Viêm VA Độ 3: Biểu Hiện Nhận Biết Và Hướng Điều Trị
Khi viêm VA phát triển đến mức độ 3 thì kích thước lympho quá lớn sẽ đè lên khẩu cái và gần như che lấp toàn bộ mũi sau. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quá trình hô hấp. Không những vậy, nếu không sớm điều trị sẽ khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Nắm rõ được một số thông tin về bệnh viêm VA độ 3 sẽ giúp người bệnh có phác đồ điều trị và biện pháp chữa bệnh phù hợp.
Viêm VA độ 3 là gì? – Tìm hiểu những thông tin cần biết
VA là một cấu trúc lympho nằm ở vòm họng. Bộ phận này đóng vai trò nhận biết các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng rồi tự phát sinh các miễn dịch để chống cự lại. Vì “làm việc” quá mức có thể dẫn tới viêm mô VA, khiến chúng bị sưng phồng lên và gia tăng kích thước lạ thường. Thông thường, tình trạng viêm nhiễm VA ở mức độ cấp tính sẽ thuyên giảm nhanh chóng sao khoảng 7 – 10 ngày điều trị.
Tuy nhiên, khả năng bệnh viêm VA tái phát trở lại nhiều lần là khá cao. Các chuyên gia tai mũi họng đã phân chia tình trạng viêm VA thành 4 mức độ tương ứng từ nhẹ đến nguy hiểm dần. Đối với các trường hợp nhẹ (độ 1 và độ 2) thường không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn (độ 3), bệnh tình sẽ phát sinh các biểu hiện đặc trưng và chúng tác động không hề nhỏ đến sức khỏe tổng thể.
Viêm VA độ 3 là trường hợp nặng của bệnh viêm VA cấp tính. Ở giai đoạn này, bệnh không có dấu hiệu chuyển biến phức tạp mà việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết viêm VA độ 3
Khi tình trạng viêm nhiễm VA phát triển đến độ 3, lúc này kích thước của khối lympho cũng tăng dần kích thước, đè lên cửa khẩu cái và gần như che lấp hết mũi sau khoảng 50 – 75%. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển không khí để vận hành cơ thể. Nghiêm trọng hơn, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 4, gây ra tình trạng nghẹt thở hoàn toàn nên chỉ thở được bằng miệng.
Ngoài việc tăng kích thước và tình trạng khó trở, vẫn còn nhiều dấu hiệu kèm theo khi người bệnh bị viêm VA độ 3, như:
- Sốt cao từ 38 – 39 độ C, thậm chí có thể lên tới 40 độ C;
- Thở khò khè, khó thở, đôi khi chỉ thở được bằng miệng;
- Hơi thở có mùi hôi nhẹ;
- Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu ở dạng hơi lỏng và màu trắng, về sau chuyển đục, sánh lại, có màu xanh hoặc vàng;
- Giọng nói thay đổi, nói bằng giọng mũi;
- Cơn ho xuất hiện tần suất nhiều hơn, ho dai dẳng có kèm đờm;
- Suy giảm thính giác và khứu giác;
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể;
- Ăn bị đau, ăn không ngon, chán ăn dẫn đến sụt cân.
Mặt khác, khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành soi mũi trước, khám tai, khám khoang miệng và nhận thấy các triệu chứng sau:
- Sưng hạch góc hàm;
- Lớp niêm mạc bị sưng đỏ;
- Khe mũi, hốc mũi động nhiều dịch;
- Màng nhĩ tai lõm vào hoặc sẹo, có màu hồng do bị sung huyết;
- Nhiều mủ ở hốc mũi, phù nề niêm mạc mũi và phù nề cuốn mũi dưới. Khi tiến hành hút hết chất mủ nhầy, làm co niêm mạc có thể thấy khối sùi đỏ, nhiều khói có kích thước to bằng hạt đậu ở thành sau họng.
Viêm VA độ 3 có thật sự nguy hiểm không?
Viêm nhiễm VA ở mức độ 3 là tình trạng bệnh đã tiến triển nặng của viêm nhiễm VA cấp tính. Khi ở giai đoạn này, bệnh không chỉ ra nhiều triệu chứng tác động khá lớn đến sức khỏe của người bệnh mà còn có khả năng bệnh dễ tái phát trở lại sau khi điều trị.
Mặt khác, viêm VA là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 4 – 7 tháng tuổi và 5 – 7 năm tuổi. Sức đề kháng của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu chưa thực sự khỏe mạnh nên khi bị viêm VA độ 3 trẻ rất dễ bị đuối sức và cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Không những vậy, nếu trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến tổn thương não, kèm theo đó là những cơn co giật, người lờ mờ, nguy hiểm hơn là hôn mê.
Thêm nữa, bệnh viêm VA cấp tính ở mức độ 3 nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Trong đó có thể kể đến các biến chứng sau:
- Do kích thước của khối lympho tăng nhanh đã chèn ép lên cửa mũi sau. Điều này sẽ khiến lượng không khí vào phổi bị giảm, dẫn tới tình trạng lượng oxy không đủ để cung cấp cho não bộ;
- Vi khuẩn trú ẩn trong hốc mũi khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh và khởi sinh bệnh mũi xoang;
- Gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, điều này kéo theo tình trạng viêm tai giữa mủ, viêm tai giữa cấp,… Những căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng gây giảm thính lực;
- Dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm phế quản, viêm nhiễm khí quản,…
Bên cạnh đó, bệnh viêm VA độ 3 quá phát nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số hậu quả lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Thậm chí chúng có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như: thấp khớp cấp, viêm nhiễm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tấy thành bên họng hoặc hạch dưới hàm,…
Viêm VA độ 3 khi nào cần gặp bác sĩ tai mũi họng?
Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị viêm VA ở độ 3, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Dựa vào kết quả nội soi, triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ đề ra hướng điều trị tích cực. Thông thường người bệnh cần tìm gặp bác sĩ khi cơ thể có những biểu sau:
- Sốt cao trên 38 độ C và không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt;
- Dịch mũi ngày một nhiều, ở dạng hơi đặc, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu;
- Khó thở, thở khò khè, chủ yếu thở bằng miệng và ngủ ngáy;
- Bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm dù có những biện pháp khắc phục tại nhà.
Phương pháp điều trị viêm VA độ 3 hiệu quả nhất
Khi nhận biết được tầm nguy hiểm của bệnh viêm VA độ 3, các đối tượng mắc phải tuyệt đối không được chủ quan, thay vào đó cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh nên chủ động thăm khám nếu nghi ngờ bản thân bị viêm VA từ những giai đoạn đầu, bởi lúc này việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Đối với trường hợp viêm nhiễm VA độ 3, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sau khi chẩn đoán bệnh có thể chỉ định người bệnh điều trị nội khoa thông qua việc dùng một số loại thuốc Tây y ở dạng thuốc uống, thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi. Thông thường, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh Erythromycin hoặc Amoxicillin để dùng trong khoảng 7 – 10 ngày. Nếu sau 3 ngày, cơ thể không đáp ứng được thuốc Cefaclor hoặc Cefuroxim có thể đổi sang dùng thuốc.
Trên thực tế, đây đều là những loại thuốc điều trị nguyên căn bệnh. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc loãng đờm, thuốc tăng cường sức đề kháng,… Để tránh gặp phải những tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Mặt khác, đối với các trường hợp mắc bệnh viêm VA độ 3 không có dấu hiệu thuyên giảm sau lộ trình điều trị nội khoa, bác sĩ tai mũi họng có thể chỉ định nạo VA. Đây là phương pháp điều trị không quá phức tạp, người bệnh không nhất thiết phải nhập viện để điều trị. Nạo VA không chỉ giúp loại bỏ khối lympho chèn ép đường thở mà còn giúp phòng ngừa một số biến chứng có khả năng xảy ra.
Hiện nay, với nền y học ngày càng phát triển, có nhiều phương pháp nạo VA không đau, ít chảy máu, vết thương mau lành và ít gây ra biến chứng. Đồng thời, giúp người bệnh chấm dứt các biểu hiện khó chịu. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian nạo VA, bệnh tình có thể tái phát trở lại. Chính vì vậy, để tránh gặp trường hợp này, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và lối sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám kịp thời khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ.
Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát viêm VA sau khi điều trị
Xuyên suốt quá trình điều trị bệnh viêm VA độ 3, ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần quan tâm và chú ý nhiều đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Một lối sống khoa học không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện rủi ro hoặc phòng ngừa tái phát trở lại sau khi được điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Luôn giữ cho răng miệng được sạch sẽ thông qua việc vệ sinh mỗi ngày. Nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối sau khi đi ngủ;
- Giữ cho không gian ở tình trạng thoáng mát, sạch sẽ. Nếu có điều kiện nên làm ẩm không khí để phòng tránh hiện tượng khô miệng;
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là các loại rau xanh, hoa quả tươi, thịt nạc, cá, sữa,… Đồng thời, cần tránh ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ;
- Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, loãng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, cơm nhão,…;
- Uống đủ lượng nước để tránh cơ thể bị khô. Có thể dùng thêm các loại nước ép từ rau củ, hoa quả tươi. Loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung nước mà còn dung nạp vào cơ thể những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe;
- Hạn chế tiếp xúc với nơi đông người để phòng tránh lây bệnh hô hấp;
- Nên đeo khẩu trang để che chắn khi đi ra ngoài. Điều này còn giúp bạn tránh được các tác nhân gây hại cho sức khỏe như: khói bụi, gió lạnh, gió khô, môi trường bẩn, vi khuẩn,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm VA độ 3 và một số phương pháp điều trị tích cực. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý đang mắc phải, người bệnh nên chủ động thăm khám, chẩn đoán, từ đó có phác đồ điều trị tích cực. Đồng thời, kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh trở nặng hoặc tái phát trở lại sau khi điều trị.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Bạn đọc tham khảo thêm:
Ngày Cập nhật 06/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!