5 bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ quen thuộc
Cây chìa vôi, cây cỏ xước, cây tầm gửi, lá lốt và nhiều loại cây cỏ khác là những thảo dược được ông bà ta sử dụng khá nhiều trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Với hiệu quả điều trị khá cao, ít tốn kém lại dễ thực hiện, các bài thuốc nam dần lấy được lòng của đa số người mắc bệnh.
Tại sao nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Nam?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về xương và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe khi mắc bệnh. Đây là một bệnh lý hay gặp phải ở những người đối tượng. Nhưng hiện nay, bệnh lý đang chuyển hướng sang giai đoạn trẻ hóa. Những người trẻ tuổi có chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh dẫn đến tình trạng mắc bệnh từ khá sớm. Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, trước hết người bệnh cần tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang phải mắc. Từ đó đề ra những biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, các bài thuốc nam được khá nhiều người ưa chuộng để giúp cải thiện bệnh lý, bệnh thoát vị đĩa đệm không phải ngoại lệ. Với bản chất lành tính, ít gây tác dụng phụ, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý được nhanh chóng, bài thuốc nam còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể và thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng sử dụng.
Những bài thuốc Nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên
Những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm được chúng tôi chia sẻ dưới đây là những phương thuốc được ông bà ta lưu truyền lại và được truyền miệng hoặc qua sách vở từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người bệnh có thể tham khảo một trong những bài thuốc dưới đây để bào chế và áp dụng điều trị tại nhà.
1. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi
Trong danh cách các thảo dược chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thì không thể không nhắc đến cây chìa vôi. Đây là loại thảo dược được nhiều người dân bào chế để làm thuốc điều trị chứng đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh khác về xương khớp. Cây chìa vôi hay còn được gọi là đau xương, bạch phấn đằng hay bạch liêm. Trong Đông y, loại cây này có vị chua, đắng nhẹ, hơi the, có tính mát.
Một lưu ý khác, không sử dụng các bài thuốc từ cây chìa vôi cho phụ nữ mang thai và thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Cách số 1: Dùng thuốc sắc từ cây chìa vôi và một số loại cây khác
Nguyên liệu cần có:
- Cây chìa vôi ………….. 30 gram
- Cây cỏ xước ………….. 20 gram
- Cây tầm gửi ………….. 20 gram
- Cây dền gai …………… 20 gram
- Lá lốt ……………………… 20 gram
- Cây cỏ ngươi ………… 20 gram
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các vị thuốc vừa được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho tất cả đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 1 lít nước lọc, sắc cô đặc còn lại nửa phần;
- Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng;
- Mỗi lần sử dụng 1 phần sau mỗi bữa ăn no khoảng 30 phút, mỗi ngày sử dụng 3 lần;
- Sử dụng liên tục trong một tháng để thuốc thấm sâu vào trong cơ thể. Khi đó, bệnh lý sẽ được đẩy lùi.
Cách số 2: Cách ngâm rượu cây chìa vôi để trị chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dây chìa vôi …………… 50 gram
- Ngưu tất ………………… 40 gram
- Cẩu tích …………………. 20 gram
- Đương quy ……………… 20 gram
- Xuyên khung ………….. 10 gram
- Rượu trắng ngon …………… 1 lít
Cách thực hiện:
- Làm sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
- Cho tất cả vào trong bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 1 lít rượu trắng ngon, ngâm sau 10 – 15 ngày là có thể sử dụng;
- Mỗi lần sử dụng 1 ly rượu nhỏ (khoảng 30 ml), mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, có thể dùng trong hoặc sau mỗi bữa ăn.
2. Dùng ngải cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm không nên bỏ qua
Ngải cứu là loại thảo dược khá quen thuộc trong kho tàng các thảo dược trong tự nhiên, được bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh cho con người như đau bụng, đau họng, các bệnh lý về xương,… Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cũng chính là phương thuốc đơn giản đẩy đùi nhanh chóng các cơn đau nhức. Trong y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm nồng đặc trưng, có tính ấm. Loại thảo dược này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu, an thai và giúp điều hòa kinh nguyệt.
Với loại thảo dược này, người bệnh có thể áp dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần có:
- Lá ngải cứu …………… 250 gram
- Vỏ bưởi …………………………… 2 vỏ
- Vỏ chanh ……………. 1200 gram
- Rượu trắng ngon ……………. 2 lít
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu (trừ rượu) rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ một số tạp chất sau đó vớt ra đêm phơi khô;
- Khi khô, tiếp tục đem sao vàng rồi cho vào bình thủy tinh có nắp đậy;
- Tiếp tục cho rượu trắng vào để ngâm;
- Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát, sau 30 ngày là có thể sử dụng;
- Mỗi lần sử dụng 1 ly rượu nhỏ (khoảng 30 ml) và mỗi ngày chỉ dùng 1 lần duy nhất;
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thuốc phát huy hết công dụng.
3. Bí quyết chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột
Cây chuối hột còn gọi là cây chuối chát. Quả của cây có thể sử dụng để ăn khi chín hoặc để làm thuốc sắc cũng như thuốc ngâm rượu. Trong Đông y cổ truyền, cây chuối hột có vị chát, đắng, ít độc và có tính mát. Mặt khác, theo ngành dược lý hiện đại, loại cây ngày có chứa nhiều thành phần như: saponin, tanin, flavonoid anthocyanosid, coumarin, hợp chất uronic. Chính nhờ có những thành phần trên, cây chuối hột giúp giảm đau, kháng viêm, giải khát, thông tiểu, hoạt huyết,… góp mặt vào trong những bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, đái tháo đường, sỏi đường tiết niệu và cả bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu cần có:
- 300 – 400 gram quả chuối hột;
- 1 lít rượu trắng ngon.
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ quả chuối đã được chuẩn bị rửa thật sạch với nước, tốt hơn nếu ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ toàn bộ lớp tạp chất, mủ nhựa;
- Vớt ra và đem phơi thật khô;
- Thái thành từng lát mỏng rồi đem ngâm cùng với rượu trắng ngon trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng;
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối, trong hoặc sau bữa ăn. Mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ để uống;
- Bệnh tình sẽ dần thuyên giảm chỉ sau một tháng sử dụng kiên trì.
4. Trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc từ lá lốt được khá nhiều người chọn lựa và bào chế thuốc chữa bệnh, đặc biệt là trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng. Bởi vì, trong loại lá cây này có chứa các thành phần giúp giảm đau xương khớp, giảm đau lưng, kháng khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, loại thảo dược này còn giúp trị các chứng bệnh khác như đầy hơi, khó tiêu, lạnh bụng, nôn mửa,…
Bài thuốc số 1: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, cây xấu hổ và cây đinh lăng
- Chuẩn bị cây lá lốt, cây xấu hổ và cây đinh lăng mỗi vị 30 gram. Riêng cây lá lốt, bạn nên dùng cả phần thân, rễ và lá;
- Đem tất cả nguyên liệu rửa qua nhiều lần với nước lạnh để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất còn bám phải;
- Cắt thành từng đoạn nhắn và đem phơi cho héo dần;
- Cho tất cả các nguyên liệu đã được bào chế vào trong nồi nước ấm cùng với 1,5 – 2 lít nước và bắt bếp đun sôi chừng 10 – 15 phút;
- Chắc lọc lấy phần nước sắc, không sử dụng phần bã. Có thể sử dụng thuốc để thay cho nước trà;
- Mỗi ngày sử dụng một lần và nên sử dụng kiên trì để bệnh tình được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Bài thuốc số 2: Dùng lá lốt, rễ cây cỏ xước, ý dĩ và đỗ trọng chữa thoát vị đĩa đệm
- Chuẩn bị 16 gram lá lốt tươi, 300 gram rễ cỏ xước cùng với ý dĩ và đỗ trọng mỗi vị 20 gram;
- Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
- Cho tất cả vào trong nồi sắc cùng với 5 phần nước, sắc cô đặc còn lại phân nửa để dùng;
- Chắt lấy phần nước để uống, chia phần nước ra thành 3 phần nhỏ để sử dụng 3 lần trong ngày vào buổi sáng, trưa và tối;
- Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc và nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc số 3: Trị thoát bị đĩa đệm bằng lá lốt cùng với cây ngải cứu và cây chó đẻ
- Đem lá lốt, lá cây ngải cứu và cây chó đẻ với liều lượng bằng nhau rửa thật sạch với nước rồi vớt ra để ráo;
- Thái thành từng đoạn nhỏ vào cho vào máy xay sinh tố xay nát hoặc giã cho nhuyễn;
- Đổ hỗn hợp đã nhuyễn vào trong chảo nóng và sao cho nóng;
- Cho tất cả vào trong một khăn sạch và mỏng;
- Chườm nhẹ nhàng lên vị trí gây đau chừng 15 – 20 phút đến khi hỗn hợp nguội dần. Tiếp tục lấy ra sao nóng rồi lại chườm;
- Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần, và nên chườm vào thời điểm trước khi đi ngủ vào buổi tối để xoa dịu các cơn đau, giúp cơn ngủ không bị các cơn đau làm phiền.
Các đối tượng bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón, nóng trong người không được sử dụng bài thuốc từ lá lốt để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
5. Bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng là loại cây khá quen thuộc và thường mọc hoang ở những vùng đất hoang hay tại các vùng đất khô cằn. Loại cây này cũng được ông bà ta thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Trong Y học cổ truyền, cây xương rồng mang tính chất hơi độc, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trị mụn nhọt, đau nhức dây thần kinh, trị đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, trong nền y học hiện đại, trong phần thân và phần nhựa cây có chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Chính vì những điều đó, sử dụng cây xương rồng để trị thoát vị đĩa đệm là phương thuốc rất hoàn hảo cho các đối tượng đang mắc phải.
Dùng cây xương rồng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được thực hiện theo công thức sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng bẹ cùng với các loại nguyên liệu khác, với liều lượng bằng nhau như: dây tơ hồng, cây cúc tần, cây ngải cứu;
- Lá xương rồng cần loại hết phần gai và ngâm trong dung dịch nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vi khuẩn;
- Các nguyên liệu còn lại cũng được làm sạch rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho tất cả các nguyên liệu vào trong chảo nóng để sao vàng và nóng đều;
- Để nguyên liệu nguội dần rồi cho tất cả vào 2 – 3 túi chườm nóng để sử dụng;
- Đặt trực tiếp túi chườm vào vùng đau nhức để đoạn cột sống cho đến khi thuốc nguội dần;
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để rút ngắn thời gian đau nhức phần lưng và một số triệu chứng khác.
Trong quá trình bào chế xương rồng, bạn nên cẩn thận với phần nhựa có trong xương rồng, phần nhựa này có thể gây nên bỏng và làm lại đến sức khỏe. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý khi để phần nhựa cây xương rồng tiếp xúc trực tiếp với mắt và da.
Một số lưu ý khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc nam gia truyền
Bên cạnh việc lựa chọn bài thuốc nam phù hợp để trị thoát bị đĩa đệm, người sử dụng cần lưu ý đến một số vấn đề sau trong suốt quá trình điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Những bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ mang tính chất truyền miệng và hiện nay chưa được ghi nhận vào sổ sách nào;
- Bài thuốc nam thường phát huy công dụng chậm hơn so với các loại thuốc khác. Chính vì vậy, người bệnh nên sử dụng trong thời gian dài để thuốc phát huy hết công dụng;
- Bài thuốc nam chỉ là phương pháp hỗ trợ bệnh lý và chỉ có tác dụng đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ. Ở những mức độ nặng, thuốc có thể phát huy công dụng nhưng ở thường phát huy chậm hoặc không có tác dụng cải thiện bệnh lý;
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời các bài thuốc nam với các phương thuốc khác. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết;
- Nếu gặp phải một số trường hợp ngoài ý muốn như: nôn, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt,… trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc nam, bạn nên tạm ngưng sử dụng thuốc một thời gian và chỉ trở lại sử dụng khi bệnh lý đã lành ổn định.
Thực chất, chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc nam có nguồn gốc từ các cây cỏ trong tự nhiên chỉ là phương pháp hỗ trợ trong việc cải thiện bệnh lý và tác dụng của chúng mang lại thường chậm hơn so với các phương thuốc khác. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn các bài thuốc nam để đẩy lùi các tình trạng đau nhức. Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám để được các bác sĩ đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Ngày Cập nhật 08/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!