn và chống viêm. Không những vậy, trong phèn chua còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng cải thiện tình trạng chảy máu và chảy dịch trong tai hay các vấn đề liên quan đến thính giác.
Để khắc phục triệu chứng của bệnh viêm tai trong bằng phèn chua, người bệnh có thể kết hợp nguyên liệu này cùng với ngũ bột tử để gia tăng công dụng. Khi mọi nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng, bạn có thể bắt tay vào thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Cho phèn chua và ngũ bột từ lên một miếng sắt rồi đặt lên bếp, đun nhỏ lửa để làm tan. Đồng thời, tiến hành quyện đều để tạo hỗn hợp đồng nhất rồi tắt bếp;
- Để hỗn hợp nguội dần rồi tiến hành nghiền nát và cất trữ vào trong hũ thủy tinh để sử dụng dần;
- Mỗi lần sử dụng, cho lượng thuốc vừa đủ vào trong tờ giấy nhỏ, cuộn nhỏ lại vừa với ống tai;
- Người bệnh nằm nghiêng sang một bên, đồng thời hướng khu vực tai bị viêm ra bên ngoài. Đặt cuộn giấy có chứa hỗn hợp vào trong hốc tai rồi tiến hành thổi nhẹ;
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện kiên trì trong 3 ngày liền để cảm nhận sự thay đổi.
– Bí kíp chữa viêm tai trong bằng bài thuốc từ lá sống đời:
Thêm một cách trị viêm tai trong khác cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm là việc điều trị bằng lá cây sống đời. Trong một số tài liệu y học hiện đại cho biết, trong lá cây sống đời có chứa thành phần hoạt chất mang bản chất dược tính. Trong đó có thể kể đến axit hữu cơ, hợp chất phenolic, glycozit flavonoid,… Những dưỡng chất này có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm tai trong gây ra.
Người bệnh có thể tham khảo cách sử dụng lá cây sống đời chữa viêm tai trong theo công thức sau:
- Đem 1 – 2 lá cây sống đời tươi ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào cối tiến hành giã nát, sau đó lọc lấy phần nước và loại bỏ phần nước cốt;
- Dùng tăm bông sạch thấm lấy nước cốt lá sống đời rồi đặt vào trong hốc tai bị viêm nhiễm;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Đa phần, các mẹo vặt dân gian chữa viêm tai trong chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng điều trị nguyên căn. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng. Bên cạnh đó, các trường hợp bị viêm tai trong mãn tính không nên áp dụng vì hiệu quả của phương pháp này không mang lại hiệu quả điều trị cao.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai trong tái phát
Chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, viêm tai trong là bệnh lý do vi khuẩn gây ra và không phải là bệnh truyền nhiễm nên chúng không có khả năng lây lan bệnh từ người này sang người khác. Đối với các đối tượng mắc bệnh, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ hay áp dụng mẹo vặt dân gian, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý để phòng tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
- Chườm ấm vào khu vực tai bị viêm, đồng thời cần súc miệng bằng nước muối thường xuyên nhằm vệ sinh ống tai;
- Hạn chế việc nghe nhạc bằng tai phone. Nếu thực sự cần thiết, chỉ nghe trong khoảng thời gian ngắn với âm lượng vừa đủ;
- Tránh lấy ráy tai quá thường xuyên cũng không nên đút những vật nhọn vào trong lỗ tai. Điều này sẽ làm tổn thương lớp bì bên trong tai và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức để không khiến bệnh trở nặng;
- Hạn chế mắc phải các bệnh về đường hô hấp bằng cách giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường;
- Tuyệt đối không nên bơi hoặc tắm tại các nguồn nước không đảm bảo độ vệ sinh;
- Nếu không may nước lọt vào bên trong tai, bạn nên tìm cách đẩy chúng ra bên ngoài. Một mẹo vặt dân gian khá hiệu quả để đẩy nước bên trong tai là cho một ít nước vào phần tai có nước, ngả người về phía ngược lại để nước chảy ra ngoài;
- Không nên dùng chung với một số vật dụng cá nhân của người đang mắc bệnh đường hô hấp;
- Từ bỏ thói quen hút nhiều thuốc lá cũng như hạn chế tiếp xúc thường xuyên với khu vực có nhiều khói thuốc lá;
- Xây dựng thực đơn ăn uống đảm bảo các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch;
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để tiêm vắc xin chống lại liên hợp phế cầu khuẩn và vắc xin cúm. Việc tiêm đủ vắc xin sẽ giúp trẻ loại bỏ nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các bệnh thuộc đường hô hấp khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm tai phong là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Viêm tai trong không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu được quan tâm và xử lý kịp thời. Để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe tại địa chỉ y tế tai mũi họng uy tín. Đồng thời, trao đổi thẳng thắng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe đang mắc phải.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Ngày Cập nhật 07/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!